CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ
3.2. Nhóm các giải pháp về thực thi
- Tình trạng “giơ cao đánh khẽ”, “bắt cóc bỏ dĩa” hiện nay diễn ra rất phổ biến và thường xuyên từ cấp trung ương cho đến địa phương. Đội ngũ các bộ thực thi chỉ chăm chăm vào thành tích thi đua, khen thưởng mà không quan tâm đến hiệu quả công tác thực thi. Do đó cần có biện pháp ngăn chặn những tình trạng làm theo “phong trào”.
- Sự thiếu hợp tác, tinh thần trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đặc biệt là giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế Hoạch Đầu Tư) và cơ quan thực thi. Mặc dù đã có Quyết định xử phạt kèm biện pháp khắc phục hậu quả nhưng một số cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương vẫn không hỗ trợ xử lý buộc đổi tên của doanh nghiệp vi phạm. Thanh tra Sở KHCN hiếm khi ra quyết định xử phạt, không thể khắc phục hậu quả cũng vì lo ngại quyết định không được thực hiện, ảnh hưởng thành tích thi đua.
- Quy trình xử lý vi phạm quá nhiêu khê, phức tạp. Trải qua quá nhiều bước không thật sự cần thiết làm vụ việc kéo dài, ví dụ như thủ tục thông báo mời đương sự có liên quan tham gia cuộc họp, nếu đương sự không tham gia thì
Thanh tra Sở/Bộ vẫn tiếp tục thủ tục mời họp lần 2, lần 3 kéo dài mất 2-3 tháng nhưng không đạt được bất kỳ hiệu quả nào.
- Thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát ngay từ khâu đăng kí để giảm số lượng vụ việc vi phạm. Hiện nay, cá nhân và doanh nghiệp khi làm việc với các Sở Kế Hoạch Đầu Tư đều được hướng dẫn tự đăng kí tên doanh nghiệp và tự kiểm tra tính hợp pháp. Chỉ khi nào nhận được khiếu nại có vi phạm xày ra thì cơ quan đăng ký mới xem xét lại.
3.2.2. Giải pháp đề xuất
Các giải pháp này sẽ dựa trên tính khẩn cấp của vấn đề mà chia thành các cấp độ khác nhau. Các đề xuất cấp độ cao là những đề xuất cần được thực hiện ngay lập tức hoặc trong thời gian sớm nhất. Đối với các đề xuất có cấp độ trung bình, đây là những đề xuất cần thực hiện nhưng không quá cấp thiết, mức độ ưu tiên sẽ xếp sau các đề xuất cấp độ cao. Các đề xuất có cấp độ thấp là những giải pháp cho tương lai, cần mất khá nhiều thời gian để có thể áp dụng vào thực tiễn.
3.2.2.1. Đề xuất cấp độ cao
- Để giải quyết triệt để tình trạng “giơ cao đánh khẽ”, làm theo “phong trào”
cần thay đổi tư duy, cách nhìn nhận vấn đề của đội ngũ lãnh đạo trong các cơ quan thực thi từ đó có đường lối, định hướng đúng đắn cho các cán bộ thực thi, chú trọng vào hiệu quả công tác thực thi, góp phần bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trong sạch, loại bỏ những đối tượng không lành mạnh, có ý đồ xấu. Các đơn vị tại địa phương có thể áp dụng hình thức giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau, có quyền báo cáo các vi phạm tồn tại trên địa bàn và yêu cầu đơn vị có thẩm quyền thực thi tại địa bàn đó phải tiến hành công tác thực thi.
Đồng thời cần tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận, cung cấp thông tin và lên án các cơ quan thực thi chạy theo thành tích, dung dưỡng cho tội phạm.
- Đề nghị Bộ Khoa Học và Công Nghệ và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư phối hợp chặt chẽ nhằm đưa thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT về quy chế phối hợp xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp vào thực tiễn thực thi. Đề xuất hai cơ quan này cần đồng bộ danh sách, thông tin các
doanh nghiệp vi phạm hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, tình trạng vụ việc liên quan đến doanh nghiệp vi phạm như ghi nhận đã có kết luận thanh tra hay quyết định xử phạt. Đối với những trường hợp đã có quyết định xử phạt kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp của Thanh tra KHCN thì cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế Hoạch Đầu Tư địa phương) cần phải tiến hành ngay trong thời hạn được Thông tư 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT quy định, quá thời hạn trên mà vẫn chưa tiến hành thì cần có chế tài cụ thể.
3.2.2.2. Đề xuất cấp độ trung bình
- Quy trình, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính hiện nay theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 rất nhiêu khê, trải qua nhiều thủ tục, giai đoạn không cần thiết. Thực tiễn hiện nay thì Thanh tra KHCN bắt buộc phải mời đương sự có liên quan lên làm việc và ký vào ít nhất một biên bản làm việc, dựa vào đó cơ quan Thanh tra KHCN mới có thể ra quyết định xử phạt buộc đương sự có liên quan phải thi hành. Đề xuất tinh giảm bớt một số thủ tục mang tính hình thức, chú trọng vào hiệu quả thực hiện.
Ví dụ như thủ tục thông báo mời đương sự có liên quan tham gia cuộc họp tại trụ sở Thanh tra KHCN, nếu đương sự không tham gia thì trong vòng 02-03 ngày làm việc phải liên lạc với đương sự để tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đương sự có 10 ngày để cung cấp thông tin tự bảo vệ bản thân trước khiếu nại của cá nhân, doanh nghiệp khác. Cơ quan Thanh tra có thể yêu cầu Công an phường hỗ trợ cung cấp thông tin liên lạc của đương sự có liên quan. Hết thời gian trên mà đương sự có liên quan không liên lạc, tham gia cuộc họp hay cung cấp bất kỳ thông tin nào với cơ quan Thanh tra thì xem như đã khước từ quyền tự bảo vệ của mình, cơ quan Thanh tra sẽ tiến hành xử lý dựa trên các cơ sở dữ liệu, chứng từ hiện có và có thể tự mình ra quyết định xử phạt mà không cần chữ ký của đương sự có liên quan trong bất kỳ biên bản nào.
3.2.2.3. Đề xuất cấp độ thấp
- Hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) đã hoàn thành việc xây dựng và áp dụng Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vào thực tiễn. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tự kiểm tra thông tin và tên của những doanh nghiệp đã được đăng ký thông qua Cổng thông tin. Đề xuất trong tương lai cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát ngay từ khâu đăng kí doanh nghiệp để giảm số lượng vụ việc vi phạm bằng cách đồng bộ hóa với hệ thống thư viện số của Cục SHTT – đây là hệ thống công bố tất cả thông tin của các đăng kí nhãn hiệu, có thể tự kiểm tra tên nào đã được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hay chưa. Cổng thông tin cần một khoảng thời gian hoạt động từ 06 tháng đến 01 năm để các cá nhân, doanh nghiệp thích nghi với việc tra cứu, sử dụng và Cổng thông tin cũng cần được theo dõi, đảm bảo hoạt động ổn định, do đó đề xuất này được xếp vào mức độ thấp.