Tình hình nợ xấu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 67 - 75)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2016 -2018

2.2. Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Tình hình nợ xấu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long

2.2.1.1 Tình hình nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Thăng Long:

Năm 2018, Agribank Thăng Long hoàn thành chỉ tiêu về nợ xấu: So với kế hoạch đƣợc giao năm 2018 là thu 130 tỷ nợ xấu, tổng số dƣ nợ xấu cuối năm 2018 là 123,9 tỷ đồng.

Khi khoản vay phát sinh nợ xấu, cán bộ tín dụng và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank Thăng Long tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong thỏa thuận cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng của Agribank Thăng Long tiến hành phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các biện pháp xử lý nợ xấu mà Agribank đang áp dụng bao gồm bổ sung tài sản bảo đảm cho khoản vay; cơ cấu lại thời hạn

trả nợ; miễn, giảm lãi quá hạn, trong hạn; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ cho VAMC hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ. Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải đƣợc sự xét duyệt của các cấp có thẩm quyền phù hợp, cần thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của ban giám đốc, Phòng tín dụng đã phối hợp cùng với các Phòng chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành việc xuất hóa đơn bán tài sản đối với tài sản đảm bảo là Nhà máy Xi măng Thanh Liêm, đồng thời thực hiện thu nợ xử lý nợ xấu đối với khoản nợ của Công ty.

Thực hiện việc đấu giá, bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thành công đối với các khoản nợ của Cty CP Vận tải biển Viship (39 tỷ đồng), Cty Phúc Hƣng, KH Nguyễn Hữu Hƣng (2,3 tỷ đồng), Công ty Hoàng Cầm (1,3 tỷ đồng), KH Nguyễn Ngọc Vinh (230 triệu đồng)...

Hoàn tất mua lại nợ và hạch toán XLRR toàn bộ trái phiếu VAMC.

Kiểm soát đƣợc việc trích lập dự phòng rủi ro của toàn chi nhánh

Thu nhập từ hoạt động tín dụng trước đây chỉ chiếm ~ 30%/ tổng thu nhập của toàn chi nhánh nhƣng riêng năm 2018 tỷ lệ này đã tăng lên và chiếm tỷ trọng 49%/Tổng thu nhập toàn chi nhánh (234 tỷ đồng/475 tỷ đồng), tổng chi phí từ hoạt động tín dụng cũng giảm từ những tỷ lệ > 40%/tổng chi phí các năm trước thì đến năm 2018 chi phí vè trích lập chỉ chiếm ~ 11%/tổng chi toàn chi nhánh (39 tỷ đồng/381 tỷ đồng).

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu Agribank chi nhánh Thăng Long Giai đoạn (2016 - 2018)

Đơn vị tính: Tỷ đông, %

Chỉ tiêu Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017

+/- +/- +/- %

Tổng dƣ nợ 1.703 2.076 2.763 373 373 687 33

Nợ xấu 257 149 123 -108 -108 -26 -17

Tỷ lệ nợ xấu 15,1% 7,18% 4,5% -7,92% -7,92% -2.68% -37%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long)

Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank chi nhánh Thăng Long trong 03 năm (2016-2018) có chuyển biến tích cực, có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy dư nợ của Agribank chi nhánh Thăng Long có chiều hướng tăng mạnh qua các năm nhƣng dƣ nợ xấu, nợ quá hạn lại giảm qua các năm.

Số tiền nợ xấu năm 2018 chỉ còn 123 tỷ đồng, giảm 26 tỷ đồng so với năm 2017 và giảm 134 tỷ đồng so với năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống từ 15,1% năm 2016 xuống còn 4,5% năm 2018. Qua đó, thấy đƣợc nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu của Agribank chi nhánh Thăng Long đang đƣợc thực hiện rất tốt, không chỉ tăng trưởng không phát sinh thêm các khoản nợ xấu lớn mà còn thu hồi được các khoản nợ rủi ro từ trước. Đến 31/12/2018, nợ xấu của Agribank chi nhánh Thăng Long chỉ còn tập trung ở một số khách hàng sau:

Bảng 2.8: Nợ xấu của một số khách hàng lớn tại Agribank chi nhánh Thăng Long đến 31/12/2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Tên khách hàng Dƣ nợ Nhóm nợ

1 Công ty cho thuê tài chính I,

NHNo &PTNT Việt Nam 100 Nhóm 5

2 Công ty TNHH MTV CN tàu

thủy Cái Lân 14,278 Nhóm 5

3 Công ty CP Sản xuất thương

mại Dây & Cáp điện Đông Á 5,8 Nhóm 5

4 Ngô Quốc Ninh 1,12 Nhóm 5

5 Lâm Việt Hùng 1,22 Nhóm 4

6 Công ty Cổ phần đầu tƣ xây

dựng và TM Anh Phát VINA 1,88 Nhóm 3

7 Trần Thị Hà 1,0 Nhóm 5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long)

Dƣ nợ xấu của Agribank Thăng Long hiện tập trung vào hai khách hàng lớn là Công ty cho thuê tài chính I của Agribank Việt Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân trực thuộc Tổng công ty VINASHIN (hiện nay cơ cấu thành Tổng công ty công nghiệp tàu thủy). Đây là các khoản nợ lớn, việc xử lý gặp nhiều khó khăn do phải đợi chỉ đạo từ các cấp, ngành phía trên và các tài sản bảo đảm có tính đặc thù là tàu biển. Các khoản nợ xấu này đã tồn tại trong nhiều năm và chưa có phương hướng giải quyết.

Bảng 2.9: Nợ XLRR một số khách hàng lớn tại Agribank chi nhánh Thăng Long tính đến 31/12/2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Tên khách hàng Dƣ nợ gốc

1 Công ty cổ phần xi măng

Thanh Liêm 686,4

2 Công ty TNHH công nghệ

Việt Mỹ 51,6

3 Công ty TNHH nội thất thủy SEJIN -

VINASHIN 49,3

4 Công ty TNHH một thành viên Vận tải

Biển Đông 47,2

5 Công ty TNHH một thành viên Công

nghiệp tàu thủy Cái Lân 44,5

6 Công ty TNHH Tiến Phong 62,2

7 Công ty TNHH Phương Nam 88,5

8 Công ty Cổ phần vận tải biển VISHIP 10,2

9 Công ty Cổ phần vận tải biển VISHIP 130

(Nguồn: Tổng hợp nợ XLRR đến 31/12/2018 phòng tín dụng Agribank Thăng Long) Qua số liệu trên, ta thấy đƣợc nợ XLRR của Agribank chi nhánh Thăng Long tập trung vào một số ngành chính nhƣ: xi măng, vận tải tàu biển và nhóm khách hàng liên quan đến tập đoàn VINASHIN trước khi được tái cơ cấu.

- Dƣ nợ XLRR còn trên hệ thống hầu hết là các khoản khó thu hồi do:

+ Một số khoản nợ phải xử lý thông qua khởi kiện: Khoản nợ của

XNKD DNTN Trường Sơn, Cty Dây và Cáp điện Đông Á, Cty Phong Vân...

đòi hỏi nhiều thời gian xử lý.

+ Các KH có TSBĐ, nhƣng khi tiến hành xử lý TSBĐ trình Agribank lại chưa được phê duyệt phương án xử lý kịp thời: Khoản nợ của Cty Phương Nam, Cty Tiến Phong.

+ Một số khoản nợ có TSBĐ, tuy nhiên chủ tài sản đã chết/mất tích, KH vay lại có liên quan đến pháp luật: Khoản nợ của Nguyễn Hữu Huân, Cty Kim Cương Châu Phi, Cty Mạnh Nguyên...)

+ Các đơn vị còn thiếu tính chủ động trong việc phân tích nợ thường xuyên đối với khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để kịp thời đƣa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế thúc đẩy nhanh quá trình xử lý, thu hồi nợ.

+ Chất lƣợng kiểm tra, thẩm định khoản vay của cán bộ, kiểm soát còn hạn chế thể thiện ở việc lặp lại các thiếu sót tại hồ sơ khoản vay thông qua các kỳ kiểm tra chuyên đề, thanh tra NHNN dẫn đến nguy cơ rủi ro cao.

2.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Thăng Long

* Nhóm nguyên nhân khách quan

Rủi ro bất khả kháng: Agribank chi nhánh Thăng Long chủ yếu cho vay lĩnh vực thủy điện, nông sản; quá trình SXKD của khách hàng vay phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, diễn biến thời tiết nên mức độ tiềm ẩn rủi ro khá cao. Một số hộ gia đình, cá nhân vay vốn để tổ chức SXKD nhƣng gặp thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, mất giá... dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH.

Môi trường kinh doanh không thuận lợi: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với diễn biến bất ổn của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, sản xuất trong nước gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn

nhƣ sức mua kém, giá xăng dầu, giá điện, giá gas ngày càng gia tăng, doanh thu giảm sút. Từ những hệ lụy này làm cho DN đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Áp lực bởi các mối quan hệ bên ngoài: Ngoài các yếu tố rủi ro do nguyên nhân khách quan nêu trên, tình trạng quyết định cho vay đối với KH bởi tác động của một số mối quan hệ bên ngoài, tuy không lớn nhƣng cũng là một trong số các nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay vốn

Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực: Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính không minh bạch, cung cấp BCTC cho ngân hàng không trung thực, thể hiện kết quả kinh doanh có lãi tuy nhiên thực chất DN đang bị thua lỗ, gây khó khăn trong việc thẩm định đánh giá DN khi cho vay.

Năng lực xử lý yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ: Một số KH nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả, doanh thu ngày càng giảm do giá thành sản phẩm cao, chi phí lớn nhƣng hàng hóa chậm tiêu thụ, hàng tồn kho lớn;

trong khi đó DN kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay NH nên dễ dẫn đến thua lỗ, không thể hoàn trả đƣợc các khoản công nợ, trong đó có nợ vay NH. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.

Đầu tư vượt quá khả năng tài chính: Một số khách hàng năng lực xử lý còn hạn chế, đầu tƣ dàn trải không hiệu quả, dẫn đến kinh doanh thua lỗ.

Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Một số trường hợp cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, vay vốn lưu động để kinh doanh nhưng đầu tư vào tài sản DH, không sinh lời làm mất cân đối cơ cấu vốn, không sinh lợi nhuận để trả lãi vay, đồng thời không có nguồn thu để trả nợ NH.

Không có ý thức trả nợ Ngân hàng: Một vài trường hợp KH vay vốn, mặc dù có khả năng tài chính, có điều kiện thu nhập để trả nợ NH nhƣng cố tình trây ì, không có ý thức trả nợ ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu đối với các trường hợp này

thường rất khó khăn, do khách hàng không hợp tác với ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Do khối lƣợng công việc nhiều, số lƣợng khách hàng chuyên quản lớn nên CBTD ít có thời gian đi thực tế khách hàng, do đó không thể nắm bắt kịp thời thực trạng tình hình SXKD, tình hình tài chính của khách hàng, chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất lợi, rủi ro trong kinh doanh.

Hạ thấp các điều kiện vay vốn: Do áp lực về cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, áp lực về thực hiện kế hoạch tăng trưởng dư nợ... dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, hạ thấp các điều kiện tín dụng để cho vay nhằm lôi kéo khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao. Hậu quả của việc cho vay này là nợ xấu phát sinh nhanh chóng khi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả hoặc tình hình thị trường tài chính có biến động phức tạp.

Cán bộ cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp: Tình trạng cán bộ làm công tác tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố tình lách luật hoặc thông đồng với KH để cho vay những phương án, dự án không khả thi, kém hiệu quả vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm người. Hiện tượng này tuy không phải là phổ biến nhưng cũng ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của NH và quan trọng hơn là gây hậu quả xấu cho ngân hàng.

Năng lực, trình độ của cán bộ còn hạn chế: Cán bộ tín dụng một số nơi còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác; còn hạn chế trong việc phân tích các thông tin về thị trường, về lĩnh vực, ngành kinh tế, về tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của khách hàng nên không phát hiện đƣợc các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro; việc đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của khách hàng mới chỉ dựa vào các thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin “động” từ những kênh thông tin khác, dễ dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)