CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
3.3. Đảng bộ quận Thủ Đức lãnh đạo công tác giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2009 – 2013
3.3.2. Thực trạng giảm nghèo, tăng hộ khá
3.3.2.1. Mục tiêu, lộ trình giảm nghèo, tăng hộ khá a. Mục tiêu:
Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của quận Thủ Đức giai đoạn 2009 – 2015 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu cơ bản sau:
Tạo sự chuyển biến tích cực hơn về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của các bộ phận dân nghèo. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giảm hộ nghèo theo hướng tiếp cận chuẩn nghèo trong khu vực và thế giới, chống tái nghèo và tăng dần hộ khá nhằm thu hẹp hơn nữa khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các tầng lớp và các nhóm dân cư trong xã hội.
Đạt kết quả cao trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người dân trên địa bàn quận đều được đáp ứng nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở;
Được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành, được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động, vươn lên trong cuộc sống.
Về mức chuẩn nghèo giai đoạn 2009 – 2015 được xác định theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người là 12 triệu đồng/ người/ năm trở xuống.
b. Lộ trình và chỉ tiêu cụ thể:
Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của quận Thủ Đức giai đoạn 2009 – 2015 được thể hiện theo phương thức: Vừa thập trung nâng dần mức thu nhập của hộ nghèo trong chuẩn lên theo từng năm để tạo tích lũy; Vừa tác động tích cực vào nhóm hộ trên 10 -12 triệu đồng/ người/ năm để vượt chuẩn nghèo giai đoạn 3, trở thành hộ khá với lộ trình 3 bước và được dự tính như sau: Trong điều kiện kinh tế thành phố tăng ổn định, phấn đấu đến 2015 hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 14,44% xuống còn khoảng 1,21% tổng số hộ dân [115, tr. 2]. Chia là 3 bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện trong 2 năm: 2009 – 2010
Phấn đấu đến 2010 không còn hộ nghèo mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm.
Nâng thu nhập lên 8 triệu đồng đối với nhóm hộ có thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống: 2.900 hộ (2009: 1.200 hộ; 2010: 1.700 hộ).
Nâng thu nhập lên trên 10 triệu đồng đối với nhóm hộ có thu nhập trên 8 triệu – 10 triệu đồng/người/năm: 2000 hộ (2009: 600 hộ; 2010: 1.400 hộ).
Nâng thu nhập vượt trên 12 triệu đồng/người/ năm: 700 hộ [115, tr. 3].
Bước 2: Thực hiện trong 2 năm 2011- 2012
Nâng thu nhập lên trên 8 triệu đồng đối với nhóm hộ có thu nhập từ 8 triệu đồng/người/năm trở xuống: 2.378 hộ (2011: 1.700 hộ; 2012: 678 hộ, để không còn hộ nghèo mức thu nhập từ 8 triệu đồng/ người/ năm trở xuống).
Nâng thu nhập lên trên+ 10 triệu đồng đối với nhóm hộ có thu nhập trên 8 triệu – 10 triệu đồng/người/năm: 2.900 hộ (2011: 1.400 hộ; 2012: 1.500 hộ).
Nâng thu nhập vượt trên 12 triệu đồng/người/năm: 2000 hộ [115, tr.3].
Bước 3: Thực hiện trong 3 năm 2013 – 2015
Nâng thu nhập lên trên 10 triệu đồng đối với hộ có thu nhập trên 8 triệu - 10 triệu (2013: 1.500 hộ; 2014: 747 hộ - để không còn hộ nghèo mức thu nhập từ 10 triệu đồng/người/năm trở xuống).
Nâng thu nhập vượt trên 12 triệu đồng/người/năm: 4.400 hộ (2013: 1.400 hộ;
2014: 1.500 hộ; 2015: 1.500 hộ).
Số hộ nghèo còn lại khoảng 749 hộ có mức thu nhập 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, chiếm tỷ lệ 1,21% tổng số hộ dân toàn quận 61.695 hộ [115, tr. 3].
Nếu điều kiện kinh tế của thành phố tăng trưởng chậm sẽ điều chỉnh theo kế hoạch của thành phố.
3.3.2.2. Các giải pháp và chính sách trợ giúp
a. Công tác tổ chức vận động, huy động các nguồn lực
Được sự hưởng ứng tích cực và thường xuyên của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân nên hàng năm kết quả vận động quỹ xóa đói giảm nghèo đều vượt kế hoạch đề ra. Từ năm 2009 đến năm 2013 tổng số tiền vận động được 2.728,841 triệu đồng, đạt tỷ lệ bình quân 121,28% kế hoạch [95, tr.2].
Đồng thời hàng năm Uỷ ban nhân dân Quận trích 5% tiết kiệm ngân sách bổ sung quỹ xóa đói giảm nghèo 300 triệu đồng. Nâng tổng nguồn quỹ đến 31/12/2013 là 14.541,438 triệu đồng. Riêng năm 2012, 2013 Quận Thủ Đức chuyên trả vốn phân bố về Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo Thành phố với số tiền 1.575,964 triệu đồng [95, tr.2].
Ngoài việc vận động, huy động nguồn vốn quỹ giảm nghèo, trong giai đoạn 3 Quận đã vận động 652 đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội, hội từ thiện… tham gia, ủng hộ hiện vật như: bàn, ghế, gạo, thực phẩm và các loại vật dụng khác… với tổng giá trị tương đương 4.086 triệu đồng và đã tổ chức trao cho 11.570 lượt hộ nghèo, cận nghèo; bên cạnh các phường còn vận động 289 tập thể, cá nhân mạnh thường quân nhận hỗ trợ, đỡ đầu mỗi tháng cho hộ nghèo già yếu neo
đơn, bệnh tật không có khả năng lao động… với số tiền 1.221 triệu đồng để hỗ trợ 422 hộ nghèo; bình quân mỗi hộ nhận từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/tháng, cá biệt có hộ được nhận từ 1 triệu đến 1,3 triệu đồng/tháng góp phần ổng định cuộc sống [95, tr. 3].
Đặc biệt năm 2012, có 8 mạnh thường quân hỗ trợ số tiền 79,942 triệu đồng để xóa nợ vay từ nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo cho 24 hộ không có khả năng chi trả nợ do bệnh tật nan y, già yếu… (phường Hiệp Bình Chánh 11 hộ/38,942 triệu đồng; Linh Trung 11 hộ/36 triệu đồng; Bình Thọ 2 hộ/ 5 triệu đồng) [95, tr. 3].
b. Công tác thực hiện các giải pháp và chính sách trợ giúp trực tiếp + Hỗ trợ từ nguồn tín dụng
- Từ nguồn quỹ giảm nghèo: (31/12/2013).
Từ năm 2009 đến năm 2013 Quận trợ vốn trực tiếp cho 4.829 lượt hộ nghèo, cận nghèo, với số tiền 49,847 triệu đồng, bình quân mỗi năm đạt 98% kế hoạch (riêng trong năm 2013 trợ vốn 1.079 hộ/12.523 triệu đồng, đạt 120,65% kế hoạch năm).
Hiện có 1.433 hộ đang vay vốn quỹ giảm nghèo, bình quân mỗi hộ vay 7,970 triệu đồng, tăng 2,121 triệu đồng/hộ so với đầu giai đoạn năm 2009.
Tổng dư nợ hiện nay: 11.422 triệu đồng, trong đó:
▪ Trong hạn: 9.381,531 triệu đồng/1.006 hộ;
▪ Gia hạn: 205,450 triệu đồng/22 hộ;
▪ Quá hạn: 1.758 triệu đồng/383 hộ, chiếm tỷ lệ 15,39% tổng dư nợ, trong đó:
Hộ khó khăn chậm trả: 151 hộ/693,485 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,07%;
Hộ dây dưa kéo dài: 185 hộ/838,124 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,34%;
Hộ mất khả năng thanh toán: 47 hộ/226,650 triệu đồng, chiếm 1,98%.
▪ Khoanh nợ: 76,870 triệu đồng/22 hộ.
Tính đến 31/12/2013 nợ quá hạn toàn quận chiếm tỷ lệ 15,39%, giảm 9,96%
so với cùng kỳ năm 2012 (25,39%).
Công tác rà soát, xét khoanh nợ, xóa nợ hàng năm được Ban giảm nghèo Quận và 12 phường thực hiện đúng quy định; riêng năm 2012 Uỷ ban nhân dân Quận đã tổng hợp hồ sơ đề nghị Thành phố cho phép khoanh nợ 18 hộ/99,450 triệu đồng và xóa nợ vốn có 6 hộ/16,110 triệu đồng [95, tr. 3].
- Qũy Quốc gia về việc làm: (Qũy 71)
Giải ngân 479 dự án của 2.084 hộ, với số tiền 38.801 triệu đồng để giải quyết việc làm cho 2.785 lao động; bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ 119,83% kế hoạch.
(Riêng năm 2013 giải ngân 120 dự án/460 hộ/8.415 triệu đồng, giải quyết việc làm 556 lao động).
Dư nợ hiện nay: 9,835 triệu đồng; trong đó, nợ quá hạn: 268 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,72% trên tổng dư nợ [95,tr. 4].
- Chương trình cho vay hộ nghèo: (Qũy 316)
Giai đoạn 2009 đến 2013, Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân 5.043 lượt hộ nghèo, với tổng số tiền 100.684 triệu đồng; dư nợ hiện nay 47.670 triệu đồng [95, tr.4].
- Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (Qũy 156):
Phối hợp Ngân hàng Chính sách – Xã hội thẩm định và tổ chức phát vay 203 dự án/457 hộ với số tiền 11.749 triệu đồng để giải quyết việc làm cho 1.052 lao động (Riêng năm 2013 giải ngân 60 dự án/116 hộ/2.999 triệu đồng/283 lao động).
Dư nợ hiện nay 3.915 triệu đồng; trong đó, nợ quá hạn 345 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,81% [95, tr. 4].
- Vốn tín dụng đoàn thể:
Qũy tín dụng phụ nữ đã hỗ trợ 107 nhóm với 843 lượt chị em vay/ 3.141,310 triệu đồng; bên cạnh đó Hội tiếp tục duy trì tìm việc làm thêm tại nhà Trường Thọ), đan len, cắt chỉ, xếp hộp... giúp gia đình tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Qũy hộ trợ nông dân đã hỗ trợ 1.168 lượt hộ/16.818 triệu đồng từ nguồn vốn Thành phố và Quận, trong đó nhiều hộ nghèo quá khó khăn được hỗ trợ vay vốn làm ăn không tính lãi.
Qũy CEP cho vay vốn 52.362 lượt người vay, với số tiền 541.625 triệu đồng.
Dư nợ 69.555 triệu đồng [95, tr. 4].
Nhìn chung, các nguồn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Qũy Quốc gia về việc làm và Tín dụng của các Đoàn thể trong thời gian qua đã góp phần tích cực hỗ trợ vốn kịp thời để hộ nghèo, hộ cận nghèo sản xuất, kinh doanh, buôn bán làm ăn ...., giúp hộ nghèo bền vững.
+ Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm
- Đào tạo nghề: là mục tiêu quan trọng và mang tính căn cơ giúp người nghèo, người lao động vượt nghèo một cách bền vững; do vậy, ngoài việc trợ vốn để các hộ tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập cho gia đình, quận luôn quan tâm đến các công tác đào tạo nghề nhằm giúp người lao động nghèo có một nghề ổn định. Từ năm 2009 đến 2013 phối hợp với các trường đào tạo nghề đã tỗ chức dạy nghề cho 674 lao động, trong đó có 81 lao động đào tạo nghề theo Quyết định 1956 (đào tạo nghề cho lao đọng nông thôn) [95, tr. 4].
- Công tác giới thiệu, giải quyết việc làm:
Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Trung cấp nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh, Ban ngành Đoàn thể và UBND 12 phường giới thiệu và giải quyết việc làm cho 68.714 lao động, bình quân mỗi năm đạt 111,77% kế hoạch đề ra; trong đó có 4.211 lao động thuộc đối tượng hộ nghèo và 266 lao động diện Bộ đội xuất ngũ [95, tr. 5].
- Công tác xuất khẩu lao động:
Từ năm 2009 đến nay Quận Thủ Đức có 14 lao động đi làm việc nước ngoài, trong đó có 8 lao động nghèo làm việc thị trường Nhật bản và 1 lao động làm việc thị trường Hàn Quốc [95, tr. 5].
Nhìn chung công tác đưa lao động đi hợp tác nước ngoài còn ít, do đặc điểm lao động thuộc hộ nghèo trình độ thấp, không đủ điều kiện sức khỏe, chiều cao, một
số lao động còn hạn chế trong ý thức tổ chức, kỹ thuật và tâm lý ngại đi xa nhà của người lao động.... cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa lao động nghèo đi xuất khẩu lao động.
+ Về hỗ trợ cho lao động nghèo chuyển đổi phương tiện xe 3,4 bánh tự chế
Năm 2009 Uỷ ban nhân dân Quận duyệt chi hỗ trợ ban đầu cho 54 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2) chuyển đổi ngành nghề xe 3,4 bánh tự chế, mức hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ, với tổng số tiền là 378 triệu đồng (trong đó chi từ Ngân sách quận 270 triệu đồng, từ quỹ Vì người nghèo là 108 triệu đồng) và 01 hộ nghèo- Phường Linh Đông được UBND Thành phố cấp 01 xe Hon da Wave alpha để chuyển đổi phương tiện xe 3 gác), song song đó Ban giảm nghèo Quận và 12 phường kịp thời hỗ trợ vốn vay từ nguồn quỹ Giảm nghèo cho 15 hộ nghèo với số tiền 479 triệu đồng và Ngân hàng Chính sách – Xã hội giải ngân vốn cho 60 hộ dân với số tiền 720 triệu đồng để chuyển đổi phương tiện xe 3,4 bánh tự chế [95, tr. 5].
+ Thực hiện các chính sách ưu đãi và an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo, hộ nghèo
* Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội:
- Chi trợ cấp khó khăn đặc biệt từ quỹ Vì người nghèo Quận và phường, với số tiền 521,6 triệu đồng cho 1.385 nhân khẩu/450 hộ (100.000 đồng/người/tháng – Năm 2011, 2012).
- Chi hỗ trợ bù giá điện cho hộ nghèo (mức thu nhập từ 8 triệu đồng/người/
năm trở xuống), với số tiền 504,750 triệu đồng /1.622 hộ.
- Chi trợ cấp khó khăn (một lần) cho hộ nghèo mức thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm, với số tiền 906,4 triệu đồng/3.264 hộ [95, tr. 5].
* Về Bảo hiểm y tế:
Từ năm 2009 đến 2013 đã cấp và vận động hộ nghèo mua 61.653 thẻ BHYT;
trong đó, cấp 44.923 thẻ BHYT cho hộ nghèo mức thu nhập dưới 8 triệu
đồng/người/năm và vận động mua 16.730 thẻ BHYT (50% mệnh giá thẻ) đối với hộ mức thu nhập trên 8 triệu đồng /người/năm [95, tr. 5-6].
* Về giáo dục:
Trong giai đoạn 3 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính Kế hoạch, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc quận và UBND 12 phường thực hiện chính sách về giáo dục cho học sinh, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo như sau:
- Miễn, giảm tiền học phí và cơ sở vật chất:
+ Diện hộ nghèo: 10.378 học sinh (trong đó có 145 học sinh, sinh viên), với tổng số tiền 2.930,754 triệu đồng.
+ Diện cận nghèo: 253 học sinh, với số tiền 37,950 triệu đồng (từ Qũy vì người nghèo hỗ trợ).
+ Diện bị thu hồi đất: 770 học sinh với số tiền 278,994 triệu đồng.
Năm học 2013-2014 Ban giảm nghèo Quận đang tổng hợp đơn đề nghị Phòng Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ.
- Hỗ trợ chi phí học tập cho 7.305 lượt học sinh với số tiền 2.469,845 triệu đồng.
- Hỗ trợ ăn trưa trẻ 5 tuổi thuộc gia đình nghèo: 161 trẻ với số tiền 169,920 triệu đồng [95, tr. 6].
c. Công tác quản lý và sử dựng các nguồn quỹ
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo chương trình Giảm nghèo Thành phố về việc tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo và quản lý chặt chẽ nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo nhằm hạn chế những sai sót trong quản lý và sử dụng quỹ. Hàng năm Uỷ ban nhân dân Quận ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm: PGD Ngân hàng Chính sách - Xã hội; Ngân hàng NN & PTNT Thủ Đức; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Ban ngành Đoàn thể Quận... Qua đó kiểm tra về tình hình quản lý và sử dụng nguồn quỹ giảm nghèo (quỹ 140); giám sát hộ sử dụng vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm (quỹ 71), quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất (quỹ 156) trên địa bàn 12 phường. Kết quả kiểm
tra việc sử dụng nguồn quỹ Giảm nghèo của 12 phường được đảm bảo, chưa phát hiện tiêu cực, thất thoát; Tuy nhiên, đối với hộ vay vốn từ nguồn quỹ Giảm nghèo, đề nghị lãnh đạo 12 phường thường xuyên theo dõi kiểm tra hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn nhằm hạn chế tình trạng tăng nợ quá hạn, sử dụng vốn không đúng mục đích, không đạt hiệu quả.
d. Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo các cấp
Tháng 7/2010 Quận và 12 phường đã củng cố và đổi tên Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm thành “Ban giảm nghèo, tăng hộ khá”; công tác kiện toàn Ban giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, kịp thời củng cố, đảm bảo tổ chức thực hiện chương trình liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, thành viên Ban giảm nghèo, tăng hộ khá; Chuyên trách từ Quận đến Phường và Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo hàng năm đều được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, nhằm trang bị kiến thức để thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả. Hiện nay cán bộ chuyên trách Giảm nghèo của 12 phường được hưởng lương theo Quyết định 174/2006/QĐ-UBND và 7 hợp đồng kế toán hưởng lương từ nguồn lãi của Qũy giảm nghèo.
Hoạt động của Tổ tự quản giảm nghèo:
Tổng số Tổ tự quản giảm nghèo hiện có là 175 tổ, tập hợp 100% hộ nghèo vào tham gia sinh hoạt tổ định kỳ hàng tháng, quý; đồng thời thực hiện chi hỗ trợ từ 100.000 đến 200.000 đồng/tháng (từ tháng 7/2013) cho Tổ trưởng tự quản giảm nghèo đang hoạt động từ nguồn lãi quỹ xóa đói giảm nghèo theo quy định Thành phố [95, tr.6]; Đồng thời, hàng năm các phường tiếp tục củng cố để hoạt động của tổ được đồng bộ và đạt hiệu quả.
Năm 2010 được sự quan tâm của UBND quận, đã duyệt cấp kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách Quận trang bị máy vi tính và máy in cho Ban Giảm nghèo 12 phường để việc theo dõi, cập nhật quản lý hộ nghèo và các chương trình nghiệp vụ giảm nghèo được kịp thời, chặt chẽ.
e. Các hoạt động giảm nghèo của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội
Hoạt động giảm nghèo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực, cụ thể:
- Hàng năm Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Ban ngành Đoàn thể; Uỷ ban nhân dân 12 phường vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp ủng hộ quà, tiền tổ chức các hoạt động chăm lo Tết nguyên đán cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ tái định cư, người dân tộc thiểu số.... được đón Tết trong không khí đầm ấm, chu đáo.
- Từ năm 2009 đên 2013 Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động quỹ Vì người nghèo hỗ trợ hộ nghèo xây dựng 123 căn nhà tình thương, số tiền 2.475,502 triệu đồng; sửa chữa chống dột 140 căn, số tiền 901,303 triệu đồng; hỗ trợ 5.363 suất học bổng, số tiền 5.724 triệu đồng; xây 12 nhà vệ sinh tự hoại, số tiền 36,722 triệu đồng; hỗ trợ mai táng phí cho hộ nghèo, hỗ trợ xe đạp, hỗ trợ học bổng học nghề giúp các em yên tâm học tập và các khoản chi phí hỗ trợ khác...với tổng số tiền 11.202 triệu đồng [95, tr. 7].
- Từ năm 2011 đến 2013 Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố và Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thủ Đức trao tặng 1.477 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo trên địa bàn quận có mức thu nhập trên 8 triệu đồng/người/năm [95, tr. 7].
- Bệnh viện Quận Thủ Đức thường xuyên nâng cao công tác khám chữa bệnh và có những ưu đãi nhằm tạo điều kiện để phục vụ tốt nhất cho người dân, đặc biệt là diện chính sách và người nghèo; Giai đoạn 3, bệnh viện tổ chức khám và điều trị bệnh cho 141.054 lượt bệnh nhân nghèo, trong đó mỗi năm miễn phí khoảng 1 tỷ đồng cho các bệnh nhân nghèo không có khả năng thanh toán tiền thuốc, viện phí [95, tr.7].
- Phối hợp Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, với chương trình Sát cánh cùng gia đình Việt đã vận động nhà tài trợ hỗ trợ kinh tế để sửa xe miễn phí, hỗ trợ xe gắn máy cũ, tặng nhớt xe, hỗ trợ tiền mặt... cho 8 hộ nghèo (phường