Tiếp nhận Truyện Kiều theo những quan niệm phê bình cổ điển nửa đầu thế kỉ XX

Một phần của tài liệu Truyện kiều ở việt nam từ đầu thế kỷ xx đến năm 1945 nhìn từ lý thuyết tiếp nhận (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG 2: TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

2.3 Phê bình Truyện Kiều về phương diện tu từ (Phê bình cổ điển)

2.3.2 Tiếp nhận Truyện Kiều theo những quan niệm phê bình cổ điển nửa đầu thế kỉ XX

Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình, nhiều bài viết để luận bàn về Truyện Kiều theo quan niệm phê bình cổ điển. Chúng tôi nhận thấy các bài viết này chia thành hai định hướng rõ rằng: một là nghiên cứu những yếu tố thuộc về ngữ pháp, ngữ nghĩa dựa trên văn bản tác phẩm; hai là nghiên cứu những yếu tố thuộc về hình tượng nhân vật theo quan niệm của người Á Đông.

Tiêu biểu cho những bài nghiên cứu về nghệ thuật dùng chữ, đặt câu của trong Truyện Kiều là một loạt bài viết “bàn góp” trên báo Nam phong xuất bản năm 1923.

Mở đầu, tác giả Nguyễn Anh Tuấn trong bài Bàn góp ít câu về Truyện Kiều đã phân tích khá chi tiết nhiều câu văn Kiều về mặt từ ngữ và ngữ pháp, sau đó đưa ra lời nhận định: “Truyện Kiều thật là sành sõi từng chữ từng tiếng, có ý vị khôn cùng, ai ai cũng rõ vậy.” [39, tr.1506]

Nguyễn Như Ngọc trong bài Bàn góp về Truyện Kiều tiếp lời Nguyễn Anh Tuấn, cùng đưa ra những ý kiến tương đồng và dị biệt trong nhận định về cách sử dụng ngôn ngữ và thông điệp đằng sau văn bản của Truyện Kiều với mong muốn

“chất chính cùng đại phương.”

Nối tiếp chuyên đề này, Nguyễn Triệu Luật trong bài Bàn góp về Truyện Kiều lại mạnh dạn đưa ra những cái “đáng chê” trong văn chương Truyện Kiều với tinh thần đóng góp tích cực, bên cạnh đó vẫn khẳng định rằng “Truyện Kim Vân Kiều

44

một áng văn chương kiệt tác, là hòn ngọc văn chương. Quốc âm kết tinh ở đó, quốc túy phảng phất ở đó, ai cũng biết thế.” [39, tr.1511]

Tiếp theo những lời phẩm bình trên Nam phong đã kể trên, Võ Đoan Trang kết thúc chủ đề này bằng bài viết Bàn góp Truyện Kiều với lời bộc bạch: “Chỉ hiềm vì bấy lâu tôi vẫn hiểu lầm, sai cả nghĩa văn của cụ đi, tới nay được nghe lời bình luận và diễn nghĩa của ông Nguyễn Như Ngọc ở quyển Nam phong số 75, tr. 221, và lời bàn của ông Nguyễn Tường Tam ở quyển Nam phong số 79, tr. 31, cùng lời bàn của ông Nguyễn Triệu Luật ở quyển Nam phong số 81, tr. 229, mấy vị bác học thi sĩ dụng công nghiên cứu, mà phẩm bình tô điểm lại những chữ sai lầm, thực là như gấm thêm hoa.” [39, tr.1517] Sau đó, Võ Đoan Trang đã thực hiện thao tác phân tích một loạt các dẫn chứng về cách thức sử dụng từ ngữ và xây dựng bố cục câu thơ nhằm chứng minh tài năng sáng tạo văn chương của Nguyễn Du.

Đào Duy Anh với bài viết Văn tả người và tả cảnh trong Đoạn trường tân thanh cũng đã có những nhận định hết sức xác đáng về cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Du: “Trong vô luận một cảnh nào, trực giác của Nguyễn Du biết nhận ngay lấy những chỗ quan trọng và tiêu biểu nhất, mà ngòi bút lại khéo léo đem những chữ duy nhất, những chữ thực là thanh khí mà kêu gọi nó lên, cho nên dầu cảnh tả sơ sài thế nào cũng đều xem là tuyệt diệu.” [39, tr.1271] Nói về khoảng tả cảnh, Nguyễn Du thực là bậc thầy: “Về phong cảnh thì thỉnh thoảng Nguyễn Du vẫn chưa thoát phạm vi hình thức, như cảnh “đòi phen gió tựa hoa kề, nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”, thì chẳng khác gì cảnh “nơi chồng cặp sách nơi bày cuốn thơ;

nơi cầm, nơi rượu, nơi cờ” trong Hoa tiên truyện, nhưng phần nhiều cảnh thì đã vượt hẳn hình thức mà thành những cảnh hoặc vui tươi tế nhị hoặc sầu thảm âm thầm, hoặc hãi hùng rùng rợn, tác giả cấu tạo trong lý tưởng mà có thể cảm động ta như hệt.”[39, tr.1272] Có thể nói, “dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Du, những trần từ sáo ngữ trở lại thành những lời văn hàm súc dồi dào, rất thích hợp cho sự mô tả tổng hợp của ông, là một bút pháp khác hẳn với cách mô tả phân tích tỉ mỉ mằn mò từng sợ tóc chân tơ của các nhà văn lãng mạn và duy thực.” [39, tr.1272] Đó âu cũng là cái thần tình trong cách thức sử dụng ngôn ngữ của cụ Nguyễn vậy.

45

Tác giả Nguyễn Tường Tam trong bài viết Mấy lời bình luận về văn chương Tryện Kiều cũng đã tiếp lời các bậc học giả trên, đưa ra những nhận định đầy ý nhị về phong cách sáng tác của Nguyễn Du được biểu hiện qua kiệt tác của văn học dân tộc. Nguyễn Tường Tam viết: “Quyển Kiều xuất hiện cũng là một sự ngẫu nhiên vậy. Ngẫu nhiên là vì trước quyển Kiều chưa có sách nào hay bằng, mà sau quyển Kiều – kể cả đã được hơn một trăm năm rồi – cũng chưa có sách nào hay bằng. Cái tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương như ở nước ta thật là không hai; khi nào đọc đến và hiểu thấu được Truyện Kiều, thì ai ai cũng công nhận rằng văn chương cụ từ xưa đến nay thật chưa chịu kém văn chương nào. [...] Ta chỉ nên nhận rằng văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương quốc ngữ, và người làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều, vì những câu thơ trong truyện đó đã đạt tới được cực điểm.” [39, tr.1220] Nói về câu văn Kiều, tác giả đặt vấn đề: “Đây không phải nói về cách bố cục trong Truyện Kiều, cũng không phải nói về nhân vật, duy chỉ nói về văn chương, về cái hay của từng câu, từng đoạn, về cách dùng chữ khéo, về cái tình, cái mỹ thuật của văn chương Kiều. Nhân tiện nói góp vài lời về cách làm thơ làm văn.” [39, tr.1221] Sau một loạt những dẫn chứng và đưa đến đánh giá: “Làm thơ mà biết cách dùng chữ như trong Truyện Kiều tưởng cũng không phải là dễ, vì là nhiều khi một chữ cũng có thể làm yếu cái thế văn hoặc đổi hẳn cái giọng văn đi. Trong Truyện Kiều chữ nào cũng cân nhắc, so sánh, đổi một chữ đi là kém hay ngay. Nhà làm văn nên có ý cẩn thận, phải tìm chữ nào tả rõ ý, rồi mới nên dùng, phải so sánh chữ nọ với chữ kia, nói ngắn lại là phải chịu khó.” [39, tr.1222] Nguyễn Tường Tam khen ngợi cái tài của Nguyễn Du, cái tuyệt bích của ngôn ngữ Kiều: “Ta phải nên nhận rằng cụ Nguyễn tuy dùng nhiều chữ như vậy, nhưng chưa hề bịa đặt ra bao giờ. Thường thường những người viết văn giỏi không mấy khi mắc phải cái tật ấy, vì cứ tiếng thường cũng là đủ dùng rồi. Chỉ hơn nhau về cách tìm và cách chọn chữ thôi. Nếu không có tài tình, không chịu khó là kém ngay, chớ có kêu ca rằng không đủ tiếng để mình dùng.” [39, tr.1226] Tác giả không chỉ nói về cách dụng chữ mà còn đưa ra cả dẫn chứng về nghệ thuật dựng câu: “Làm văn cốt phải vắn tắt, nghĩa là dùng ít chữ để nói nhiều ý,

46

gồm cả bao nhiêu tư tưởng vào một câu văn. Nhưng dễ thường chỉ trong Truyện Kiều mới có những câu nhiều ý như vậy.” [39, tr.1227] Ông khen ngợi Kiều có:

“Câu văn gọt giũa sắc sảo, tô điểm như một vật quý báu, một món đồ trang sức, thật không khác gì những câu thơ của một nhà danh sĩ cận thời bên Pháp tên là José Maria de Hérédia.” [39, tr.1230] Đến cuối cùng, Nguyễn Tường Tam kết luận:

“Văn Kiều ý tứ đã hay mà đọc lên lại trơn tru lưu loát. Có thế mới gọi là toàn được;

vì nếu văn khúc khuỷu, người đọc mất cái thú ngâm nga và cái thú vui tai. Muốn cho văn trơn tru phải gieo vần cho hợp; tưởng thế cũng là một việc khó lắm, có khi nghĩ mãi mệt óc, lựa mãi mỏi cả mồm, cũng không tìm được một vần xứng đáng.

[...] Về phần cụ Nguyễn Du, không biết cụ lựa vần có phải khó nhọc thế không, hay cụ chỉ đặt bút là có vần rồi? Văn cụ không câu nào lạc vận cả, nên đọc đến trơn tru lưu loát lắm. Câu văn như lướt theo tư tưởng.” [39, tr.1230]

Trên đây là những bài viết theo khuynh hướng phân tích các yếu tố về văn bản tác phẩm Truyện Kiều. Sau đây là những bài viết đáng chú ý về hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều.

Tác giả Tùng Hoa trong bài Bàn về nhân vật Truyện Kiều trước hết đã nêu lên quan niệm về văn chương đương thời: “Nhưng thế nào gọi là văn chương? Đặt câu cho hoa mỹ bóng bẩy, đọc lên kêu như chuông, trôi như nước, chảy như suối, có phải là văn chương không? Không, đó chỉ là câu văn sáo, một phần nhỏ trong văn chương mà thôi; nếu chỉ cầu cho hoa mỹ bền ngoài mà bề trong trống không thì sao gọi là văn chương được, như thế chẳng hóa ra văn chương dễ lắm sao? Phàm văn cốt cần ở ý: ý tứ dồi dào, tư tưởng rộng rãi, nghị luận tinh tường xác đáng mới gọi là văn được. Cho nên làm ra văn là một sự khó, mà phê bình văn chương lại là một sự khó.” [39, tr.1030]

Sau đó, Tùng Hoa lần lượt dẫn chứng và đưa ra những nhận định khái lược về mỗi nhân vật tiêu biểu trong Truyện Kiều. Về nhân vật chính Thúy Kiều, Tùng Hoa dành cho nàng những lời ưu ái: “Trong Truyện Kiều người trọng yếu nhất là nàng Kiều. Thúy Kiều là người giai nhân tuyệt sắc, lại là con nhà khuê các” [39, tr.1030]

và tuần tự phân tích các biến cố trong cuộc đời Kiều theo trình tự của tác phẩm để

47

làm sáng rõ những khuất mắc về phẩm giá và nhân cách của nhân vật này. Đối với nhân vật Kim Trọng, Tùng Hoa khá cởi mở: “Kim Trọng là người tài mạo song toàn, nho nhã văn chương, lại gặp Kiều là bậc nghiêng thành nghiêng nước, con nhà khuê các, hai bên trai tài gái sắc, lẽ nào chả phải sinh tình mến yêu [...].” [39, tr.1034] Tùng Hoa minh oan tiếng “vô tình” mà nhiều nhà phê bình gieo cho Kim Trọng bởi chàng dù có chấp nhận nên duyên cùng Thúy Vân thì cũng đã phải trải qua quãng thời gian đau đớn, bi lụy, hết lòng chung tình với Thúy Kiều đó chứ. “Tư cách chàng thế, chàng tất phải hiển đạt, chàng chẳng đáng bậc văn nhân hay sao?

Dẫu cho có nhiều lầm lỗi lúc trước chẳng qua tuổi trẻ khí cương, mấy ai tránh khỏi, mà công kia cũng đủ chuộc tội này vậy.” [39, tr.1035] Với nàng Thúy Vân, ông lại có cái nhìn dửng dưng. Tùng Hoa khen nàng “đẹp một cách phúc hậu, chứ không như Kiều đẹp một cách sắc sảo” nhưng lại chê bai “cái đẹp ấy là cái đẹp của một người đàn bà nhàn hạ, sung sướng, không hay tư lự, suốt đời chỉ thường thường thủ phận, chứ không có điều gì đáng kể”, “sau lấy Kim Trọng thì cũng chỉ là một bà quan, rồi sinh con đẻ cái là hết; vậy thì Thúy Vân chỉ là một cô gái thường mà thôi.”

[39, tr.1035] Tùng Hoa cũng đồng thời bộc lộ quan điểm của mình đối với các nhân vật phụ khác trong Truyện Kiều. Đó là Thúc Sinh: “Là con nhà giàu, lại kết duyên cùng Hoạn Thư là con quan Lại bộ, thì chắc dòng dõi cũng trâm anh, thế mà không có tài cán gì đáng kể: tính khí thì nhu nhược, lại hay chơi bời lêu lổng, phung phí tiền nong, say hoa đắm nguyệt, đổ một trận cười, thật là khá bỉ.” Đó là nàng Hoạn Thư người đàn bà: “là vợ Thúc Sinh nhưng tính khí khác hẳn chồng. Nàng thực là người sâu sắc, cương nghị; một anh chàng nhu nhược phóng đãng như Thúc Sinh cũng phải có chị vợ ấy mới xong. [...] Đàn bà như thế tưởng đáng khen lắm.” [39, tr.1036] Đó là chàng Từ Hải: “Hai bàn tay trắng gây dựng cơ đồ, một mình coi muôn binh nghìn tướng, không phải người có trí thức đảm lược, tưởng cũng khó lòng làm được. [...] Nhưng tiếc thay trí dũng có thừa, chỉ vì tin mê nàng Kiều, quá nghe lời nàng [...] đến nỗi mắc mưu ai mà thất cơ trận tiền, thật khá tiếc thay.” [39, tr.1037] Và Hồ Tôn Hiến: tên “hiếu sắc, vợ một người tướng giặc mà bắt vặn đàn, hầu rượu, còn gì là thể thống binh gia nữa? Vậy tư cách Hồ thế nào, có đáng là

48

phương diện quốc gia không, tưởng cũng không cần phải nói nữa.” [39, tr.1038] Tất cả những nhận định của Tùng Hoa đều có ý phản bác lại bài bình luận khá khắt khe mà trước đó Mai Khê đã cho đăng trên tạp chí Nam phong số 99.

Một công trình nghiên cứu đáng quan tâm khác là bài viết Văn chương và nhân vật trong Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Đôn Phục. Tác giả này đã đưa ra lời nhận định khá nổi tiếng: “Văn chương trong Truyện Thúy Kiều ở nước ta, thật là vạn thế bất hủ; chẳng khác gì một bức tràng thành để hộ vệ cho Nam âm, bức tràng thành ấy còn thì Nam âm hãy còn, bức tràng thành ấy mất thì Nam âm mới mất;

nhưng tôi chắc rằng bậc tiên dân ta xây đắp nên cái tràng thành ấy, đã đủ tư cách dãi dầu được nắng mưa, ngăn chống được sóng gió, không bao giờ có thể mất được.”

[39, tr.1232] Từ đó, Nguyễn Đôn Phục đi tới phân tích khá cặn kẽ về bức tranh nhân vật trong Truyện Kiều: “Nay tôi xét ra, nhân vật trong Truyện Thúy Kiều thực là một bức tranh đủ mọi vẻ ở trên nhân thế; những vẻ nhỏ nhặt không kể chi, song cũng đủ làm gương cho mắt tục, làm bia cho miệng đời, được sáu vẻ người [...]”

[39, tr.1235]

Nguyễn Đôn Phục “bàn về cậu Kim Trọng” với những lời nhận định khá khắt khe: “cũng là một cậu si tình đấy thôi”, “cho hay là thói hữu tình, thôi cũng không nỡ trách chi cậu; duy, cậu nguyên không phải con người kim ngọc quân tử, không có đủ cái tư cách giao thiệp với những người lan cúc giai nhân. [...] Kiều nương, Kiều nương, chớ nên nhận nhầm Kim si lang là tri kỷ.” [39, tr.1237]

Nguyễn Đôn Phục “bàn về bác Thúc Sinh” với thái độ chê trách: “Vậy thời cái cảnh ngộ chàng Thúc Sinh thực cũng đáng thương, cái nhân duyên chàng Thúc Sinh thực cũng đáng tiếc; mà cái tư cách chàng Thúc Sinh thực chỉ đáng làm thằng ở, cái giá trị chàng Thúc Sinh thực không đáng một đồng tiền.” [39, tr.1238]

Nguyễn Đôn Phục “bàn về anh Từ Hải” với cái nhìn toàn cảnh: “Mà anh Từ Hải kia, binh có mười vạn ở trong tay, sông Ngô bể Sở đã kể tung hoành; trong năm năm trời, chửa nghe có một cái thủ đoạn gì đối với thiên hạ cho khả niệm khả quan;

chỉ nay thấy “sẵn sàng phượng liễn loan nghi, hoa quan chấp chới hà y rỡ ràng”, rập rình đi đón vợ; lại mai thấy “ba quân chỉ ngọn cờ đào, đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm

49

Truy”, rộn rịp báo ân báo thù; người thức giả xem qua kịch ấy, đã ghê thay cho cái vận mệnh họ Từ! Ngán thay cho cái uy linh chú Hải!” [39, tr.1240]

Tác giả lên án Hồ Tôn Hiến: “Ông Hồ Tôn Hiến đi đánh Từ Hải, bày cơ mưu, dẹp cái kẻ phản đối, để giữ giành lấy cuộc chính trị, và cứu khổ cứu nạn cho biên dân, là phải; quý thay cái mục đích của ông Hồ Tôn Hiến! Khen thay cái cơ mưu của ông Hồ Tôn Hiến! Lại ghét thay cho cái tâm thuật ông Hồ Tôn Hiến.” [39, tr.1240] Nguyễn Đôn Phục cũng khen ngợi Hoạn Thư: “xét trong Truyện Thúy Kiều, cái người có tâm, có thủ đoạn, có quyền pháp, có ngữ ngôn nhất là chị Hoạn Thư” [39, tr.1240]; trân trọng Thúy Vân: “thực là một người con gái đáng quý, đáng yêu, đánh mất bao nhiêu tiền cũng nên mua lấy được” [39, tr.1243]; cảm thông với Thúy Kiều: “cái trách nhiệm của cô Thúy Kiều ở trong xã hội, thế là tạm yên; đối với non sông, may cũng không hổ; cho nên dẫu lôi thôi duyên nợ, đem thân bồ liễu chống mãi với phong trần; song, cái vẻ bút luân lý cương thường, cũng không ai nỡ xóa tên đi được” [39, tr.1242]; và chê trách hết lời Vương Quan cũng như Sở Khanh: “Thằng Sở Khanh xỏ lá, dẫn mặt mo với đời, khả bỉ; anh Vương Quan vô tích, không trò trống gì với đời, cũng khả bỉ; nếu ai ai cũng Sở Khanh, thì thế giới thành ra thế giới đảo điên; nếu ai ai cũng Vương Quan thì thế giới cũng thành ra thế giới nguội lạnh; thế giới đã đảo điên đã nguội lạnh, thời loài ngưởi bảo tồn được sao?” [39, tr.1243].

Cuối cùng, Nguyễn Đôn Phục cũng khẳng định giá trị mà Truyện Kiều đã mang lại cho văn học dân tộc và sức lan tỏa của nó đối với con người thời đại:

Truyện Thúy Kiều là một cái tiểu sử đào hoa ở nước Tàu [...] cụ Nguyễn Tiên Điền nước ta mới diễn ra quốc âm; bởi ví văn chương hay lắm cho nên suốt trong một nước, ai nấy đều thuộc lấy làm lòng; [...] văn chương ở trong truyện đã quen miệng quen tai; chắc là những sự hành vi, những màu quan niệm ở trong truyện cũng khuyên vào óc, cũng luyện vào hồn.” [39, tr.1249]

Nhìn chung, những nhà phê bình văn học cổ điển luôn gắn phê bình với văn bản tác phẩm, chú trọng nhiều về mặt tu từ giới thuyết, phân tích Truyện Kiều thiên về các yếu tố ngôn ngữ và hình tượng. Từ việc bám sát văn bản tác phẩm và đưa ra

Một phần của tài liệu Truyện kiều ở việt nam từ đầu thế kỷ xx đến năm 1945 nhìn từ lý thuyết tiếp nhận (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)