1.2. Một số vấn đề chung về nợ xấu ngân hàng
1.2.5. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng
Để đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc xử lý nợ xấu cũng nhƣ giải pháp xử lý phù hợp, khả thi và có hiệu quả thì phân tích nguyên nhân xấu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu phải thực hiện.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động trung gian của các tổ chức tài chính, do vậy bị ảnh hưởng từ rất nhiều nguyên nhân như: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng như điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đạo đức khách hàng và cả những yếu tố thuộc về chính bản thân ngân hàng.
1.2.5.1. Nhóm nguyên nhân khách quan - Điều kiện tự nhiên
Đây là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay nhƣ thiên tai, hoả hoạn, bão lụt, mất
mùa, dịch bệnh... nhất là các khoản cho vay nông nghiệp nông thôn, dẫn đến nợ xấu phát sinh. Đây là những nhân tố gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các ngân hàng thương mại, những nhân tố này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả ngân hàng thưuơng mại và khách hàng vay, những mất mát do nguyên nhân này cần được hỗ trợ đặc biệt từ Nhà nước và xã hội.
- Môi trường Kinh tế - xã hội
Với sự biến động liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô cũng nhƣ sự thay đổi về chính sách lãi suất, tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, thường xuyên thay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi chính sách tài chính, cơ chế sử dụng đất đai, đặc biệt là trong môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường thiếu bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển kinh tế không đồng đều cũng sẽ ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính chƣa đủ mạnh dẫn đến các hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp , khiến các đối tƣợng này dễ rơi vào thế bị động.
Với sự biến động lãi suất, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhanh, một phần nào đó sẽ làm gia tăng các khoản nợ xấu. Điều này có thể đƣợc giải thích dễ dàng, vì những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ mong muốn tìm đến những nguồn vốn khác thông qua thị trường chứng khoán. Vậy câu hỏi nào đƣợc đặt ra đối với những doanh nghiệp dám đối mặt chấp nhận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp nhận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, mất cân đối vốn, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và đương nhiên nguy cơ NX tăng lên từ nhóm đối tƣợng này.
- Môi trường pháp lý
Hoạt động tài chính của Ngân hàng chỉ có thể đạt hiệu quả cao dựa trên một hệ thống luật pháp vững chãi. Sự phát triển của hoạt động Ngân hàng đòi hỏi phải có một hệ thống luật hoàn chỉnh. hoạt động Ngân hàng nói chung và
Nợ xấu Ngân hàng nói riêng sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu dựa trên một môi trường pháp luật thiếu chặt chẽ, không hoàn chỉnh; sự không đồng nhất của hệ thống văn bản pháp luật tạo môi trường cho khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng, chây ỳ không chịu trả nợ hoặc gây khó khăn cho quá trình XLNX của Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng cũng trở nên kém lành mạnh, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, khoản nợ phải thu khó đòi nếu có một hệ thống pháp luật hay thay đổi, kém minh bạch, hiệu lực thực thi yếu , không đồng bộ, không thống nhất.
Hệ thống pháp luật vừa không hoàn chỉnh, vừa kém chính là cản trở lớn nhất đối với Ngân hàng trong việc XLNX tồn đọng và làm nợ xấu tăng cao. Sự bất cập, luật chồng luật khiến cơ quan hữu quan bị hạn chế trong việc xử lý tranh chấp về TSBĐ, các cơ chế về kế toán kiểm toán chƣa đủ sức mạnh thực hiện khiến số liệu không đủ minh bạch để thẩm định cho vay.
- Những điểm yếu kém trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thực trạng tình hình tài chính của Doanh nghiệp không cao, dẫn đến HĐKD của Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mặt khác khách hàng yếu kém trong xử lý và tổ chức SXKD, đặc biệt là xử lý tài chính, không có khả năng tính toán kỹ lƣỡng những khó khăn có thể xảy ra, không kiểm soát đƣợc thực trạng trong kinh doanh sẽ dẫn tới khách hàng sử dụng vốn vay không khả thi.
Ngoài ra, việc non kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp quá trình SXKD có hiệu quả, nhƣng vẫn thất thoát vốn, dẫn đến DN không đảm bảo đƣợc nguồn trả nợ, lấy vốn ngân hàng để đầu tƣ dài hạn, doanh nghiệp mất khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
- Một số vấn đề liên quan đến đạo đức khách hàng
Hiện nay có tình trạng một số Doanh nghiệp cố tình cung cấp hồ sơ tài liệu không chính xác cho Ngân hàng, chỉ cung cấp báo cáo tài chính nội bộ, nên gây sai lệch về kết quả thẩm định và quyết định cấp tín dụng, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ vay. Mặt khác, một số Doanh nghiệp không có ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng, sử dụng vốn vay
không đúng mục đích, chƣa kể một số chây ỳ kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, có tư tưởng sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán, móc ngoặc, lừa đảo Ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích để kiếm lời, vay nhƣng không có thiện chí trả nợ.
1.2.5.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính nội bộ các Ngân hàng.
Có thể do một chính sách tín dụng kém hiệu quả, sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, giám sát hay các vấn đề liên quan đến chất lƣợng nguồn nhân lực Ngân hàng.
- Chính sách tín dụng
Ngân hàng sẽ gặp phải nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tương đối cao, cấp tín dụng không đúng đối tƣợng nếu có một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất. Mặt khác, để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã có những chính sách chăm sóc khách hàng riêng trong đó đã bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hoá, tự ý hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng. Chính vì những món cho vay dưới chuẩn là bài học khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xuất phát từ thị trường tài chính Hoa Kỳ. Đây là những khoản cho vay chất lượng vô cùng thấp với mức rủi ro rất cao. Các khoản cho vay này không đƣợc xem xét hay thẩm định kỹ lƣỡng về khả năng thanh toán của KH nhƣ: thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản... thường là những khoản vay không có TSBĐ, hoặc TSBĐ một phần, KH không chứng minh đƣợc nguồn trả nợ đảm bảo. Mặc dù các khoản cho vay này chỉ chiếm 16% tổng số món cho vay thế chấp nhƣng nó lại chiếm tới hơn 50% các khoản vỡ nợ tại Hoa Kỳ.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm tra, kiểm soát của các NHTM nếu quá yếu kém và mang tính hình thức sẽ dẫn đến việc không phát hiện, xử lý kịp thời những trường
hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay và nợ xấu phát sinh là điều tất yếu, trong khi đó nhiệm vụ của công tác kiểm tra, kiểm soát là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động cho vay để ngăn ngừa rủi ro. Công tác kiểm tra chủ yếu trên bề mặt hồ sơ, không thực tế, đánh giá một cách chung chung.
Bên cạnh đó việc kiểm soát, theo dõi danh mục khoản vay không đƣợc thực thi một cách có hiệu quả; buông lỏng việc kiểm tra, giám sát tình hình SXKD và tình hình tài chính của KH, không kiểm soát hoặc kiểm soát thiếu chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của KH sẽ dẫn đến khả năng phát sinh NX trong tương lai.
- Chất lượng cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng Đối với một khoản cấp tín dụng, “Cán bộ tín dụng (CBTD) là người trực tiếp giao dịch với KH, nắm bắt đặc điểm cũng nhƣ chất lƣợng KH, chất lƣợng khoản vay. Điều này đòi hỏi CBTD phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng nhƣ khả năng phân tích, dự báo”. Một bộ phận CBTD sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao để cấu kết với KH, lợi dụng sự không chặt chẽ của luật pháp để làm lợi bất chính cho bản thân, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn cho NH, một bộ phận CBTD trình độ yếu kém, không đánh giá đƣợc hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay, sẽ dẫn đến nhận định cấp tín dụng cho KH sai lầm là nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đó chính là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Ngoài ra, năng lực lãnh đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo không tốt nhƣ: không sát sao với cán bộ, khoán trắng công việc cho CBTD; một số cán bộ năng lực yếu kém dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cho vay, hậu quả là chất lƣợng tín dụng không đạt hiệu quả; vấn đề rủi ro cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng.