Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đảng bộ quận thủ đức lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1997 2013 (Trang 43 - 53)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo

Ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Chính phủ cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa mới thành lập, ngày đêm phải chăm lo chống thù trong, giặc ngoài, nhưng vẫn giành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xóa đói. Người kêu gọi toàn dân và Chính phủ tập trung toàn bộ lực lượng để chống ba thứ giặc, đó là: “Giặc đói, giặc dốt, giặc

ngoại xâm”. Trong đó, giặc đói được Người đặt lên hàng đầu, đây cũng chính là lý do ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”: “Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân chứng không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Trong bài phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kiến quốc ngày 10-1-1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhấn mạnh đến bổn phận của Nhà nước phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và việc học hành. Người nói:

“Chúng ta dành được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập tự do cũng không là gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no, mặc đủ.

Chúng ta phải thực hiện ngay:

1- Làm cho dân có ăn, 2 - Làm cho dân có mặc, 3- Làm cho dân có chỗ ở, 4 - Làm cho dân có học hành.

Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân ta xứng đáng với tự do độc lập” [42, tr.152].

Tuân theo lời chỉ giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta thì vấn đề xóa đói giảm nghèo trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, một sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cao cả mang tính nhân văn sâu sắc, một trọng điểm trong sự phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước ta hiện nay và cả sau này.

2.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm nghèo

Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của

toàn dân, nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo là nội dung được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng:

Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng chỉ rõ: Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng hội tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép. Do đó, Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để lãnh đạo, tổ chức nhân dân dấy lên phong trào XĐGN, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ những người khó khăn cơ nhỡ, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội ngang nhau về giáo dục, y tế, tín dụng... trong quá trình phát triển đất nước.

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII (6-1993) đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành một chủ trương chiến lược, nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Trong Nghị quyết Hội nghị đã chỉ rõ: “Trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn. Hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế. Phấn đấu tăng số hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo” [29, tr.73-74.].

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1/1994) đã chỉ rõ: “… tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN. Coi một bộ phận dân cư giàu là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời, có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự mình vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả” [28, tr.47].

Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung

của đất nước; đề ra Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 – 2000 cùng với 10 Chương trình kinh tế - xã hội khác. Chương trình “Về xóa đói giảm nghèo” được coi là một trong những chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Đảng chủ trương “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư” [23, tr.92] được cụ thể hoá thành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000. Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 -Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mục tiêu chính của Chương trình này là hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế.... tại 1715 xã nghèo nói trên. Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạt được, tăng khả năng bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX (4/2001) của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập… Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo” [24, tr.88].

Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng chỉ rõ: “Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách....Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội” [25, tr.77-78].

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị” [26, tr.

124-125]. Chỉ tiêu phấn đấu cụ thể: “Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm” [26, tr.33]; dựa trên cơ sở sự định hướng chiến lược “Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư” [26, tr. 79].

Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đọan 2011 – 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện:

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác. Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy

động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả…[5, tr.59].

Như vậy, từ những quan điểm trên, chúng ta có thể rút ra một số quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo là:

Thứ nhất, xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn xã hội, mà trước hết là sự nỗ lực của chính người nghèo.

Thứ hai, xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội;

khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư.

Thứ tư, thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả.

XĐGN, khắc phục dần khoảng cách giàu nghèo là một cuộc cách mạng mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN mà chúng ta lựa chọn.

2.3.3. Một số chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Do đó, Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói, giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo. Trong đó phải kể tới Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, kể từ khi hình thành mục tiêu quốc gia năm 1998, với quyết tâm trong cuộc chiến chống đói nghèo, Chính phủ Việt Nam ngày càng hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN với một hệ thống chính sách tương đối rộng. Theo nghiên cứu của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đến năm 2009, Việt Nam có 41 chính sách và dự án định hướng vào việc giảm nghèo, kể cả một số chính sách, dự án không tập trung vào giảm nghèo nhưng có tác động vào cuộc sống của người nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo [12, tr.81]. Theo Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-201” của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho tới cuối năm 2012 Việt Nam có 107 văn bản hướng dẫn các chương trình giảm nghèo (Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ Tướng, Thông tư, Quyết định của các bộ, ngành). Rà soát sơ bộ gần đây của Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói của nước Anh (Oxfam), có hơn 550 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau liên quan đến giảm nghèo (trực tiếp và gián tiếp) do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành, trong đó văn bản liên quan trực tiếp còn hiệu lực là 183 văn bản [117].

Từ một mô hình thí điểm ban đầu với tinh thần “Cộng đồng giúp người nghèo vốn và cách làm ăn”, cho đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN đã bao gồm 7 nhóm chính sách chung (chính sách về tín dụng; chính sách về dạy nghề tạo việc làm; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe; chính sách về hỗ trợ giáo dục – đào tạo; chính sách về hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở, hỗ trợ đất

sản xuất và nước sinh hoạt; chính sách về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình, khuyến nông – lâm – ngư nghiệp và xây dựng mô hình giảm nghèo;

chính sách về trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thông tin) và 3 chương trình hỗ trợ giảm nghèo đặc thù ((Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo - Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 (Chương trình 133), Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2000-2005 (Chương trình 134); Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135); Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (gọi tắt là Chương trình 30a)). Ngoài ra, còn có các chương trình khác như Chương trình cứu trợ lương thực thường niên của Chính phủ thực hiện thường xuyên hàng năm; Chương trình định canh định cư… đặc biệt, việc hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN đã tạo đà để Việt Nam đạt được những thành tựu lớn về XĐGN.

* Một số văn bản pháp lý về chương trình XĐGN của Trung ương - Quyết định 202/TTg (1993) của Thủ tướng Chính phủ về công tác định canh, định cư, gắn với việc giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi từ đó.

- Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 29-11-1997 về lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.

- Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23-7-1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998-2000 (gọi tắt là Chương trình 133).

- Công văn số 1751/LĐTBXH về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 1997 – 2000.

- Quyết định 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/2/1999 về việc phê duyệt dự án điện nông thôn.

- Quyết định số 24/1999/QH về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các vùng bị lũ lụt, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ quận thủ đức lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1997 2013 (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)