B. Sự phát triển của từ vựng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( Trực tuyến, khoảng 20 phút)
- Sự kết hợp của các yếu tố miêu tả trong một văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
b) Nội dung
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
#2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
#3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp;
có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận thêm các nội dung sau đây:
1.Vì sao trong văn bản tự sự cần sử dụng ywwus tố miêu tả?
2. Khi đưa yếu tố miêu tả vào văn ản tự sự cần chú ý điều gì?
#4: GV kết luận:
- Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập b) Nội dung:
1. Bài tập 1: SGK/92 2. Bài tập 2: SGK/92 c) Sản phẩm
1.
a. Chị em Thúy Kiều - Miêu tả Thúy Vân:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da - Miêu tả Thúy Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
⟹ Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Thúy Vân tròn đầy, đoan trang, phúc hậu còn Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.
b. Cảnh ngày xuân
- Hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
⟹ Miêu tả vẻ đẹp mùa xuân và không khí lễ hội rộn ràng, tươi vui.
2. Ngày tháng thấm thoắt như thoi đưa, mới xuân về mà đã sang tiết tháng ba, hương hoa cỏ mùa xuân tràn ngập khắp nơi, sắc xanh của cỏ, sắc trắng tinh khôi của hoa khiến lòng người thêm phần náo nức. Nhân ngày Thanh minh đẹp trời, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ, hòa vào dòng người nhộn nhịp ngựa xe ngược xuôi nô nức. Đến buổi chiều, mặt trời đã xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về. Họ lững thững đi dọc theo dòng suối nhỏ chạy uốn lượn quanh co, phía cuối dòng suối có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh nơi đây trong buổi chiều tà thật là thanh tĩnh và thoang thoảng buồn.
d) Tổ chức thực hiện
#1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.
#2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
#3: - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:
1/ Giáo viên nhận xét và góp ý cho học sinh nếu các em đọc còn chưa tốt. Khẳng định việc đọc diễn cảm bài thơ cũng sẽ góp phần thể hiện nội dung của đoạn thơ và cảm xúc của nhà thơ.
2/ GV kết luận như mục Sản phẩm
4. Hoạt động 4: Vận dụng(khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: GVgiao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình.
c) Sản phẩm:Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
#3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
TÊN KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Môn: Ngữ văn lớp: 9
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Khái niệm miêu tả nội tâm, cách miêu tả nội tâm và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa miêu tả nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu ngữ liệu; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết,... );
+ Năng giao tiếp và hợp tác: chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lí các tình huống được đặt ra trong bài học.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ và văn học
+ phát hiẹn, phân tích và vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.
+ Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, miêu tả nội tâm khi làm một bài văn tự sự.
3. Về phẩm chất: yêu cái đẹp, thích vận dụng miêu tả nội tâm để viết văn tự sự II. Thiết bị dạy học và học liệu
- HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Google Class room).
- KHBD, SGK, SGV, SBT - Tranh ảnh
- Máy tính.
III. Tiến trình dạy học: