Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 41 - 47)

B. Sự phát triển của từ vựng

III. Tiến trình dạy học

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)

b. Nội dung:

Nhiệm vụ về nhà:

Hãy viết đoạn văn nêu giá trị hiện thực của truyện Kiều, có liên hệ xã hội ngày nay c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung.

d. Tổ chức thực hiện:

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Ký duyệt ngày 8/10/2021

__________________________________________

Ngày soạn: 6/10

Ngày dạy: 15,16, 18/10

Tiết 29,30,31: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Biết được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ; khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ.

- Nêu được giá trị nhân đạo trong TK: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

- Viết được đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong văn bản.

2. Về năng lực

a.Năng lực chung: tự chủ và tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề,....

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực đọc truyện thơ, phân tích nhân vật bằng cách so sánh, đối chiếu.

- Năng lực vận dụng kiến thức làm bài tập thực tiễn.

3.Về phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương.

- Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh.

- Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn.

- Trách nhiệm: HS biết trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu:

- Biết được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ; khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ.

- Nêu được giá trị nhân đạo trong TK: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

Đọc SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 81,82, hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 81,82, hoàn thành phiếu học tập sau:

Văn bản “Chị em Thúy Kiếu ” Vị trí đoạn trích

Phương thức biểu đạt Bố cục

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc bốn câu thơ đầu SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 81 hoàn thành phiếu học tập sau:

Văn bản “Chị em Thúy Kiếu ”

1. Tìm những hình ảnh thơ giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều.

2. Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng để tái hiện về chị em Thúy Kiều? Tác dụng?

3. Em có những cảm nhận chung gì về hai chị em?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 8, 82 hoàn thành phiếu học tập 3,4,5,6 sau:

1. Chỉ ra những hình ảnh thơ cùng biện pháp nghệ thuật dùng miêu tả Thúy Vân?

2. Nhận xét về tác dụng nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật được sử dụng?

Qua đó tác giả dự báo điều gì về cuộc đời cô?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

1. Nhà thơ miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều trên những phương diện nào?

2. Tìm những hình ảnh thơ làm rõ. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật của tác giả?

3. Từ đó toát lên vẻ đẹp nào của nàng Thuý Kiều. Vẻ đẹp ấy dự báo điều gì về cuộc cô?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1.Tìm những hình ảnh thơ tái hiện cuộc sống của chị em Thúy Kiếu?

2. Cảm nhận của em về cuộc sống của 2 chị em Thúy Kiều.

3. Khi gợi tả về cuộc sống của 2 cô, thái độ tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 1. Khái quát giá trị nghệ thuật văn bản.

2. Khái quát giá trị nội dung văn bản.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 81,82, hoàn thành phiếu học tập sau:

Văn bản “Chị em Thúy Kiếu ”

Vị trí đoạn trích Thuộc phần I ( Gặp gỡ và đính ước) từ câu 15 đến câu 38.

Phương thức biểu đạt Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. (miêu tả là chính)

Bố cục 4 phần

+ 4 câu đầu: G. khái quát chị em Thúy Kiều + 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

+12 câu tiếp:Vẻ đẹp của Thúy Kiều

+ 4 câu cuối: Cuộc sống phong lưu của hai chị

em.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc bốn câu thơ đầu SGK Ngữ văn 9, tập 1 trang 81 hoàn thành phiếu học tập sau:

Văn bản “Chị em Thúy Kiếu ” 1. Tìm những hình ảnh thơ giới thiệu chung

về chị em Thuý Kiều.

- Tố nga

- Mai cốt cách - Tuyết tinh thần - Mỗi người một vẻ - Mười phân vẹn mười 2. Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng để

tái hiện về chị em Thúy Kiều? Tác dụng?

Bút pháp ước lệ: Dùng hình ảnh tượng trưng trong thiên nhiên ngầm so sánh với vẻ đẹp của con người ( Lấy mai, tuyết chỉ vẻ đẹp của 2 chị em Kiều.

=> Làm cho câu thơ giàu sức gợi cảm ...

3. Em có những cảm nhận chung gì về hai chị em?

- Vẻ đẹp thanh cao, trong trắng, hoàn mĩ .

- Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, đều đạt đến mức tuyệt đối.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật Tác dụng - Hình ảnh ẩn dụ:

+ “khuôn trăng đầy đặn” -> vẽ lên một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu

+“ nét ngài nở nang”

- Hình ảnh nhân hóa:

+ “ hoa cười ngọc thốt”

+ “Mây thua nước tóc, tuyets nhường màu da”

- Từ ngữ giàu sức gợi: ‘đầy đăn, nở nang, đoan trang”, từ ngữ chọn lọc:

- Bút pháp ước lệ tượng trưng:

“trăng,hoa, tuyết, mây, ngọc” + hai động từ “thua và nhường”

-> gợi tả một đôi lông mày cong, sắc nét như mày ngài

->gợi tả khuôn miệng cười tươi tắn như hoa nở và tiếng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà

-> gợi tả mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết

->làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu quí phái của Vân

→ Dự báo cuộc đời nàng sẽ bình yên, hạnh phúc.

- Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.

-> Dự báo số phận yên bình suôn sẻ, êm ấm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 1. phương diện: Sắc đẹp, tài năng, tâm hồn tình cảm

2. - Nghệ thuật đòn bẩy: ông miêu tả TV trước như một tuyệt sắc giai nhân để làm nổi bật vẻ đẹp của TK

- Từ “ càng” đứng trước hai từ “láy” liên tiếp “sắc sảo, mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp

“sắc sảo” về trí tuệ và vẻ “ mặn mà” về tâm hồn

- Nghệ thuật ước lệ “thu thủy”( nước mùa thu)đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, “xuân sơn”( núi mùa xuân) đó là đôi lông mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, hoa, liễu-> gợi một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế

- Nghệ thuật nhân hóa “hoa ghen, liễu hờn” thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Kiều

- Sử dụng điển cố “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả vẻ đẹp của bậc tuyệt sắc giai nhân

- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen gét “hoa ghen, liễu hờn”- nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ

Các nhóm nhận xét, bổ sung, chửa và chốt bảng chính - Tư chất: thông minh bẩm sinh

- Đa tài : cầm (đàn), kì (hát-soạn nhạc), thi (thơ), họa (vẽ) 3. Tài, sắc vẹn toàn, tâm hồn đa sầu đa cảm

=> Dự cảm về cuộc đời sóng gió ‘‘hồng nhan bạc mệnh’’

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1. “Phong lưu, êm đềm...tường đông ong bướm đi về mặc ai”

2. Gợi cuộc sống phong lưu, yên bình, có nền nếp gia giáo của một thiếu nữ quyền quý.

3. Thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn con người ( Giá trị nhân đạo )

=> Tả sắc tài, đức hạnh của chị em Kiều, nhà thơ đề cao vẻ đẹp ấy bằng tình cảm nhân đạo, cảm hứng nhân văn. Đó là một vẻ đẹp sung sức, viên mãn, đầy thiện cảm. Đó là cảm hứng thẩm mĩ về đức hạnh của người phụ nữ Phong kiến xưa.Ngợi ca nhân vật, nhà thơ lí tưởng hoá, lãng mạn hoá nhân vật bằng cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến soạn theo cv 4040 mới nhất (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w