CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU NHÌN TỪ CÁC CUỘC TRANH LUẬN VĂN HỌC
3.3 Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh”
3.3.1 Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn “Nghệ thuật vị nghệ thuật”
Trước hết là phái nghệ thuật vị nghệ thuật, họ đã tách rời nghệ thuật với đời sống, ca ngợi một cái đẹp hình thức không có nội dung, họ cho rằng cái đẹp của Truyện Kiều là không thể phân tích được: "cứ phân tích, cứ giảng giải nó sẽ tan đi [34, tr.232]
Trường phái vị nghệ thuật coi trọng cái đẹp về hình thức và phủ nhận giá trị về nội dung, đứng trên lập trường này, Hoài Thanh đã hết lời ca ngợi hình thức của Truyện Kiều: “Cái điều người ta thường gọi là nội dung Truyện Kiều, theo tôi chỉ là hình thức mà thôi. Và trái lại, nội dung theo tôi là những từ, những cảnh những hình tượng, những âm điệu, tất cả những cái biểu diễn thiên tài của Nguyễn Du. Văn chương Truyện Kiều chính là nội dung Truyện Kiều vì nó là phần cốt yếu và vĩnh viễn, thiếu phần ấy đi thì Truyện Kiều sẽ chỉ là một cái xác chết” [57, tr.267] . Truyện Kiều đáng cho ta ngợi ca không phải vì nó biểu dương quan niệm này, truyền đạt tình cảm nọ mà chỉ vì nó đẹp: chữ đẹp, lời đẹp, hình ảnh đẹp, âm điệu đẹp. Đứng trên lập trường ca ngợi vẻ đẹp về hình thức, trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật đã hoàn toàn bỏ qua giá trị trong nội dung của Truyện Kiều, họ mới nhìn
87
thấy ở tác phẩm sự đẽo gọt, gia công của thiên tài Nguyễn Du mà chưa thấy được ý nghĩa xã hội mà tác giả muốn gởi gắm. Chính vì không quan tâm tới ý nghĩa bên trong của tác phẩm cho nên Hoài Thanh đã chủ trương coi Truyện Kiều như một báu vật mà ta chỉ có thể chiêm ngưỡng nó từ xa, nếu lại gần, nếu phân tích, cứ giảng giải thì nó sẽ tan biến.
Khi bàn về nội dung và hình thức, Hoài Thanh đã tuyệt đối hóa vẻ đẹp của hình thức, theo ông nội dung của Truyện Kiều cũng chính là hình thức, đó chính là
"Những tình, những cảnh, những hiện tượng, những âm điệu, tất cả những gì biểu diễn thiên tài của Nguyễn Du hay nói vắn tắt hơn nội dung Truyện Kiều chính là văn chương Truyện Kiều vậy" [57, tr.267]. Còn cái mà người ta vẫn gọi là nội dung của Truyện Kiều "tức là triết lý Truyện Kiều" thì theo ông chỉ là hình thức và ông coi triết lý là một cái vỏ, một cái khuôn, giá có vứt đi cũng không hại gì [57, tr.267]
ông đưa ra kết luận: "Văn chương Truyện Kiều chính là nội dung Truyện Kiều vì nó là phần cốt yếu và vĩnh viễn. Phần ấy thiếu đi, Truyện Kiều sẽ chỉ là một cái xác chết " [57, tr.268] và không nên tìm hiểu triết lý Truyện Kiều, triết lý Truyện Kiều ngày nay không ai tin nữa nhưng hình thức câu chuyện, những cảnh, những tình phát những âm điệu của Truyện Kiều thì vẫn làm người ta say sưa.
Phái vị nghệ thuật thiếu hẳn một cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống nên họ cho rằng văn chương chỉ là văn chương, họ tách văn chương ra khỏi mục đích chính trị, xã hội hay đạo đức luân lý. Họ cho rằng nếu gắn Truyện Kiều với chính trị, xã hội hay đạo đức luân lý tức là thủ tiêu chất cao quý, thanh sạch của Truyện Kiều. Họ hướng đến cái đẹp thoát ly với đời sống đặc biệt Truyện Kiều là theo nhịp những lời văn êm đềm bay bổng, phải phiêu lưu trong giây lát, trong cái đời phiêu lưu của một cô gái giang hồ bất hạnh, thế thôi" [57, tr.359]
vậy nên họ cho rằng người bình dân đọc Kiều ngâm nga những câu như "lơ thơ tơ liễu buông mành/ Con oanh học nói trên cành mỉa mai" để cho họ hả hê, để cho quên mệt nhọc, quên trong giây lát cái đời vật chất lam lũ, để hưởng một chút khoái lạc tinh thần " [57, tr.358]
88
Phái nghệ thuật vị nghệ thuật đã bảo vệ tính độc lập của văn chương trước ràng buộc của xã hội. Họ đã giữ thái độ an nhiên tự tại, khư khư níu giữ nhà văn và văn học trong cái "tháp ngà nghệ thuật" hay hòn đảo nghệ thuật mà cắt đứt cội nguồn ràng buộc nó từ phía xã hội, họ đã đứng ngoài cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp đối kháng để mưu sinh và tồn tại. Họ thiếu một cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Hoài Thanh coi tác phẩm văn chương như một bông hoa đẹp, đầy hương sắc - nó đem đến cho những con người những phút say sưa, thoát tục để quên đi những nỗi nhọc nhằn hiện thực, hướng tới cái đẹp, cái đạo, cái chân cao cả và huyền diệu:
“Các ông có thể bảo rằng: “Cái triết lí Truyện Kiều hỏng, có thể di hại đến bình dân, vậy thì tôi cũng hay cắn răng giả thiết như nó có một triết lí sai lạc thì cái triết lí ấy tôi tưởng cũng không ảnh hưởng gì đến bình dân. Bình dân mà ai cũng thế - đọc Truyện Kiều là theo nhịp những lời văn êm đềm, bóng bẩy để phiêu lưu trong giây lát, trong cái đời phiêu lưu của một cô gái giang hồ bất hạnh, thế thôi khi ta gấp sách lại, có tốt lắm thì người ta rỏ vào bìa sách một đôi giọt lệ, thế thôi, chứ ai có thì giờ như các ông mà bàn tán về triết lí Truyện Kiều... xét Truyện Kiều, một tác phẩm văn chương mà đứng về phương diện triết lí, chúng tôi cho là phù phiếm lắm…
Quyển Faust chẳng hạn, biết bao người công kích về cái triết lí của nó, mà nó có vì thế mà kém giá trị đâu.” [57, tr.358]
Cho nhiệm vụ của nghệ thuật là vén tấm màn màu đen, tìm những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh nên người ta mượn câu văn tiếng hát, tấm đá, bức tranh làm cho người ta càng nghe, càng thấy cùng cảm nhận cho nên phái vị nghệ thuật cho việc sáng tạo ra một tác phẩm của nhà văn là sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác đi thế giới này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của họ. Nên Truyện Kiều cũng là kết quả của lòng yêu thương vô hạn của Nguyễn Du: Nếu có người yêu Truyện Kiều và nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho người thiếu nữ trong truyện.
89
Tuyệt đối hóa cái đẹp về hình thức, coi thiên chức của nhà văn là đi tìm cái đẹp không có trong thế giới thực, coi "văn chương là văn chương", nó là "vật quý"
với "một chân tướng lộng lẫy" văn chương là kết tinh và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ rung động trước cái đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và với nỗi buồn vui muôn thuở của con người, phái vị nghệ thuật đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, nhìn nghệ thuật từ góc độ của chủ thể sáng tạo, từ yêu cầu nội tại của chính nghệ thuật một cách cô lập, phiếm diện, cực đoan, tách nghệ thuật ra khỏi mối quan hệ khách thể, mà dù muốn hay không nó cũng chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp.
Quan điểm nghệ thuật trên xuất phát từ thái độ chính trị bạc nhược, họ biến xu hướng “muốn tìm kiếm một cái địa thế trung lập” để tránh hết những sự gay go, bực bội đã đem đến cho một lớp nhà văn nước ta, giữa thời thế sau cuộc khủng hoảng thời kỳ 1930 – 1933. Lý thuyết của phái cuối cùng là một sự tự dối mình và lừa người khác mà thôi, quan điểm vị nghệ thuật chẳng qua là thể hiện thái độ
“thoát ly cách mạng, lấy văn chương làm nơi lánh nạn, vui đầu vào chuyện không đâu để trốn trách nhiệm, trốn cuộc đời vậy...” Đi tìm con đường thứ ba, không tán thành chế độ thực dân phong kiến, nhưng cũng không đi theo cách mạng” [34, tr.50] sau này khi nhìn lại cuộc tranh luận, Hoài Thanh cho rằng: “đằng sau sự va chạm về quan điểm nghệ thuật và khơi nguồn cho sự va chạm ấy là sự va chạm giữa hai thái độ trước cuộc đời, hai thái độ về chính trị”. “Theo cách hiểu thông thường, nội dung ở đây tức là triết lí của Truyện Kiều, mà cái triết lí nhuốm màu Phật giáo mà người thì cho là từ bi bác ái, người thì cho là khiếp nhược hàng phục. Còn hình thức là những tình, những cảnh, những hình tượng, âm điệu, nội dung đã dùng để biểu diễn cái triết lí ấy” [34, tr.50]
3.3.2 Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn “Nghệ thuật vị nhân sinh”
Ngược lại với phái nghệ thuật vị nghệ thuật, dưới tác động của phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo, phái nghệ thuật vị nhân sinh lấy Truyện Kiều ra để làm dẫn chứng cho quan điểm của mình, họ tỏ thái độ chủ yếu là phê phán. Phái vị nhân sinh trong cuộc tranh luận với phái vị nghệ thuật về mối quan hệ giữa nội
90
dung và hình thức để bác bỏ những luận điểm của phái vị nghệ thuật khi phái này đề cao vai trò của hình thức mà bỏ qua nội dung của tác phẩm, phái vị nhân sinh đứng trên quan điểm Mác-xít, trên lập trường giai cấp đã đòi hỏi nhiệm vụ văn học là phải gắn với hiện thực xã hội. Với họ tác phẩm nghệ thuật không chỉ là bông hoa đẹp để say sưa thưởng thức quên mọi sự trên đời, mà ở đó nhà văn phải là chiến sĩ phát dương “tư tưởng, tình cảm, ý chí và quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy khi bàn về nội dung Truyện Kiều, phái vị nhân sinh đã đưa ra những quan điểm đối lập với phái vị nghệ thuật, nếu phái vị nhân sinh hết lời ca ngợi Truyện Kiều thì phái vị nghệ thuật lại cũng không tiếc lời chê Kiều, họ cho rằng Truyện Kiều có hại cho người bình dân, nó làm cho con người ta “nhiễm tinh thần hèn yếu của nó” [57, tr.139] vì “người xem, người đọc tất không khỏi có cái cảm giác buồn bã mà trụy lạc như khi đọc truyện của nhà thi sĩ ấy.
Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
...
Có trời mà cũng có ta.
Tu là cội phúc, tình là dây oan...”
[57, tr.138]
“Truyện Kiều làm cho con người ta tin ở số phận và văn Kiều xin cho quần chúng hàng phục đối với mọi cái thế lực áp bức” [57, tr.326]. Đứng trên lập trường giai cấp, phái vị nhân sinh yêu cầu nghệ thuật phải phục vụ những lợi ích thiết thực của cuộc sống. Nó phải phục vụ những lợi ích vật chất thiết thực của người bình dân trong cuộc mưu sinh, cho miếng cơm manh áo vì thế nghệ thuật chính là vũ khí lợi hại như gươm và súng, đấu tranh cho lợi ích của dân cày. Nhà văn phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của tầng lớp bình dân, vạch ra những uất ức, những nỗi bất bình, những điều áp bức, những hành vi tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị.
Họ không thể chấp nhận được việc một người phụ nữ khi bị áp bức chỉ biết nỉ non khóc lóc, họ yêu cầu người đàn bà phải “đứng phắt lên, tỏ ý tức giận và chống lại với sự áp bức ấy chẳng hơn ư?” [57, tr.326] nên dẫu họ vẫn công nhận: “văn
91
chương Truyện Kiều là hay là đẹp. Nhưng lý tưởng ấy là “sự có hại cho quần chúng” đó là triết lí của sự khuất phục nên họ sẵn sàng phê phán Kiều. Một tác phẩm như thế họ sẵn sàng đánh đổ: “Xét một áng văn cũng như một công trình nghệ thuật nào trước hết chúng tôi tìm cái lý tưởng của công trình ấy lợi hay hại cho giai cấp mình và cho sự tiến hóa chung của nhân quần. Nếu cái lý tưởng ấy là một cái lý tưởng lợi cho sự áp bức và lợi dụng quần chúng, thời chúng tôi sẽ đánh đổ, dù nghệ thuật có tài đến thế nào” [57, tr.139].
Như vậy có thể thấy, phái vị nhân sinh quá chú mục đến quan hệ giữa văn học và đời sống hiện thực, văn học và cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, chính sự nhìn nhận một chiều như thế không tránh khỏi sự thiên lệch bất cập trong cái nhìn về tác phẩm văn chương nói chung và Truyện Kiều nói riêng, không thấy được tấm lòng của Nguyễn Du gửi gắm qua nhân vật, không thấy được sợi chỉ đỏ nhân đạo trong Truyện Kiều, họ cho rằng “Cụ Nguyễn Du trong khi khóc thân thế cô Kiều bên Trung Quốc chẳng qua là để bày tỏ cái thân phận éo le của mình cùng bao nhiêu nỗi cay đắng về thời đại hậu Lê” [57, tr.91].
Như vậy khi xem xét mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cả hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh đều thể hiện cái nhìn sai lệch một chiều của mình, nếu phái vị nhân sinh quá đề cao đến đề tài, nội dung thì phái nghệ thuật vị nghệ thuật đề cao tài năng nghệ thuật, tính xã hội của văn chương, chính những sai lệch đó đã dẫn đến cái nhìn một chiều phiếm diện khi đánh giá Truyện Kiều, hai cách đánh giá Kiều thể hiện hai lập trường chính trị đối lập nhau của lớp trí thức đương thời. Một bên là thái độ thất vọng, bế tắc khi chứng kiến một loạt những thất bại của phong trào Yên Bái, tiếp tục là đến phong trào Xô Viết những năm 30 - 32, họ đứng ngoài cuộc đấu tranh, họ tìm đến thứ nghệ thuật chỉ chăm chỉ mô tả những gió, những mây, những trăng, những hoa, những mộng. Một hạng người lại đứng trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, họ đã nhúng tay vào thế sự, họ chủ trương lấy sinh mệnh của người bình dân làm chủ đích, nó xuất sản từ chỗ đói khổ đau thương, cạnh tranh, phấn đấu của giai cấp khốn cùng bấy lâu bị giày vò và áp bức.
92
Tiểu kết
Như vậy, các học giả đầu thế kỷ XX khi tranh luận về Truyện Kiều đã đưa tác phẩm ra ngoài mục đích của văn chương. Họ đã tranh luận về Truyện Kiều trên những lập trường tư tưởng, chính trị, ý thức hệ trái ngược nhau. Mỗi người đều nhìn nhận Truyện Kiều trên những quan điểm, lập trường riêng của mình, từ đó có sự phê bình, đánh giá khác nhau về Truyện Kiều. Các cuộc tranh luận thời kỳ này diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng. Có những cuộc tranh luận mà dư âm của nó còn kéo dài mãi về sau. Chính những ý kiến đó đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của các học giả thời kỳ này dành cho Truyện Kiều, đồng thời cũng thể hiện sức lan tỏa rất lớn của một tác phẩm được coi là kiệt tác của dân tộc. Sức lan tỏa ấy không chỉ dừng lại trong lĩnh vực văn học mà nó còn gây được sự chú ý và trở thành một phương tiện đắc lực để các học giả bày tỏ lập trường chính trị của mình. Điều đó càng chứng tỏ sức sống vượt thời gian, không gian của Truyện Kiều. Truyện Kiều xứng đáng là viên ngọc quý đã qua mài giũa.
93
CHƯƠNG 4