Thực tiễn thực thi công tác phòng chống Hàng giả

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Thực tiễn thực thi công tác phòng chống Hàng giả

Tại Việt Nam thì hàng hóa giả mạo xuất hiện ngày càng nhiều, trên thị trường hiện nay dễ dàng tìm thấy những chiếc áo thun được gắn nhãn hiệu Polo trị giá 80.000 Đồng, chiếc áo thun được gắn nhãn hiệu Lacoste giá 100.000 Đồng hay những chiếc quần ba sọc được gắn nhãn hiệu Adidas trị giá chỉ vài chục ngàn Đồng.

Có thể nói chưa bao giờ thị trường hàng giả lại tấp nập, sôi nổi như hiện nay, số lượng hàng giả trên thị trường thậm chí còn nhiều hơn gấp nhiều lần số lượng hàng thật. Càng ngày công nghệ làm hàng giả càng tinh vi, đa dạng, khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm…

Nguy hiểm hơn hàng giả còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …

Đối với vấn đề phòng chống hàng giả, rất nhiều cơ quan thực thi có thẩm quyền điển hình như Thanh tra khoa học công nghệ, Quản lý thị trường, Công an kinh tế đều có thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, thực tế ba cơ quan có thẩm quyền này thường sử dụng các biện pháp như thương lượng, hòa giải, thuyết phục bên vi phạm tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm chứ hiếm khi tiến hành các biện pháp mạnh, mang tính răn đe như thanh tra trụ sở, nơi cư trú (đối với cá nhân) của bên vi phạm, ban hành quyết định xử phạt. Chỉ sau khi nghị định 99/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được ban hành công tác phòng chống hàng giả trên địa bàn mới có tín hiệu sáng sủa hơn, một vài cá nhân, tổ chức vi phạm đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan

quản lý thị trường, công an kinh tế đã ý thức hơn về vấn đề hàng giả, thường xuyên theo sát địa bàn nhưng vẫn chưa được sát sao và vẫn còn tình trạng giơ cao đánh khẽ, sợ trách nhiệm. Trong khi các cơ quan chức năng còn đang loay hoay, cố gắng hoàn thiện và áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN vào thực tiễn thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền SHCN ngày càng phức tạp, có thể thấy điều đó qua số liệu các vụ việc vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm.

Tại Báo cáo Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012 – 2015) năm 2013 và nhiệm vụ công tác năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Các lực lượng chức năng của các ngành38 đã tham gia xử lý 638 vụ xâm phạm quyền SHTT, trong đó có 600 vụ xử lý bằng biện pháp hành chính và 38 vụ được khởi tố với 58 bị can, đã tịch thu và tiêu hủy hàng ngàn tang vật vi phạm. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp, trao đổi với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) để xử lý vụ giả mạo nhãn hiệu PLUS, phối hợp với công an thành phố Hà Nội xử lý 20 vụ, phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công An) xử lý 12 vụ việc.

Đáng chú ý nhiều vụ việc giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lớn đã được phát hiện và xử lý kịp thời như: (i) vụ kinh doanh xe đạp điện giả mạo nhãn hiệu “BRIDGESTONE” (Nhật Bản) của Công ty DVMOTOR và Công ty CP liên doanh HTC đã bị Thanh tra Bộ KH&CN xử phạt 180 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 956 sản phẩm và toàn bộ sản phẩm giả mạo nhãn hiệu; (ii) vụ bán sản phẩm dược phẩm xâm phạm sáng chế của Công ty dược phẩm Khải Hoàn Vinh…

Theo Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), năm 2013 lực lượng cảnh sát kinh tế của 50 tỉnh/thành phố đã phát hiện 560 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã khởi tố 38 vụ, 58 bị can, phạt tiền trên 5,4 tỷ đồng. So với năm 2012, số vụ phát hiện đã tăng 248 vụ, số vụ khởi tố giảm 28 vụ, số tiền phạt tăng 3 tỷ đồng (năm 2012, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 276 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả, trong đó đã khởi tố 66 vụ, 74 bị can). Một

38 Đây là số liệu tổng hợp từ báo cáo của Thanh tra KH&CN, Thanh tra Bộ VHTTDL, Bộ Thông tin và Truyền thông; Công an.

số vụ việc điển hình đã được cơ quan cảnh sát kinh tế xử lý là: (i) vụ triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda (trị giá khoảng 500 triệu đồng) của Phòng Cảnh kinh tế - Công an TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Văn Nhựt cầm đầu. Cơ quan công an đã xử phạt hành chính 06 đối tượng với số tiền phạt 1,5 tỷ đồng; (ii) vụ Phòng cảnh sát kinh tế - Công an Hà Nội, triệt phá đường dây và bắt giữ Nguyễn Đức Hiển – Giám đốc công ty Cổ phần thương mại Đức Huy buôn bán hơn 5 nghìn tấn hàng (thiết bị hoa sen, vòi tắm, ước tính hơn 1 tỷ đồng) và hàng trăm bộ tem nhãn giả mạo nhãn hiệu INAX, Viglacenra, American Standard, Sơn Hà;

(iii) Vụ triệt phá buôn bán thuốc tân dược giả (trị giá hàng hóa khoảng 1 tỷ đồng) do các đối tượng Nguyễn Thị Bích Châu và Nguyễn Trung Hòa thực hiện của Công an TP Hồ Chí Minh. Các vụ việc đều đã được khởi tố.

Cơ quan QLTT các cấp đã tiến hành xử lý 13.037 vụ hàng giả, kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và đã xử phạt tiền đối với các đối tượng với tổng số tiền phạt lên tới 57 tỷ đồng và xử lý hàng loạt hàng hóa vi phạm chất lượng và giả mạo SHTT (trị giá trên 32 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm năm 2013 ngành hải quan có khoảng gần 200 nhãn hiệu hàng hóa các loại còn hiệu lực đăng ký kiểm tra, giám sát tại cơ quan Hải quan.

Ngành Hải quan cũng bắt giữ và xử lý một khối lượng lớn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: thuốc lá (523.000 bao); rượu (1.011.000 chai); mỹ phẩm (30.000 sản phẩm); thực phẩm chức năng (27.850 kg); đồ chơi trẻ em (60.000 kg);

hàng thời trang (83.000 sản phẩm); linh kiện máy tính, điện tử (5.000 sản phẩm)…

Tại Báo cáo Tình hình thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012 – 2015) năm 2014 và nhiệm vụ công tác năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các lực lượng chức năng của các ngành đã tiếp nhận 18.329 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả (tăng trên 4.000 vụ so với năm 2013). Các lực lượng chức năng đã xử lý 18.209 vụ việc, phạt tiền 18.034 vụ việc với tổng số tiền phạt trên 73 tỷ đồng; khởi tố 120 vụ án về hàng giả và xâm phạm SHTT với 196 bị can; cơ quan kiểm sát đã truy tố 84 vụ/140 bị can.

Thanh tra ngành KH&CN đã tiếp nhận và xử lý 155 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền SHCN, công nhận thỏa thuận của các bên 26 vụ, phạt cảnh cáo 10 vụ, phạt tiền 66 vụ với số tiền xử phạt 2,1 tỷ đồng và tiêu hủy nhiều sản phẩm, hàng hóa vi phạm. Thanh tra Bộ KH&CN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 42 cơ sở có hành vi xâm phạm quyền SHCN (chủ yếu là về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại), hành vi giả mạo nhãn hiệu và hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHCN, trong đó: cảnh cáo 05 cơ sở; phạt tiền 37 cơ sở với tổng số tiền phạt 1.652 triệu đồng; tịch thu để tiêu hủy hàng trăm sản phẩm thời trang (quần áo, giày dép, túi xách, thắt lưng...) giả mạo nhãn hiệu “Hermès”,

“Harley”, “Escada”, sản phẩm dập ghim giả mạo nhãn hiệu “PLUS”; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hàng chục nghìn sản phẩm xâm phạm quyền SHCN, cạnh tranh không lành mạnh, mà chủ yếu là sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ uống (rượu, nước giải khát...), thanh nan cửa cuốn; buộc tiêu hủy hàng chục nghìn vỏ hộp, tem nhãn vi phạm.

Theo Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 665 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất buôn bán hàng giả (tăng 105 vụ so với năm 2013), trong đó đã khởi tố 120 vụ về hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ với 196 bị can (tăng 82 vụ/138 bị can so với năm 2013). Lực lượng cảnh sát đã phạt tiền 467 vụ, thu nộp ngân sách 11,769 tỷ đồng, tịch thu tiêu hủy trên 500 nghìn sản phẩm vi phạm các loại.

Một số vụ việc điển hình đã được cơ quan cảnh sát kinh tế xử lý là: (i) vụ bắt giữ 1,25 tấn nguyên liệu thành phẩm, bán thành phẩm bột canh, bột ngọt giả các nhãn hiệu Hải Châu, Ajinomoto, Vedan… của đối tượng Nguyễn Văn Vĩnh (Bắc Giang); (ii) vụ bắt giữ 15 tấn hàng giả và nguyên liệu sản xuất hàng giả mặt hàng nước súc miệng, dung dịch vệ sinh của PC 46 Công an tỉnh Nghệ An thực hiện đối với hai đối tượng Thân Hữu Phước, Lương Thanh Thùng (trú tại TP Hồ Chí Minh);

(iii) vụ bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Máng của PC 46 Công an TP Hải Phòng về hành vi sản xuất bột ngọt giả nhãn hiệu “Ajinomoto ”, thu giữ 4 tấn bột ngọt do Trung Quốc sản xuất làm nguyên liệu sản xuất hàng giả và các loại sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu uy tín khác....

Cơ quan Hải quan cũng bắt giữ và xử lý một khối lượng lớn hàng giả, xâm phạm quyền SHTT: bắt giữ 1.272 đèn sưởi phòng tắm xâm phạm nhãn hiệu Braun;

37.020 bộ quần/áo thời trang, thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas, Puma, Nike;

2.325 sản phẩm nước hoa giả mạo nhãn hiệu; 800 thùng phụ gia dầu nhờn giả mạo nhãn hiệu PT và hình; 5.000 hộp đựng kính mắt giả mạo nhãn hiệu Crocodile,…

Cơ quan quản lý thị trường các cấp đã kiểm tra, xử lý 17.396 vụ hàng giả, kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, đã xử phạt tiền 57,6 tỷ đồng đối với các đối tượng vi phạm và xử lý những hàng hóa vi phạm chất lượng, giả mạo SHTT (trị giá trên 35,9 tỷ đồng).

Ngành kiểm sát đã khởi tố 118 vụ án/170 bị can với các tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuộc phòng bệnh và sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuộc bảo vệ thực vật. Cơ quan kiểm sát đã truy tố 84 vụ/140 bị can.

Thực tế cho thấy, các nhãn hiệu nổi tiếng bị vi phạm thông thường là những nhãn hiệu gắn trên các sản phẩm nhỏ, dễ làm, dễ tẩu tán, dễ tiêu thụ, và không cần vốn đầu tư lớn (Việc làm giả các sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu Lacoste, Chanel, D&G (Dolce&Gabbana), Calvin Klein dễ dàng hơn làm giả máy bay Boeing hay xe hơi BMW). Hình thức vi phạm chủ yếu hiện nay là gắn nhãn hiệu giống hệt (identical mark) lên sản phẩm bị làm giả. Bởi vì bản thân nhãn hiệu nổi tiếng (bao gồm dấu hiệu, màu sắc, chữ viết, hình ảnh...) đã được người tiêu dùng thừa nhận, nhận biết một cách dễ dàng nhưng chất lượng của sản phẩm giả gắn nhãn hiệu nổi tiếng thì không thể biết được, khó mà kiểm soát, đánh giá39.

Đối với trường hợp nhãn hiệu bị vi phạm đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại một hay nhiều quốc gia trên thế giới thì bất kì cá nhân, tổ chức nào có một trong các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 6bis Công Ước Paris, chủ văn bằng bảo hộ hoặc người sử dụng hợp pháp nhãn hiệu nổi tiếng có quyền áp dụng các hình thức xử lý thích hợp. Trước hết, họ có quyền áp dụng các quy định bảo hộ

39 http://thongtinphapluatdansu.blogspot.com/2008/08/mt-s-vn-nhan-hiu-hang-hoa-ni-ting.html

nhãn hiệu nói chung. Tức là: nếu “bên bị vi phạm” và bên “vi phạm” đều là thành viên của công ước Paris thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu quốc gia có bên vi phạm sử dụng các công cụ pháp lý thích hợp để ngăn chặn có hiệu quả tất cả các hành vi vi phạm. Ngoài ra, họ còn có quyền khởi kiện tại toà án (cả toà án quốc tế) và các cơ quan hành chính có thẩm quyền khác (được quy định tại điều 10 - Công ước Paris). Trong trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm hoặc một trong hai bên không phải là thành viên của Công ước Paris thì việc giải quyết được tiến hành theo sự thoả thuận của hai bên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu vi phạm. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ được quy định không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng kí nhãn hiệu vi phạm được đăng ký (điều 6 bis- Công ước Paris).

2.1.1. Tình trạng tiêu cực trong công tác thực thi

Hiện nay tình trạng “giơ cao đánh khẽ”, “bắt cóc bỏ dĩa” rất đáng báo động, dễ nhận thấy trong công tác thực thi chống hàng giả của các cơ quan chức năng tại địa phương. Đội ngũ thực thi chỉ chăm chăm chạy theo thành tích, thi đua khen thưởng, không chú trọng hiệu quả thực thi, không theo đuổi vụ việc đến nơi đến chốn, một số cơ quan tại địa bàn quận, huyện còn có hành vi bao che, dung dưỡng cho các đối tượng vi phạm.

Một trong những điển hình cho thực trạng này là các đội QLTT quận. Ví dụ đội QLTT 1B có trách nhiệm quản lý, thực thi công tác chống hàng giả trên địa bàn quận 1, quận được xem là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất nhì Việt Nam. Đội QLTT 1B nắm rất rõ những cửa hàng, đối tượng kinh doanh hàng giả trên địa bàn mình, có những cửa hàng bị xử phạt 3-4 lần/năm vẫn hoạt động kinh doanh như chưa hề có điều gì xảy ra. Trong quá trình hành nghề tác giả đôi lần được cùng Đội QLTT 1B đến kiểm tra các cửa hàng bán quần áo thể thao trên đường Lưu Văn Lang, quận 1 kinh doanh rất nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike. Khi vào cửa hàng kiểm tra, nhìn thoáng qua cũng có thể nhận ra có trên 300 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu hay còn gọi là hàng giả Adidas, Nike. Thế nhưng khi chính thức lập biên bản làm việc với chủ cửa hàng vi phạm thì Đội

QLTT 1B chỉ ghi nhận có 3 đôi giày adidas và 2 đôi giày Nike có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và yêu cầu các bên liên quan trong đó có tác giả với tư cách là đại diện sở hữu công nghiệp cho Adidas ký xác nhận vào biên bản. Căn cứ vào biên bản trên đội QLTT 1B sẽ chỉ xử lý hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu đối với 5 đôi giày trên và đưa ra mức xử phạt rất thấp theo kiểu hình thức, không mang tính chất răn đe, xử lý vi phạm triệt để. Những cửa hàng như thế sau khi nộp phạt vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh rầm rộ như bình thường và chỉ khi nào đến đợt thi đua thì mới bị Đội QLTT 1B xuống kiểm tra, nhắc nhở. Do đó tình trạng vi phạm trên địa bàn không có dấu hiệu suy giảm.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)