CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
3.2. Đảng bộ quận Thủ Đức lãnh đạo công tác giảm hộ nghèo giai đoạn 1997 - 2008
3.2.2. Thực trạng giảm hộ nghèo
3.2.2.1. Mục tiêu, lộ trình giảm hộ nghèo a. Giai đoạn 1 (1997 - 2003)
Số hộ nghèo của Huyện Thủ Đức từ đầu ra chương trình là 4.577 hộ (chiếm 6,82% tổng số hộ dân) đến tháng 10/1996 đã bổ sung thêm 6.283 hộ, nâng tổng số hộ XĐGN của Huyện lên 10.860 hộ, chiếm 16,20%/tổng hộ dân toàn Huyện [82, tr.6].
Từ 01/4/1997, khi chia tách Huyện Thủ Đức chia thành 3 Quận, Quận Thủ Đức tiếp nhận ban đầu là 3.911 hộ đói nghèo, chiếm tỷ lệ 12,08%. Trong năm 1997, bổ sung thêm 824 hộ và đến cuối năm số hộ thoát ra khỏi chương trình là 746 hộ, còn lại 3989 hộ. Qua các đợt điều tra tiếp theo đã bổ sung 2.575 hộ (bình quân mỗi năm bổ sung 367 hộ), nâng tổng số hộ diện XĐGN là 6.486 hộ năm 2003 [82, tr.6].
Mục tiêu của giai đoạn này là xóa hộ đói, chống tái đói và giảm nghèo.
b. Giai đoạn 2 (2004-2008)
Với mức chuẩn nghèo theo tiêu chí mới của Thành phố, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/năm; Quận đã triển khai và tổ chức thực hiện lộ trình theo 2 bước:
- Bước 1 (2004-2005): Xác định tập trung hỗ trợ chăm lo số hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 4 triệu đồng/người/năm; Phấn đấu đến cuối năm 2005 quận hoàn thành cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 4 triệu đồng/người/năm [83, tr.3].
Tổng số hộ nghèo giai đoạn 2 là 5.268 hộ/44.190 hộ dân toàn Quận, chiếm tỷ lệ 11,92% (Qua thống kê cập nhật hộ nghèo đầu năm 2004), trong đó: Hộ thu nhập dưới 4 triệu đồng/người/năm là 3.502 hộ chiếm tỷ lệ 7.92%; Hộ trên 4 đến dưới 6 triệu đồng/người/năm là 1.766 hộ chiếm tỷ lệ 4% [83, tr.3].
- Bước 2 (2006-2008):
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ III (2005-2010) về Chương trình mục tiêu XĐGN, phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm.
Về tổng số hộ nghèo cuối năm 2006: 2.527 hộ, chiếm tỷ lệ 5,72% trên tổng số hộ dân (44.190), trong đó:
+ Hộ có mức thu nhập dưới 4 triệu đồng/người/năm: 40 hộ
+ Hộ có mức thu nhập trên 4 triệu đến dưới 6 triệu đồng/người/năm: 2.487 hộ [86, tr.1].
3.2.2.2. Các giải pháp và chính sách trợ giúp a. Về vận động, huy động các nguồn lực
+ Tổ chức vận động, huy động nguồn quỹ giảm nghèo - Quỹ xóa đói giảm nghèo
Qua 16 năm (1992-2008) tổ chức huy động, vận động cho nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo đều được sự hưởng ứng tích cực và thường xuyên của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân nên hàng năm kết quả vận dụng, huy động đều vượt chỉ tiêu thành phố và quận giao, cụ thể:
Giai đoạn 1: Từ năm 1992-2003 : 9,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2: Từ năm 2004 đến tháng 3/2008 : 2,87 tỷ đồng.
(Bình quân mỗi năm tăng trên 600-700 triệu đồng)
Tính đến 15/3/2008, tổng vốn hiện nay : 11.077.423.092 đồng, tăng 34,99% so với đầu giai đoạn 2.
Trong đó:
* Vốn do Thành phố phân bổ cho quận : 1.577.264.000 đồng
* Vốn vận động: : 5.702.755.183 đồng,
chiếm tỷ lệ 51,48% trên tổng nguồn vốn.
* Vốn tự có : 230.305.000 đồng
* Vốn mượn : 11.696.000 đồng
* Huy động ngân sách tiết kiệm 5% : 3.458.200.000 đồng, chiếm tỷ lệ 31,22% trên tổng nguồn vốn.
* Lãi tiền gửi ngân hàng nhập vốn : 97.202.909 đồng, chiếm tỷ lệ 0,88% trên tổng nguồn vốn.
- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm: 8 tỷ đồng/năm, gồm: nguồn Trung ương là 3 tỷ đồng; nguồn địa phương là 5 tỷ đồng (chi tiêu thành phố giao).
- Ngân hàng chính sách xã hội: Tổng vốn tín dụng đề cho hộ nghèo vay trên địa bàn quận là 29,201 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn tín dụng của xã hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Quỹ CEP,…) với tổng số tiền trên 21 tỷ đồng.
- Quỹ vì người nghèo (từ năm 2001 đến năm 2007): Tổng số tiền vận động được 12,529 tỷ đồng [83, tr.5].
+ Tổ chức vận động hỗ trợ hiện vật
Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn để trợ vốn, quận còn tích cực tuyên truyền, vận động các cá nhân, các nhà hảo tâm, đơn vị, tổ chức xã hội,… tham gai, ủng hộ hiện vật như bàn, ghế, tole, lương thực, thực phẩm và các loại vật dụng khác trợ giúp hộ nghèo với giá trị tương đương 1,36 tỷ đồng [83, tr.5].
b. Công tác thực hiện các giải pháp và chính sách trợ giúp trực tiếp + Hỗ trợ từ nguồn tín dụng
- Quỹ xóa đói giảm nghèo: Kết quả 16 năm, đã trợ vốn cho 20.513 lượt hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn với số tiền 57,507 tỷ đồng, cụ thể:
Giai đoạn 1 (1992-2003):
Tổng số hộ nghèo được vay vốn là 16,567 lượt hộ với tổng số tiền 31,757 tỷ đồng (bình quân mức vay 1,92 triệu đồng/hộ), trong đó:
* Trợ vốn trực tiếp: 16.557 hộ/31,431 tỷ đồng.
* Trợ vốn thông qua dự án thu nhận lao động nghèo để tạo việc làm: đã xây dựng 3 dự án với số vốn đầu tư 280 triệu đồng, tạo việc làm cho 46 lao động.
* Hỗ trợ vốn xuất khẩu lao động: đã hỗ trợ vốn cho 7 lao động với tổng số tiền là 46 triệu đồng [83, tr.5-6].
Giai đoạn 2 (2004 đến tháng 3/2008):
Đã tổ chức trợ vốn cho 3.946 hộ, với tổng số tiền 25,75 tỷ đồng (bình quân mức vay 6,525 triệu đồng/hộ), tăng 4,605 triệu đồng/hộ so với giai đoạn 1, trong đó:
* Mức vay trực tiếp: 3.753 hộ với số tiền 1,351 tỷ đồng.
* Đầu tư vốn 20 tổ vượt nghèo/ 165 hộ với số tiền 1,351 tỷ đồng.
* Đầu tư và tái đầu tư vốn 5 dự án tạo việc làm cho lao động thuộc diện hộ xóa đói giảm nghèo với số tiền 1,26 tỷ đồng.
* Hỗ trợ vốn 14 lao động nghèo xuất khẩu lao động, trong đó 10 lao động sang thị trường Nhật Bản, 4 lao động sang thị trường Malaysia [83, tr.6].
- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (từ năm 2003 đến nay)
Tổng dư nợ (đến quý 1/2008) là 7,563 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách trung ương là 5,019 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương là 2,544 tỷ đồng.
Tính đến nay quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã hỗ trợ vốn 982 dự án với 11.251 lượt hộ với tổng số tiền 71,884 tỷ đồng, tạo việc làm tại chỗ 16.536 lao động. Từ năm 2003 nguồn quỹ quốc giai giải quyết việc làm chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội quản lý đã tiếp tục thẩm định, trợ vốn 261 dự án vay vốn/2.596 lượt hộ vay, với số tiền là 25,963 tỷ đồng tạo việc làm cho 1.730 lao động [83, tr.6].
- Ngân hàng Chính sách xã hội (từ năm 2003 đến cuối năm 2007):
Đã phát vay 64,468 tỷ đồng trợ vốn cho 9.211 lượt hộ vay; tổng dư nợ hiện nay là 24,701 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn 370 triệu đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ [83, tr.6].
- Vốn tín dụng đoàn thể (tính đến quý 1/2008)
Quỹ tín dụng phụ nữ hỗ trợ 4.887 lượt chị em/ số tiền 11,446 tỷ đồng.
Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ 1.027 lượt hộ/ số tiền 183,755 tỷ đồng [83, tr.6].
- Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (Quỹ 156)
Tháng 10/2006, UBND Thành phố đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trện địa bàn thành phố và đầu tháng 5/2007 triển khai tổ chức thực hiện. Tính đến quý 1/2008, Quỹ 156 của Quận đã phát vay, hỗ trợ vốn cho 33 dự án/107 hộ, với tổng số tiền 1,907 tỷ đồng góp phần tạo việc làm 294 lao động [83, tr.6].
Nhìn chung qua 16 năm thực hiện hỗ trợ vốn cho người nghèo từ nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn tín dụng đoàn thể v.v…, đã góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn để hộ nghèo tổ chức sản xuất kinh doanh, buôn bán, tạo việc làm tại chỗ… hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi, giúp hộ giảm bớt khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập để vượt chuẩn nghèo.
+ Đào tạo nghề và giải quyết việc làm - Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là mục tiêu quan trọng và mang tính căn cơ để hộ nghèo, người lao động vượt nghèo một cách bền vững, do vậy, ngoài việc trợ vốn để các hộ tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập cho gia đình, quận luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề nhằm giúp người lao động nghèo có một nghề ổn định.
Kết quả, 16 năm qua, Quận đã chủ động phối hợp với Trường Cao đẳng May thời trang II, Trung tâm dạy nghề Mỹ nghệ kim hoàn thành phố, Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Thủ Đức, Trường Trung cấp nghề Thủ Đức… đào tạo nghề kim hoàn, may công nghiệp, điện gia dụng… cho 6.816 học viên nghèo. Riêng lớp đào tạo nghề mỹ nghệ kim hoàn, từ năm 2005 đến nay, quận đã hỗ trợ ngân sách mua dụng cụ học nghề cho các em với tổng số tiền trên 85 triệu đồng để tổ chức 3 lớp miễn phí cho 98 học viên thuộc diện hộ nghèo, hộ diện chính sách và bộ đội xuất ngũ [83, tr.7].
- Giải quyết việc làm
Với lợi thế là địa phương tập trung các khu chế xuất, khu công nghiệp, do vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị là rất lớn. Quận đã phối hợp với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận và địa bàn lân cận (Bình Dương) có nhu cầu tuyển dụng và giới thiệu giải quyết việc làm cho 142.045 lao động, trong đó khoảng 10.356 là lao động nghèo, góp phần giúp lao động nghèo có việc làm ổn định [83, tr.7].
+ Thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội
Song song với các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập để tạo điều kiện cho người nghèo an tâm phấn đấu vượt nghèo, Quận đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi xã hội chăm lo cho số hộ nghèo, cận nghèo của quận.
Các chính sách ưu đãi xã hội đã góp phần giúp hộ nghèo có điều kiện tích lũy tăng vốn, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện mức sống và điều kiện sống của hộ.
- Miễn, giảm học phí và cơ sở vật chất
Quỹ XĐGN: thực hiện miễn, giảm học phí và cơ sở vật chất cho 13.237 học sinh, sinh viêc thuộc diện hộ nghèo ở các cấp học.
Quỹ 156: Tổng hợp và đề nghị thành phố cấp bù kinh phí miễn tiền học phí và cơ sở vật chất cấp 1, 2 (năm học 2006-2007 và 2007-2008) cho 293 học sinh với tổng số tiền 108,15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, quận còn tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo được đến trường bằng việc hỗ trợ 17.882 suất học bổng, trị giá trên 8,755 tỷ đồng từ các nguồn quỹ hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, góp phần tích cực hạn chế tình trạng bỏ học đối với con em hộ nghèo, hộ có đất bị thu hồi, cụ thể:
* Hội Liên hiệp phụ nữ: 5.283 suất/ với số tiền 2,067 tỷ đồng.
* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc: 5.123 suất/ với số tiền 2,583 tỷ đồng.
* Liên đoàn Lao động: 5.366 suất/ với số tiền 1,183 tỷ đồng.
* Hội Nông dân: 735 suất/ với số tiền 253 tỷ đồng.
* Ủy ban DSGĐ&TE: 1.375 suất/ với số tiền 1,596 tỷ đồng.
* Hội khuyến học Quận (từ năm 2004-2007): Chi hỗ trợ học bổng khen thưởng cho các học sinh nghèo học giỏi, hiếu học … với số tiền trên 1,1 tỷ đồng [83, tr.7-8].
- Cấp thẻ bảo hiểm xã hội
Qua 16 năm thực hiện quận đã cấp 136.719 sổ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 282.899 lượt người nghèo. Riêng trong năm 2005, quận và phường đã vận động các hộ vượt chuẩn ra chương trình mua 882 thể BHYT tự nguyện, với số tiền 105,84 triệu đồng.
- Cải thiện điều kiện nhà ở, sinh hoạt
Để góp phần giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, 16 năm qua, quận đã tập trung xây dựng 1.044 căn nhà tình thương; sữa chữa chống dột 341 căn; xây 408 nhà vệ sinh tự hoại, gắn 368 điện kế,… với tổng kinh phí chăm lo là 8,654 tỷ đồng [83, tr.8]
+ Hỗ trợ lao động nghèo chuyển đổi phương tiện xe 3-4 bánh tự chế Thực hiện chủ trương của Thành phố về việc rà soát hộ nghèo, hộ dân có phương tiện sinh sống bằng các loại xe 3-4 bánh tự chế và nhu cầu nguyện vọng của hộ. Quận đã chỉ đạo 12 phường khảo sát, thống kê có 821 hộ; trong đó có 96 hộ nghèo và 725 hộ dân hiện đang mưu sinh bằng phương tiện xe 3-4 bánh tự chế.
Mức thu nhập bình quân theo thống kê như sau:
- Hộ thu nhập dưới 6 triệu đồng: 17 hộ;
- Hộ thu nhập trên 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng: 601 hộ;
- Hộ thu nhập trên 10 triệu đồng: 203 hộ.
Theo khảo sát, nguyện vọng của đa số các hộ đều muốn được hỗ trợ vốn để buôn bán, sản xuất kinh doanh… (dự ước với tổng số tiền 18,939 tỷ đồng); 09 hộ có nhu cầu đào tạo nghề (lái xe) và 39 hộ đề nghị được giới thiệu giải quyết việc làm, trong đó nhu cầu xuất khẩu lao động là 01 lao động [83, tr.8].
Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Trung cấp nghề và Ủy ban nhân dân 12 phường thực hiện việc chuyển đổi ngành nghề đối với các hộ có nhu cầu vay vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm nhằm giúp các hộ sớm ổn định cuộc sống.
c. Công tác phối hợp các nguồn tín dụng, quản lý và sử dụng các nguồn quỹ
+ Công tác phối hợp các nguồn tín dụng cho người nghèo
Sự phối hợp thực hiện xóa đói giảm nghèo gắn với các nguồn tín dụng của các đoàn thể (Phụ nữ, Nông dân, Liên đoàn lao động…) đã phát huy tác dụng cũng như sức mạnh tổng hợp và đã đạt hiệu quả nhất định, tác động mạnh mẽ đến việc
thực hiện chương trình XĐGN của Quận. Đồng thời đảm bảo và đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh daonh của nhân dân trên địa bàn.
+ Về quản lý sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo (tính đến 15/3/2008) - Tổng nguồn quỹ XĐGN: 11.077.423.092 đồng.
- Tổng dư nợ: 10.323.750.000 đồng/2.075 hộ vay.
- Tồn quỹ toàn quận: 753.673.092 đồng, chiếm tỷ lệ 6,8% trên tổng nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo (trong đó tồn tại quận 22.178.899 đồng và tồn quỹ tại 12 phường 731.494.193 đồng). Tồn quỹ được cập nhật gửi vào tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Thủ Đức theo đúng quy định.
- Nợ quá hạn: hiện có 428 hộ/ với số tiền 988,208 triệu đồng, chiếm 9,57%
trên tổng dư nợ, trong đó:
* Khó khăn trả chậm: 130 hộ, số tiền 219,335 triệu đồng, chiếm 2,12%.
* Dây dưa kéo dài: 282 hộ, số tiền 728,923 triệu đồng, chiếm 7,06%.
* Mất khả năng trả: 16 hộ, số tiền 39,95 triệu đồng, chiếm 0,39% [83, tr.10].
Công tác thu hồi nợ quá hạn tuy được Ban XĐGN và việc làm 12 phường quan tâm thực hiện thường xuyên nhưng kết quả thu nợ chưa dạt như kế hoạch đề ra. Mặt khác, một số hộ vượt chuẩn ra khỏi chương trình cố tình dây dưa không trả vốn vay trong khi địa phương chưa có biện pháp xử lý mạnh.
- Công tác kiểm tra quản lý và sử dụng nguồn quỹ XĐGN
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo XĐGN và việc làm Thành phố về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo và quản lý chặt chẽ nguồn quỹ XĐGN nhằm hạn chế những sai sót trong quản lý và sử dụng quỹ. Hàng năm Quận đều chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả để lãnh đạo quận và thành phố nắm. Qua kiểm tra, nhận thấy tình hình quản lý sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo tại 12 phường ngày càng nề nếp, chấp hành đúng các quy định và hướng dẫn về quản lý và sử dụng của Thành phố; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tại một số trường qua kiểm tra vẫn còn một vài thiếu sót trong nghiệp vụ nghi chép sổ sách, chứng từ, ký tên, đóng dấu…
Nhìn chung, đến nay việc sử dụng nguồn quỹ XĐGN tại 12 phường đảm bảo đúng quy định, chưa phát hiện tiêu cực, thất thoát tring quản lý cũng như trong sử dụng nguồn quỹ.
d. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quận Thủ Đức đã quan tâm xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhiều công trình phục vụ cho việc cải tạo, chỉnh trang đô thị góp phần làm chuyển biến diện mạo của các công trình trên các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xây dựng sửa chữa trường lớp…
với tổng kinh phí 72 tỷ đồng.
Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình, cơ sở hạ tầng đã góp phần giúp hộ nghèo được tiếp cận, thụ hưởng các phúc lợi, dịch vụ xã hội, mặt khác tạo điều kiện để hộ nghèo sản xuất, kinh doanh.
e. Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo các cấp
+ Về hoạt động của Ban Xóa đói giảm nghèo – Việc làm và Thường trực Ban XĐGN – Việc làm quận, 12 phường:
Từ nhận thức đúng đắn về thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo là công tác trọng tâm và lâu dài, từ đó Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận đã tập trung chỉ đạo kịp thời kiện toàn Ban XĐGN từ quận đến phường. Trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện Ban XĐGN - Việc làm luôn phối hợp nhịp nhàng và hoạt động hiệu quả.
Trong hoạt động đều xây dựng kế hoạch và phân công từng thành viên phụ trách theo dõi các phường để nắm tình hình, đôn đốc phường trong thực hiện các chỉ tiêu, lộ trình giảm hộ nghèo đã đề ra. Tuy nhiên, đôi lúc sự phối hợp trong hoạt động chưa được chặt chẽ và đồng bộ.
+ Về củng cố và kiện toàn Tổ tự quản giảm nghèo
- Tính đến quý 1/2008, các phường đã củng cố, sắp xếp thành lập 230 tổ tự quản với 4.215 hộ nghèo và hộ cận nghèo tham gia. Qua 16 năm triển khai thực