Dưới góc nhìn kinh tế luật

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.4. Dưới góc nhìn kinh tế luật

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, dưới góc nhìn của các nhà kinh tế tất cả mọi thứ đều có thể cân, đo, đong, đếm, qui ra giá trị bằng tiền. Do đó các nhà kinh tế trước khi ban hành một chính sách nào đều sẽ phải tính toán thật kĩ điều này sẽ ảnh hưởng doanh nghiệp mình như thế nào, cân bằng các lợi ích của các bên ra sao. Một nền kinh tế thị trường với đa dạng các ngành nghề và chủng loại hàng hóa thì người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp

và theo họ là tốt nhất. Song, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải chú trọng trong việc tạo dựng bản sắc riêng cho nhãn hiệu của mình. Bản sắc nhãn hiệu chỉ xuất hiện trong tâm trí của khách hàng mục tiêu khi mà họ bị hấp dẫn bởi giá trị mà nhãn hiệu ấy mang lại. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng cho nhãn hiệu của mình một bản sắc riêng, không bị pha trộn hay bị gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác44.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc này. Bởi vì, để xây dựng được một nhãn hiệu có sức sống lâu dài, có thể duy trì qua nhiều xu hướng đổi thay đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về tư duy và chi phí. Điều đó lý giải tại sao nhiều doanh nghiệp ra đời sau thường ăn theo nhãn hiệu có uy tín trước đó để đặt tên cho nhãn hiệu của mình, hoặc lấy tên nhãn hiệu gần giống với tên của nhãn hiệu nổi tiếng đã được người tiêu dùng tin cậy. Cụ thể trong trường hợp này, các doanh nghiệp nhỏ, sinh sau đẻ muộn gần như không thể cạnh tranh thị phần với các đại gia nước ngoài lắm tiền nhiều của (các tập đoàn đa quốc gia), nhiều doanh nghiệp đã quyết định thực hiện những hành vi trái chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường hòng giành giật thị phần. Khi ấy, đưa lên bàn cân giữa việc có thể kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ mức độ nghiêm khắc, các doanh nghiệp sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ pháp luật, chịu phạt vi phạm và tiếp tục hành vi vi phạm. Lúc này liệu rằng pháp luật có còn được tôn trọng hay doanh nghiệp chỉ đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu khi pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe, chưa có sức nặng cần thiết buộc doanh nghiệp phải tuân thủ.

Một ví dụ minh họa cho trường hợp này, nếu bạn xả rác, khạc nhổ ngoài đường tại Singapore bạn sẽ chịu mức phạt tối thiểu là 500 đô la Singapore, tự nhiên bản thân sẽ suy nghĩ, đắn đo trước khi làm mà không dám vứt rác, khạc nhổ bừa bãi vì mức phạt ấy đủ sức răn đe, gây ra một áp lực, sức ép cần thiết khiến các đối tượng “chùn chân” khi có ý định phạm tội.

44 https://quynhtrangduong.wordpress.com/2013/11/22/tinh-hinh-xam-pham-quyen-doi-voi-nhan-hieu-ten- thuong-mai-tren-the-gioi-va-viet-nam/

2.4.1. Các mức phạt, chế tài hiện nay liệu có hiệu quả chưa, đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm không

Hãy nhìn vào khung hình phạt hành chính được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại điều 14 (đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh) và điều 12 (đối với hành vi Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) thì mức phạt cao nhất dành cho cá nhân chỉ là 250 triệu đồng, doanh nghiệp là 500 triệu đồng, 1 con số chưa đủ sức răn đe và khiến các doanh nghiệp “chùn chân”. Tuy nhiên thường ít khi nào các cơ quan chức năng áp dụng mức phạt cao nhất này mà sẽ áp dụng các mức phạt ở các khung thấp hơn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, điều đó vô hình chung càng khiến doanh nghiệp không ngần ngại đối mặt với các quy định của pháp luật. Hơn nữa các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung chưa được thực thi đúng mức do sự không đồng bộ, thiếu hợp tác giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan thực thi.

Tại Việt Nam hiện nay chưa có chế tài hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, chế tài hình sự trong thực tiễn xét xử liên quan đến vấn đề hàng giả thỉnh thoảng cũng được áp dụng, xu hướng sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai vì đây là biện pháp có sức ảnh hưởng, răn đe thật sự đối với các đối tượng vi phạm. Thực tiễn chỉ ra rằng Viện Kiểm Soát thông thường sẽ truy tố theo một trong hai tội sau : tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình Sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 với khung hình phạt tù tối đa với loại tội phạm này chỉ từ sáu tháng cho đến ba năm, có thể kèm theo các hình phạt bổ sung khác hoặc tội “Buôn bán hàng giả“ theo Điều 156 Bộ Luật Hình Sự với khung hình phạt tù tối đa với loại tội phạm này là bảy năm đến mười lăm năm, có thể kèm theo các hình phạt bổ sung khác. Dễ dàng nhận thấy khung hình phạt, mức xử lý và mức độ phạm tội cho hai tội danh này là rất chênh lệch vì một tội được phân vào loại tội phạm rất nghiêm trọng và còn một tội chỉ được phân vào loại tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy vẫn có sự nhập nhằng trong việc xác định hành vi phạm tội thuộc vào tội danh nào, đôi

khi cùng tính chất, dấu hiệu phạm tội, hành vi chủ thể gắn nhãn hiệu của chủ thể khác đã được bảo hộ lên hàng hóa, sản phẩm của mình nhưng có Tòa thì áp dụng Điều 156 BLHS xác định là tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, có Tòa thì lại áp dụng Điều 171 BLHS để xác định là tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Thực tế nhiều vụ việc dù bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng bị cáo vẫn “gỡ”

được, chỉ phải gánh chịu mức phạt tiền tương đối nhẹ nhàng (50 triệu đồng) như một vụ việc dưới đây mà tác giả sẽ phân tích căn cứ theo Bản án số 52/2014/HSST ngày 19/3/2014 – Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP. HCM trong phần dưới góc nhìn từ các bản án thực tiễn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tội danh này chính là sản phẩm, hàng hóa được gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác có được xác định là hàng giả hay không, nếu xác định là hàng giả thì tội danh và khung hình phạt nặng hơn rất nhiều. Lợi dụng điều này thực tế hiện nay nhiều đối tượng phạm tội và cả cơ quan chức năng đã cố tình lách luật, có những tiêu cực trong công tác thực thi quyền SHCN.

2.4.2. So sánh lợi ích kinh tế mà chủ thể vi phạm có thể đạt được với hậu quả pháp lý phải gánh chịu

Như đã phân tích ở trên mức phạt vi phạm tối đa cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu chỉ là 500 triệu đồng. Trong khi đó chủ thể vi phạm có thể đạt được những lợi ích kinh tế khổng lồ, lớn hơn rất nhiều từ những nhãn hiệu có tên tuổi, nổi tiếng trên toàn thế giới, được xây dựng và phát triển qua bao nhiêu năm, đã tạo được niềm tin và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Họ có thể tận dụng được lượng khách hàng khổng lồ sẵn có của các nhãn hàng đó, dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm của mình khi khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, tưởng đây là các sản phẩm được sản xuất/hợp tác sản xuất/liên kết với các tập đoàn đa quốc gia mà không phải đầu tư quá nhiều tiền bạc, công sức để xây dựng nên một nhãn hiệu mới mà điều này lại mang nhiều rủi ro về mặt kinh tế, không chắc sẽ chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng. Dựa vào đó các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng kiếm được thị phần cho riêng mình, có nguồn lợi nhuận ổn định để tồn tại cũng như phát triển các dự án khác.

Không quá khi nói sản xuất, kinh doanh hàng giả là một ngành siêu lợi nhuận.

Do đặc điểm là ăn theo các nhãn hiệu nổi tiếng nên không tốn chi phí đầu tư đầu vào, hàng hóa có thể tiêu thụ mà không cần bỏ thêm bất kỳ chi phí quảng cáo, Marketing gì cả, chuyện một vốn năm lời là bình thường trong ngành công nghiệp này, đôi khi lợi nhuận còn nhiều hơn thế nếu biết cách làm ăn. Chính vì lợi nhuận khủng khiếp nên sản xuất, buôn bán hàng giả thu hút, lôi kéo được nhiều thành phần, mọi đối tượng trong xã hội tham gia trên nhiều địa bàn, khu vực địa lý khác nhau.

Tác giả đề cập đến một vụ việc mà tác giả có cơ hội tham gia trong quá trình hàng nghề thực tiễn.

Vụ việc diễn ra ngày 27/8/2012, Đội QLTT quận 10 sau khi kiểm tra thực tế cửa hàng số 250 đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, TpHCM đã lập biên bản và mời chủ hộ kinh doanh của cửa hàng là bà Phạm Thị Hai lên trụ sở Đội làm việc.

Biên bản làm việc tại Đội QLTT quận 10 ghi nhận Đội đang tạm giữ năm mươi (50) chiếc áo khoác thể thao mang nhãn hiệu Adidas, xuất xứ Việt Nam có giá từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Tổng giá trị hàng hóa của bà Hai bị thu giữ là 6.300.000 đồng. Tại đây bà Hai có khai là mua lại của người lạ, không biết địa chỉ, nơi ở cụ thế, không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc. Tuy nhiên biên bản không ghi nhận giá bà Hai mua của đối tượng kia, theo trao đổi với bà Hai thì tác giả được biết bà Hai mua với giá khoảng 20.000 đến 25.000 đồng cho một chiếc áo khoác và bán lại với giá từ 100.000 đến 150.000 đồng. Như vậy có thể thấy một chiếc khoác áo thể thao mang nhãn hiệu Adidas bán được bà Hai có thể lời từ 80.000 đến 125.000 đồng khi mà vốn bỏ ra chỉ bằng một phần tư, trong khi nếu không may mắn bị QLTT kiểm tra, bắt giữ thì bà Hai cũng chỉ bị phạt vài triệu đồng - một khoản tiền không đáng kể mà chỉ cần bán trót lọt vài lô hàng thì lợi nhuận của bà Hai đã hoàn toàn bù đắp được khoản tiền đó.

2.4.3. Sự thiệt hại nặng nề của những nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ quý giá, được ví như linh hồn của doanh nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất

hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng45 và được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Các công ty hàng đầu thế giới hàng năm đều dành ra một khoản ngân sách khổng lồ cho các hoạt động quảng cáo nhằm tăng tính nhận diện thương hiệu của mình (brand’s awareness). Cụ thể trong năm 2014, Coca-Cola đã dành tổng cộng 3,499 tỉ USD cho các hoạt động quảng cáo. Con số tương tự vào 2 năm trước đó lần lượt là 3,266 tỉ USD và 3,342 tỉ USD. Chi phí quảng cáo của Coca Cola chiếm 6,9 % tổng doanh thu hàng năm của công ty. So sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành với Coca-Cola, có thể thấy các hãng đồ uống lớn nhất thế giới đang chi mạnh tay cho quảng cáo - marketing đến thế nào. PepsiCo, đối thủ truyền kiếp của Coca-Cola, dành đến 3,9 tỷ USD chi cho các hoạt động quảng cáo và marketing, chiếm 5,9% tổng doanh thu 2013 của hãng. Dr Pepper Snapple Group, nhà sản xuất nước giải khát lớn thứ 3 của Mỹ, dành ra 486 triệu USD cho quảng cáo năm 2013. Còn Monster Beverage, đại gia dẫn đầu ngành đồ uống năng lượng, chi 181,8 triệu USD cho quảng cáo46.

Hàng năm Interbrand đều công bố danh sách những nhãn hiệu giá trị nhất năm, có những nhãn hiệu giá trị thương mại được định giá hơn 100 tỷ Đô la Mỹ (như nhãn hiệu được định giá cao nhất năm 2015 là Apple với giá trị hơn 170 tỷ Đô la Mỹ). Thế nhưng khi vào thị trường Việt Nam, các nhãn hiệu của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng khắp thế giới như Apple, Google, Intel, Nike, Adidas, Louis Vuitton, Hermes…. phải đối mặt với tình trạng bị vi phạm nghiêm trọng, rất nhiều doanh nghiệp Việt nam cố ý gây nhầm lẫn đặt tên doanh nghiệp mình hoặc tên tiếng Anh của doanh nghiệp tương tự, giống với các nhãn hiệu nổi tiếng của các tập đoàn này khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng đây là chi nhánh, đại lý hoặc có mối quan hệ hợp tác làm ăn với các tập đoàn nổi tiếng nhằm kiếm được nguồn thu khổng lồ từ các nhãn hiệu nổi tiếng trên. Vô hình chung điều đó làm mất uy tín trong mắt người

45 Khoản 20, Điều 4, Luật SHTT sửa đổi 2009.

46http://genk.vn/bi-mat-gay-soc-trong-lon-coca-cola-gia-8000d-tien-quang-cao-gan-5000d-nguyen-vat-lieu- chi-300d-20160919122440086.chn

tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, sụt giảm giá trị thương mại của những nhãn hiệu nổi tiếng - điều mà khó có gì bù đắp nổi.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả 2 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)