Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5phút)

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 29 - 34)

B. Sự phát triển của từ vựng

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5phút)

a) Mục tiêu: HS nắm chắc các cách phát triển từ vựng TV.

b) Nội dung Bài tâp 5/57 c) Sản phẩm

Bài 5:Mặt trời 2: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác giả gọi Bác là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa 2 đối tượng đ- ược hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.

- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời chỉ có tính chất lâm thời -> không làm cho từ đó thêm nghĩa mới (nghĩa có thể đưa vào từ điển)

d) Tổ chức thực hiện

1. Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.

2. HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

3. GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

1/ GV kết luận như mục Sản phẩm và nhấn mạnh ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ (các biện pháp tu từ) chỉ làm x/hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ. Còn ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng (các p/thức chuyển nghĩa của từ ngữ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển -> được đông đảo người bản ngữ thừa nhận vì thế có thể được g/thích trong từ điển.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) (2) Những ngày không gặp nhau Biển bục đầu thương nhớ

(Xuân Quỳnh)

(3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

(Nguyền Ngọc Tư) a) Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?

b) Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

c) Sản phẩm: Bài làm của HS về nhiệm vụ ở mục Nội dung.

Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.

– Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển:

+ Từ biển trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

+ Từ biển trong câu (2) là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ;

nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ biển trong câu (3) là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

d) Tổ chức thực hiện

1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

3. GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ký duyệt ngày 8/10/2021

__________________________________________

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (10 tiết)

1.Mục tiêu chủ đề:

1. Kiến thức:

- Hiểu tác giả Nguyễn Du: cuộc đời và sự nghiệp văn học.

- Hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.

- Hiểu được giá trị của các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện và trong từng trích đoạn: tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng…..

- Biết đọc- hiểu truyện trung đại theo đặc trưng thể loại - Nắm được các nội dung chính của truyện.

- Thấy được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự . Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

2. Năng lực:

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.

- Biết bình giảng các câu thơ hay.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp. giải quyết vấn đề, sáng tạo....

3. Phẩm chất:

- Tích cực học tập chủ đề.

- Đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, sáng tạo....

* . Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực.

Nội dung

Các mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao

Tác giả

- Nhớ được thông tin về tác giả.

- Nhận biết được hoàn cảnh thời đại mà tác giả sống.

- Hiểu và phân biệt được sự sáng tạo của Nguyễn Du.

- Hiểu ý nghĩa sâu sắc của truyện đối với đời sống con người, tên gọi tác phẩm

- Vận dụng hiểu biết về truyện Kiều để phân tích lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn trích

Giá - Nhận diện - Hiểu được - Phân tích, - Trình bày được những

trị nội dung

được nội dung của truyện

hàm ý sâu xa của truyện ngụ ngôn, ý nghĩa truyện cười.

- Hiểu những hiện tượng đáng phê phán trong xã hội; thái độ với những thói hư, tật xấu đó.

trình bày suy nghĩ cảm nhận được nội dung ý nghĩa của các đoạn trích đã học.

- Sưu tầm các bài truyện cùng chủ đề.

suy nghĩ ,kiến giải riêng về giá trị nội dung của văn bản, từ đó tạo lập được một văn bản cảm nhận, suy nghĩ về truyện.

- Kiến tạo những giá trị sống của bản thân góp phần giải quyết một vấn đề trong đời sống thực tiễn.

Giá trị nghệ thuật

- Nhận diện được các hình thức nghệ thuật trong trích đoạn.

- Nhận diện thể loại truyện.

- Hiểu được những nét đặc sắc và tác dụng của các hình thức nghệ thuật, cách thức diễn đạt trong những trích đoạn đã học.

- Vận dụng thông hiểu để tạo lập đoạn văn phân tích,

cảm nhận

những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện

- So sánh cách diễn đạt của các câu chuyện cùng một chủ đề.

- Chuyển thể văn bản truyện

(vẽ tranh, kịch)

Chị em Thúy

Kiều

- Nhận biết trình tự miêu tả nhân vật.

- Hiểu dụng ý nghệ thuật trong cách miêu tả

Tạo lập văn bản phân tích vẻ đẹp của Kiều.

Kiều ở lầu Ngư ng Bích

- Nhận biết bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.

- Lí giải được nội dung trích đoạn, nghệ thuật tiêu biểu , điển tích văn học.

Tạo lập văn bản phân tích tâm trạng nhân vật trong đoạn trích.

Miêu tả , miêu

- Nhận biết yêú tố

Hiểu được vai trò ý nghĩa của yếu tố miêu tả

Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố

Tạo lập văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong

tả nội tâm trong

văn bản tự sự.

miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

trong văn bản tự sự

miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

văn bản tự sự.

Ngày soạn:……….

Ngày dạy: ...

Ngày soạn : 6/10

Ngày dạy : 12,13/10

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w