Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trực tuyến, khoảng

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 59 - 62)

B. Sự phát triển của từ vựng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trực tuyến, khoảng

a) Mục tiêu:

- HS hiểu tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích

- Nhận xét được nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

b) Nội dung

- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ:

- Khi khắc họa nỗi nhớ của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau là phù hợp.

Kiều nhớ đến Kim Trọng trước vì trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã phải bán mình chuộc cha. Như vậy, Kiều đã đền đáp phần nào ơn sinh thành cho cha mẹ.

Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng. Nàng vẫn luôn đau đớn vì mình đã phản bội lại lời hẹn ước. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Như vậy, Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của con người, thể hiện sự tinh tế và tài năng của tác giả.

- Tuy nhiên, một số bạn khác lại cho rằng Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau là trái với chữ Hiếu.

Nguyên nhân: Hiểu như vậy là khắt khe với Thúy Kiều và có thể bạn chưa đọc kĩ văn bản chưa nhớ được sự kiện Kiều đã bán mình chuộc cha, phụ lời thề nguyền ước hẹn với Kim Trọng…

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

#2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.

#3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp;

có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận thêm các nội dung sau đây:

1.Miêu tả cảnh đẻ thể hiện tâm trạng của con người. Đó là bút pháp nghệ thuật gì?

2. Khi buồn, cô đơn nhớ Kim Trọng và cha mẹ Kiều đã tâm sự với ai?

3. Cùng diễn tả nỗi nhớ, những với nỗi nhớ Kim Trọng, tác giả dùng từ “ tưởng”, nỗi nhớ cha mẹ dùng từ “ xót”, tại sao như thế? Qua đó em thấy tác giả là người như thế nào?

4. Em học tập được điều gì ở tác giả Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật trong văn tự sự?

5. Nếu trong cuộc sống hiện nay gặp những số phận như Thúy Kiều em sẽ có thái độ và việc làm gì? Em cần điều chỉnh cách ứng xử với cha mẹ và những người thân như thế nào?

#4: GV kết luận:

- GV kết luận: (1) như mục Sản phẩm trong hoạt động 1 - (2) GV điều hành phần trình bày câu hỏi thêm

1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

2. Kiều tự nói với chính mình-> Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

3.Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng tác giả dùng từ “tưởng” vì nàng đã phụ bạc lời thề với chàng Kim, day dứt và nhớ thương Kiều chỉ biết hồi tưởng lại những kỉ niệm quá khứ, thì khi nhớ tới cha mẹ tác giả dùng từ “xót” thể hiện lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng khi nghĩ đến cha mẹ già nơi quê nhà.

-> Với cách dùng từ đó, chứng tỏ tác giả không chỉ là bậc thầy trong cách sử dụng từ ngữ miêu tả nội tâm nhân vật mà còn là người rất am hiểu tâm lí và cảm thông với nhân vật.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều không chỉ được tác giả khắc hoạ qua việc miêu tả chân dung bên ngoài, mà thành công hơn cả chính là việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú, tinh tế, làm cho nhân vật có đời sống riêng, có sức sống riêng. Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" qua việc miêu tả cảnh ngộ cô đơn buồn tủi đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết;

qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm,và tả cảnh ngụ tình, tác giả đã khắc hoạ sâu sắc tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo và vị tha của nàng.

5.Trước những số phận như Thúy Kiều em sẽ rất cảm động, khâm phục và trân trọng những người như Thúy Kiều luôn coi trọng tình nghĩa sống ân nghĩa thủy chung…

- Cần điều chỉnh cách ứng xử với cha mẹ và những người thân phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội….

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w