Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.8. Tiểu kết luận Chương 2

3.1.2. Giải pháp đề xuất

- Cần tăng mức phạt hành chính, xử phạt thật nặng, nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, làm sao cho mức phạt đủ sức răn đe, khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp đã, đang và sẽ có ý định thực hiện các hành vi xâm phạm không dám thực hiện, chấm dứt các hành vi vi phạm. Mức phạt nặng có thể khiến cá nhân, doanh nghiệp vi phạm đối mặt với tình trạng phá sản, lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính nếu như bị kết luận là có hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại của chủ thể khác. Điều này chúng ta có thể học hỏi các quy định pháp luật tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Singapore hay Nhật Bản. Hiện nay khung hình phạt hành chính được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại điều 14 (đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh) và điều

12 (đối với hành vi Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) thì mức phạt cao nhất dành cho cá nhân chỉ là 250 triệu đồng, doanh nghiệp là 500 triệu đồng. Việc tăng mức xử phạt hành chính sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp so sánh lợi ích và rủi ro để cân nhắc có nên vi phạm hay không, dưới góc nhìn kinh tế luật đây là một giải pháp hiệu quả khi vừa có thể tăng nguồn thu cho ngân sách vừa có thể giảm tỉ lệ phạm tội.

- Vấn đề thẩm quyền của các cơ quan thực thi chủ yếu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhìn chung đây là hai nghị định có chất lượng khá tốt nhưng vẫn còn có thể cải thiện một số điểm như đối với hành vi Sản xuất, buôn bán hàng hóa giả có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền như QLTT, Thanh tra KHCN, Công an và thậm chí Hải quan nếu hành vi vi phạm diễn ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa. Cần có sự phân chia, tách bạch thẩm quyền cụ thể ví dụ như hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thuộc thẩm quyền xử lý của Công an, từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc thẩm quyền giải quyết của QLTT, những trường hợp cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm thì thuộc thẩm quyền của Thanh tra KHCN. Điều đó có thể hạn chế việc các cơ quan thực thi đùn đẩy cho nhau, “cha chung không ai khóc”.

- Cần xem xét bổ sung chế tài hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, đây là biện pháp có sức ảnh hưởng, răn đe thật sự đối với các đối tượng xâm phạm. Các đối tượng vi phạm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông thường có kiến thức, tài sản hay địa vị nhất định trong xã hội. Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, đã xuất hiện nhiều chủ doanh nghiệp hay cá nhân giàu có sở hữu khối tài sản lên đến

vài ngàn tỷ nhờ vào các hoạt động thương mại bất chính, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Lúc này đây thì chế tài hành chính không còn đủ sức răn đe với nhóm đối tượng này, chỉ có chế tài hình sự mới đủ sức răn đe, phòng ngừa, mang lại áp lực cho các cá nhân, doanh nghiệp này. Do đó việc bổ sung chế tài hình sự đối với loại tội phạm này sẽ góp phần giảm tỉ lệ phạm tội đáng kể.

- Cần có văn bản hướng dẫn của Tòa Án như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết những trường hợp, dấu hiệu nào có thể áp dụng tội danh “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, các trường hợp nào có thể áp dụng tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả” vì khung hình phạt cho hai loại tội danh này rất khác biệt, không thể để sự nhập nhằng tồn tại. Sự phân biệt rõ ràng, tách bạch giữa hai loại tội danh này là cần thiết nhằm đem đến sự công bằng cho việc xét xử, tránh xảy ra trường hợp những vụ việc có tính chất tương tự nhau nhưng lại được áp dụng pháp luật khác nhau dẫn đến kết quả khác xa nhau hoàn toàn.

- Bổ sung quy định các tiêu chí chi tiết mà một nhãn hiệu cần thỏa mãn để được chấp nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam trong Luật SHTT hay trong các văn bản dưới luật. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác thực thi của các cơ quan chức năng trong việc bảo hộ quyền SHCN của các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vì phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng thường sẽ rộng hơn so với một nhãn hiệu thông thường. Điển hình là quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 129 Luật SHTT, nếu một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thì bất kỳ hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá vẫn được xem là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Hiện nay đang có một khoảng cách lớn giữa quy định pháp luật và thực tiễn trong việc công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, tuy Luật SHTT đã có quy định 8 tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng nhưng

lại không có bất kỳ công văn nào hướng dẫn chi tiết hơn, đánh giá nhãn hiệu cụ thể như thế nào mới được xem là thỏa mãn từng tiêu chí. Ví dụ như cần bao nhiêu quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng, cần bao nhiêu quốc gia chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hay tiêu chí uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu như thế nào mới được chấp nhận.

Ngoài ra cần học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển như Mỹ, Nhật để ban hành danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng được Việt Nam công nhận. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam gia nhập các hiệp định lớn như TPP, Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan gồm Nga – Belarus – Kazakhstan, Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, tránh tình trạng tranh chấp phát sinh khi cùng một nhãn hiệu nhưng quốc gia này công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, quốc gia khác lại không công nhận.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)