Nợ xấu nói chung đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, thực tế một khoản nợ xấu thì cho biết rất ít vấn đề, để xác định bản chất vấn đề phải tìm hiểu đƣợc nguyên nhân của khoản nợ đó. Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả
năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn đƣợc.
Trên thực tế, các ngân hàng đều xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có chức năng quản lý và giám sát thường xuyên các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu là một trong những rủi ro mà ngân hàng khó tránh khỏi. Khi đó, bộ phận này sẽ thành lập một Hội đồng để nhận biết các khoản nợ xấu và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề này.
Có rất nhiều biện pháp để xử lý các khoản nợ xấu, sau đây là một số đề xuất:
- Yêu cầu doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính, cơ cấu lại và quản lý các khoản nợ.
- Chuyển nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có tiềm năng.
- Thực hiện mua bán các khoản nợ.
- Xử lý tài sản đảm bảo hoặc đòi nợ bên bảo lãnh.
- Trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng khoản dự phòng này.
“Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do NX gây ra bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ; tái cơ cấu các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp, gán nợ, xiết nợ; yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới; sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ hoặc xử lý từ quỹ DPRR tín dụng và các biện pháp tài trợ RRTD khác”.
1.3.2. Nội dung xử lý nợ xấu
Trên cơ sở xác định đƣợc nợ xấu, chính sách nợ xấu, việc xử lý nợ xấu cần có biện pháp xử lý triệt để trong khoảng thời gian và chi phí nhất định.
- Đôn đốc thu hồi nợ: Các NHTM cần tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ xấu để từ đó đề ra biện pháp đôn đốc thu hồi, xử lý phù hợp với từng khoản vay. Các biện pháp đôn đốc thu hồi chỉ nên thực hiện trong một
thời gian ngắn nhất định.
- Tái cơ cấu các khoản nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp: Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi. Sau khi thương lƣợng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng nhƣ nội dung cam kết của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cấp thêm vốn cho khách hàng nếu việc cấp thêm vốn giúp khách hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn và chắc chắn có hiệu quả, chứng khoán hóa các khoản nợ.
- Xử lý tài sản đảm bảo, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng chây ỳ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý TSBĐ như phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế cháp, gán nợ, xiết nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Để xử lý TSBĐ phải tuân thủ quy trình theo quy định, đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Bán các khoản nợ: “Biện pháp này đƣợc ngân hàng sử dụng đối với những khoản nợ khó khăn trong việc xử lý thu hồi. Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một TCTD hoặc tổ chức, cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn cao gọi là Công ty xử lý nợ xâu và khai thác tài sản (AMC - Asset Management Company), công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo”.
- Sử dụng nguồn DPRR tín dụng để bù đắp: “xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR là việc các ngân hàng sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ xấu, chuyển từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Đây là biện pháp XLNX chỉ có ý nghĩa
làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng; hiệu lực của HĐTD giữa ngân hàng và hàngkhách vay vốn giữ nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của NH đối với KH đƣợc pháp luật bảo đảm, ngân hàng không đƣợc thông báo cho khách hầng biết về việc XLRR tín dụng này”. Sử dụng biện pháp XLRR tín dụng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải dùng lợi nhuận từ HĐKD của mình để xử lý các khoản nợ.
- Sử dụng công cụ pháp lý để thu hồi nợ: Hồ sơ phải có đầy đủ tính pháp lý để tiến hành khởi kiện. Khách hàng buộc phải bàn giao TSBĐ và trả nợ khi có bản án của Tòa.
- Sự trợ giúp của chính phủ: Chính phủ có thể dùng ngân sách mua toàn bộ nợ xấu của NHTM để các NHTM không bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu đối với những khoản cho vay theo chính sách của chính phủ, giúp ngân hàng tập trung hơn vào HĐKD.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại:
- Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trả nợ theo hợp đồng cam kết. Tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc tính:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn
100%
Tổng dư nợ
Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn = [(tỷ lệ nợ quá hạn năm thực hiện - tỷ lệ nợ quá hạn năm trước) / tỷ lệ nợ quá hạn năm trước] x 100%
Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn gián tiếp đánh giá quy mô tăng giảm của các khoản nợ vay có vấn đề. Nếu mức này có trị số âm chứng tỏ khả năng quản trị RRTD của ngân hàng được cải thiện theo hướng tích cực, ngược lại ngân hàng phải xem xét đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay. Tuy nhiên, nợ
quá hạn chƣa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này đều dẫn đến tổn thất.
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, quý và cuối năm
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)
100%
Tổng dư nợ vay
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = [(tỷ lệ nợ xấu năm thực hiện - tỷ lệ nợ xấu năm trước) / tỷ lệ nợ xấu năm trước] x 100%
Tương tự mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ nợ xấu có giá trị dương thì rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng, khi mức giảm tỷ lệ nợ xấu tăng quá mức thì tình hình tài chính ngân hàng có khả năng bị suy giảm.
- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng
Dự phòng rủi ro (DPRR) là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho khách hàng của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ DPRR = DPRR được trích
100%
Dư nợ trong kỳ báo cáo
Tỷ lệ DPRR phản ảnh khả năng chống đỡ của Ngân hàng đối với các khoản tổn thất tín dụng, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc lập quĩ dự phòng rủi ro hàng năm. Mức giảm tỷ lệ DPRR tăng cho thấy danh mục cho vay của Ngân hàng tăng rủi ro tiềm ẩn và ngƣợc lại.
- Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ xóa nợ = Nợ xóa
100%
Tổng dư nợ vay
Nợ xoá ròng = dƣ nợ các khoản vay đã xoá nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện
pháp để đòi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng quản trị RRTD kém vì ngân hàng có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà không thể thu hồi và ngƣợc lại.