CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
2.4. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên khởi xướng và thực hiện có kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, là cơ sở thực tiễn quan trọng để nhân rộng ra cả nước từ năm 1998. Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá đã thực hiện hơn 23 năm và trải qua 4 giai đoạn (1992-2003, 2004-2008, 2009-2013 và 2014-2015) với 7 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và cận nghèo theo tiêu chí thu nhập cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Chương trình giảm nghèo của thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng: Từ năm 1992 đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn liên tục được kéo giảm qua từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn từ năm 1992-2003, số hộ nghèo giảm từ 121.722 hộ xuống còn 1.655 hộ; giai đoạn 2004-2008 giảm từ 89.090 hộ xuống 2.754 hộ và từ 152.328 hộ giảm xuống còn 10.322 hộ trong đoạn 2009-2013 [119].
Song song với đó, tiêu chí đánh giá hộ nghèo tại Thành phố dần được nâng cao. Từ mức xác định chuẩn nghèo thu nhập dưới 3 triệu đồng/người/năm ở các
quận nội thành và 2,5 triệu đồng/người/năm ở khu vực ngoại thành (giai đoạn 1992- 2003), đến giai đoạn 2009-2013 chuẩn nghèo của Thành phố được nâng lên ở mức thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm đối với các hộ nghèo, thống nhất cho cả khu vực nội và ngoại thành.
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, để thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo, Thành phố đã tập trung huy động nhiều giải pháp hay, nhiều cách làm hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú trọng huy động nguồn lực; đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vay vốn làm ăn. Các nguồn lực cho Chương trình giảm nghèo được Thành phố tập trung huy động từ nguồn ngân sách và từ các nguồn lực xã hội trong nước và nước ngoài.
Những thành tựu của Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá trong thời gian qua là rất quan trọng, góp phần nâng cao đời sống, chất lượng sống của nhân dân, người nghèo, cận nghèo tại thành phố. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao. Nhiều người nghèo, cận nghèo có thể thoát ra chuẩn nghèo thu nhập ở từng giai đoạn nhưng sẽ gặp khó khăn, thiếu hụt ở các chiều khác như: giáo dục, y tế, nhà ở, phương tiện đi lại...
Nhận thức tầm quan trọng của việc chuyển đổi cách tiếp cận từ đơn chiều sang đa chiều, thành phố đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nghiên cứu và xây dựng Dự án “Đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2008-2011 và Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều tại khu vực thành thị” giai đoạn 2012-2016. Thành phố tiếp cận nghèo đa chiều nhằm đảm bảo 4 mục tiêu cơ bản là đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách và xây dựng chính sách giảm nghèo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các Dự án, thước đo nghèo đa chiều tại thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất 5 chiều gồm: giáo dục và đào tạo, y tế, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin cùng 11 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt của các chiều nghèo với tổng điểm 100 (gồm:
trình độ giáo dục của người lớn (10 điểm), tình trạng đi học của trẻ em (10 điểm), trình độ nghề (10 điểm), tiếp cận các dịch vụ y tế (10 điểm), bảo hiểm y tế (10
điểm), việc làm (10 điểm), bảo hiểm xã hội (10 điểm), nhà ở (10 điểm), nguồn nước sinh hoạt (10 điểm), sử dụng viễn thông (5 điểm), tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (5 điểm)). Ngưỡng thiếu hụt các chiều nghèo của hộ dân là từ 40 điểm trở lên [118].
Với cách tiếp cận đa chiều giúp xác định các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên chính sách; chính sách hỗ trợ cần mở rộng các đối tượng nghèo đa chiều không nằm trong danh sách nghèo thu nhập; tiếp cận nghèo đa chiều cho phép linh hoạt trong ưu tiên chính sách hỗ trợ tại các địa phương; thay đổi trong hoạch định chính sách, lập kế, phân bổ ngân sách và tổ chức thực hiện...
Như vậy, quá trình thực hiện giảm nghèo trên địa bàn Thành phố có ý nghĩa rất lớn: một bộ phận người trong chương trình đều có ý thức được giá trị của mình trong việc tự phấn đấu vượt nghèo; người sau khi được chương trình hỗ trợ vượt nghèo, tiếp tục đồng hành, chung sức với thành phố giúp lại những người khó khăn hơn mình. Nhiều cán bộ công chức, giáo viên, bác sĩ… đã dành một phần thu nhập của mình để giúp người nghèo, hỗ trợ học bổng cho học sinh.
Trong thực hiện chương trình giảm nghèo, hầu như cả hệ thống chính trị của các địa phương đều vào cuộc.
Nhiều tổ chức đảng ở khu phố, ấp, xã, phường, thị trấn, phân công đảng viên thực hiện theo Quy định 10453-QĐ/TU của thành ủy gần dân, sát dân, chủ động giúp dân tốt hơn. Mô hình chi bộ, đảng viên trợ giúp hộ nghèo đã tạo nên một sức sống của tổ chức cơ sở đảng, thể hiện rõ nét vai trò tiên phong, gương mẫu, hạt nhân của tổ chức đảng và của người đảng viên tham gia công tác giảm nghèo; tăng cường mối quan hệ mật thiết, máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, giữa cán bộ đảng viên với Nhân dân. Những thành tựu trong thực hiện chương trình giảm nghèo của thành phố đáng tự hào, đáng trân trọng.
* Các văn bản về chương trình XĐGN tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thông báo số: 23/TB – TU ngày 20 tháng 02 năm 1992 của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức triển khai chương trình phấn đấu thu hẹp và từng bước xóa hộ nghèo đói ở nông thôn.
- Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 03 tháng 04 ngày 1992 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc giải quyết tình hình nghèo đói ở nông thôn ngoại thành.
- Thông báo số 58/TB – TU ngày 15 tháng 7 năm 1992 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo.
- Quyết định số 539/QĐ-UB ngày 03 tháng 4 năm 1992 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xóa nghèo đói ở nông thôn.
- Quyết định số 1178/QĐ-UB-NC ngày 03 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cho phép thành lập bộ phận chuyên trách thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố.
- Quyết định số 21/QĐ-UB-NC ngày 23 tháng 01 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố về thay đổi nhân sự Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo thành phố.
- Quyết định số 1346/QĐ-UB ngày 29 tháng 03 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về hợp nhất 03 Ban chỉ đạo của thành phố và đổi tên thành Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố.
- Quyết định số 145/QĐ-UB ngày 25 tháng 05 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phê duyệt chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo thành phố giai đoạn 2 (2004 – 2010).
- Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Đổi tên “Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố” thành “Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố”
- Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009-2015.
- Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chuẩn nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 3 (2009-2015).
- Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 08 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chuẩn hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012-2015.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2014-2015;
- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố giai đoạn 2014-2015.
Tiểu kết chương 2
Vấn đề đói nghèo diễn ra ở bất kỳ mỗi quốc gia tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện khác nhau, bản thân nghèo đói cũng bao hàm mức độ khác nhau. Với cách tiếp cận khác nhau về thiếu thốn sẽ quyết định ngưỡng nghèo khác nhau. Quan niệm đói nghèo của từng quốc gia hay từng vùng nhóm cư dân, nhưng nhìn chung tiêu chí xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người trong cuộc sống hằng ngày. Sự khác nhau duy nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp, mà điều này phụ thuộc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục, tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Đói nghèo là một khái niệm động, thay đổi theo thời gian và không gian. Từ phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu, dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình để nói lên ý nghĩa của việc xác định là cần xác định đối tượng cần trợ giúp, hoạch định chính sách và cách giải pháp trợ giúp, tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp.
Từ việc xác định chuẩn nghèo của nước ta qua các giai đoạn cho thấy chuẩn nghèo nước ta luôn có xu hướng tăng dần. Một mặt nó phản ánh sự tăng lên thu nhập bình quân đầu người, có thể giảm thiểu tỷ lệ nghèo đói ở một mức độ nào đó.
Nhưng mặt khác lại cho thấy sự giảm đi của giá trị tiền tệ ở Việt Nam và điều này cũng lý giải vì sao Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Cũng từ việc trên, từ các chuẩn nghèo áp dụng đồng nhất cho cả nước căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế,
xã hội kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo mà các tỉnh thành phố có thể nâng chuẩn nghèo so với chuẩn quốc gia. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quan điểm, chủ trương về xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của nhà nước dựa vào công cuộc của các đoàn thể chính trị xã hội. Sự nỗ lực của toàn dân nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”. Từ những quan điểm trên Đảng và nhà nước đưa ra chủ trương và chính sách, nhận thức được nguyên nhân bản chất của đói nghèo là trở ngại đối với phát triển xã hội. Việt nam đã đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo và xem đó là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Do đó Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Ngoài chủ trương chính sách cụ thể Đảng và Nhà nước đã tiến hành huy động nguồn lực vật chất trong xã hội kêu gọi sự ủng hộ cá nhân vv... Ngoài ra các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… cũng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo bằng hình thức khác nhau, ngoài ra có cả sự đóng góp của nhiều quốc gia, nhiều nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Từ một số văn bản pháp lý về chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung ương, từ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Đảng bộ quận Thủ Đức nói riêng cũng hòa mình trong bối cảnh và thực hiện chính sách chủ trương trên cùng với việc đưa ra cụ thể văn bản pháp lý quy định về chương trình xóa đói giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, tại quận Thủ Đức.
CHƯƠNG 3