Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 48 - 52)

- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng.

Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện

việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng nhƣ can thiệp kịp thời nhƣ giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Nhƣ vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục đƣợc tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng đƣợc nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết.Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng nhƣ hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiềm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

- Việc xử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động của các AMC sẽ khác nhau, nhƣng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

- Việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh. Xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra. Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu đƣợc càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống ngân hàng cũng nhƣ nền kinh tế càng có lợi.

Cuối cùng đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn nhằm mục tiêu thu hồi vốn nhanh nhất và hạn chế tối đa thiệt hại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung đề cập đến một số nội dung khoa học chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại và các tác nhân của nó.

Hai là, phân tích cơ sở lý luận về quản lý nợ của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở đây luận văn đã hoàn thiện các khái niệm cơ bản nhƣ: xử lý nợ xấu, các nội dung của xử lý nợ xấu; đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá khả năng, hiệu quả của việc xử lý nợ xấu; đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ba là, học hỏi kinh nghiệm của các nước và rút ra bài học đối với Việt Nam trong công tác xử lý nợ xấu.

Trên đây là đóng góp mới về lý luận của luận văn đồng thời cũng là cơ sở, luận cứ cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp ở các chương sau.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)