Khái quát về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại ngân hàng 2 (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

2.1.1 Khái quát về sự ra đời của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam:

Ngày 27/09/1993, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt – Hà Nội.

Năm 1995, Vốn điều lệ được tăng lên 51,495 tỷ đồng. Gắn liền với sự kiện đó là việc thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.

Năm 1996, Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh được thành lập tại Hà Nội, đồng thời Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh cũng được chính thức khai trương. Vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.

Năm 1998, Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank - 15 Đào Duy Từ Hà Nội. Với việc thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng, mạng lưới giao dịch đã phủ khắp Bắc - Trung - Nam.

Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng; đồng thời khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. Mạng lưới tiếp tục được mở rộng với Phòng Giao dịch Thái Hà

Năm 2001, Techcombank thực hiện việc hiện Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2004, Techcombank khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng vào ngày 09/06/2004.

Năm 2005, với việc tăng vốn điều lệ từ 412,7 tỷ đồng lên 617,66 tỷ đồng, Techcombank ở trong nhóm 3 ngân hàng TMCP lớn nhất về vốn điều lệ và quy mô.

chính thức triển khai hai sản phẩm phái sinh Hợp đồng tương lai hàng hoá cho đậu tương và cao su và Quyền chọn ngoại tệ - Việt Nam đồng, cung cấp thêm công cụ bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được triển khai xong trên toàn hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng tới khách hàng và quản trị rủi ro.

Năm 2005 cũng đánh dấu bước đi mạnh mẽ của Ngân hàng với sự kiện ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), theo đó HSBC sẽ mua lại 10% cổ phần của Techcombank với tổng trị giá 17,3 triệu USD. Hợp tác chiến lược này một mặt tăng cường tiềm lực tài chính và uy tín của Techcombank trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời sẽ cho phép Techcombank tận dụng được chuyển giao công nghệ và mạng lưới “toàn cầu” của HSBC trong tương lai

Năm 2006 Techcombank đạt 356tỷ đồng lợi nhuận, tăng 100% so với kế hoạch, với số lượng 73 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên 15 tỉnh thành phố lớn. Techcombank khẳng định vai trò của một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Trong năm 2007 Techcombank đạt tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD và HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. Techcombank còn nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng, chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương VN:

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Ban Bao thanh toán

P. KTTC P. Quản lý chất lượng

P. Pháp chế và kiểm soát tuân thủ

Văn phòng

Ban quản trị và phân tích HĐKD

BQL UTĐT, QLTS và tư vấn

Khối quản trịnhân lực

Khối QL tín dụng và quản trị rủi ro

P. Kiểm soát nội bộ P. Thẩm định&QL RRTD

P. Chính sách & PTSP P. TT trong nước P. TTQT& NH đại lý

Ban DVNH Quốc tế P. GD các TT hàng hoá

Ban phát triển sản phẩm P. Thẻtín dụng P. Bán và tiếp thị P. Phát triển sản phẩm

P. Vận hành P. Kếtoán P. Thẻphía nam P.Hỗtrợ& PTƯD P.Hạtầng CN&Truyền thông

P. CN thẻ& Điện tử

TT Thẻ và DV tài chính tiêu dùng

TT QL vốn và GD trên thị trường tài chính

TT thanh toán và Ngân hàng đại lý

TT ƯD&PT sản phẩm DV Công nghệ ngân hàng

UB QL TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC UB QUẢN LÝ RỦI RO UB CHÍNH SÁCH TIỀN

LƯƠNG VP HĐQT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

P. Kế hoạch tổng hợp Khối DV NHDN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại ngân hàng 2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)