CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
3.2.2 Phát triển sản phẩm thẻ, nâng cao thương hiệu
Hiện nay các sản phẩm thẻ thanh toán của Techcombank như : thẻ ghi nợ F@stAccess, F@stAccess-I và F@stAccess Visa Debit đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người sử dụng : rút tiền, thanh toán tiền hàng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đổi PIN, kiểm tra số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản thanh toán trong cùng hệ thống. Tuy nhiên, xét về khía cạnh chức năng như thế thì còn nhiều hạn chế so với chức năng thẻ của ngân hàng khác như : cho phép chủ thẻ nộp tiền tại thùng ATM, thanh toán cước điện thoại, điện, nước, bảo hiểm,…Xét về khía cạnh chất lượng của thẻ thì thẻ vẫn còn tồn tại khuyết điểm mà khách hàng vẫn hay phản ánh : chất lượng thẻ không cao thường hay bị gãy, cong hoặc hư, hoặc dễ trầy sước vạch từ, mẫu mã thẻ chưa đa dạng, hình thức chưa phong phú.
Vì vậy, Techcombank cần thiết tập trung khai thác các tính năng tiện ích hiện đại cho thẻ để phục vụ nhu cầu khách hàng như: bổ sung chức năng gửi tiền qua máy như thẻ của Đông Á, thanh toán tự động tiền điện, nước, điện thoại, internet, bảo hiểm, taxi, trả nợ vay, mua thẻ cào,…Tiện ích này hiện nay mới còn ít ngân hàng cung cấp nên mức độ cạnh tranh vẫn đang ở mức thấp tạo nhiều cơ hội cho Techcombank. Bên cạnh đó, trong tương lai thẻ ngân hàng không thể chỉ tập trung hoạt động trong phạm vi nội địa nữa mà sẽ phải xâm nhập vào thị trừơng quốc tế.
Techcombank cần nhanh chóng tạo lập liên kết với Hiệp hội thẻ của các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước trên thế giới để nhằm nâng cao tiện ích của thẻ.
Techcombank khi mở rộng được mối liên kết cũng là nâng cao khả năng cạnh tranh của mình vì hiện tại đơn cử thẻ đa năng của Đông Á nằm trong hệ thống VNBC- sự
liên minh này giúp chủ thẻ tiện lợi thanh toán, nhất là khi đi du lịch nước ngoài không phải mang ngoại tệ mặt mà vẫn thoải mái chi tiêu.
Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ một cách tốt nhất cả về số lượng lẫn chất lựong, thì ngoài việc nâng cao tiện ích thẻ như đã đề cập thì Techcombank cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển đa dạng chủng loại các sản phẩm mang tính chiến lược đột phá vào từng nhóm khách hàng, chằng hạn phát hành thẻ dành cho doanh nghiệp- đây còn là mục tiêu theo đuổi hàng đầu của các ngân hàng thương mại khác trên thị trường thẻ, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt để thanh toán, giao dịch do thói quen từ lâu của người vẫn còn tồn tại thì các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa, nổ lực nhiều hơn nữa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân để dần thay đổi, thay thế thói quen dùng tiền mặt, cụ thể Techcombank có thể phát triển các sản phẩm thẻ mang tính phổ biến sâu vào trong từng nhóm đối tượng khách hàng:
- Nhóm khách hàng cao tuổi : hiện nay trong cơ cấu dân số nước ta người có tuổi thọ cao ngày càng tăng do cơ sở vật chất y tế, điều kiện sống cũng như các phương tiện chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí ngày càng được chú trọng, nhu cầu cần được chăm sóc càng cao. Các ngân hàng cần sớm đáp ứng nhu cầu cho nhóm đối tượng tiềm năng này từ đó phát triển các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng cao tuôi như : thẻ y tế, thẻ chăm sóc sức khỏe định kỳ, thẻ chi trả lương hưu, thẻ thanh toán với nhiều ưu đãi,… Đặc điểm của thẻ này cần đơn giản, tốt nhất nên có nhiều tính năng trong cùng một thẻ để khách hàng thuộc nhóm này dễ cất giữ và dễ sử dụng.
- Nhóm khách hàng kinh doanh: đây là những đối tượng khách hàng mang lại nhiều doanh thu cho ngân hàng nhất. Nhu cầu chi tiêu của đối tượng này cũng là rất lớn cả về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Do đó chiến lược phát triển sản phẩm vào nhóm khách hàng này cần được xem là một trọng yếu trong chiến lựơc về thẻ thanh toán của Techcombank. Tuy hiện nay có nhiều hạn thẻ cho rút số lượng tiền mặt cao trong một ngày, được cấp hạn mức thấu chi lớn… dành cho đối tượng này nhưng nhất thiết vẫn phải tìm hiểu thêm nhu cầu để phát triển sản phẩm
phù hợp. Cụ thể hơn như: dành riêng sản phẩm thẻ đặc biệt cho khách hàng VIP với sự sang trọng vượt trội, dành cho các nhà quản lý nên có những loại thẻ được ưu đãi vào những chuyến công tác nước ngoài hay những nhà hàng sang trọng, và đặc biệt cần nâng hạn mức chuyển và rút tiền mặt trong ngày.
- Nhóm khách hàng sinh viên: đây là nhóm khách hàng nhạy cảm nhất với sự phát triển của thị trường, có mức chi tiêu bình quân 1.5 triệu/ tháng và thường tập trung cho các khỏan chi phí: học phí, sách vợ, quần áo, bạn bè, chi tiêu cá nhân,…Sản phẩm cho nhóm đối tượng này nên liên kết với trường đại học để phát hành thẻ và dùng thẻ này để chuyển khỏan thanh toán học phí thay thế cho công đoạn rút tiền từ thẻ và mang đến quầy thu ngân hoặc ngân hàng để làm thủ tục sẽ đơn giản và đỡ mất nhiều thời gian hơn. Và để tiện hơn ngân hàng cũng nên nghiên cứu kết hợp nhiều tính năng trong một thẻ như : vừa là thẻ ATM vừa là thẻ sinh viên, thẻ thư viện có in tên và mã số nhân viên hay những thông tin cần thiết cho công tác quản lý của nhà trường và ngân hàng.
- Nhóm khách hàng là học sinh: đây là nhóm khách hàng chủ yếu phụ thuộc tài chính gia đình. Ngân hàng có thể phát hành một loại thẻ trả trước, hình thức giống như cước điện thoại. Khách hàng lứa tuổi này thường tập trung mua sắm sách vở, vui chơi, mua sắm quần áo…Do vậy thẻ cần liên kết với những điểm mua sắm, giải trí kèm theo các hình thức ưu đãi đặc biệt: quà tặng, giảm giá,… và màu sắc cần bắt mắt, trẻ trung phù hợp với lứa tuổi năng động.
- Nhóm khách hàng là công nhân, người lao động: thường nhóm khách hàng này có nhu cầu dùng thẻ để nhận lương hàng tháng. Ngân hàng cần tập trung tiếp thị ở các doanh nghiệp lớn, điển hình là ở các doanh nghiệp may mặc, ngành này công nhân đông, mức thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/ tháng. Huy động được từ những doanh nghiệp này cũng vừa tăng thu dịch vụ vừa tăng nguồn vốn cho ngân hàng.
Hiện tại, phí mở tài khỏan, phí duy trì tài khoản và cả phí dịch vụ chi lương của Techcombank khá cao so với ngân hàng khác. Để tiếp thị tốt, ngân hàng cũng nên giảm bớt để tạo sự canh tranh về giá phí.
Ngoài ra, Techcombank cũng cần có những chương trình ưu đãi chủ thẻ có doanh số giao dịch cao hay số tiền gửi lớn. Điều này giúp duy trì tính ổn định cho hoạt động của thẻ do khách hàng vẫn giữ mối quan hệ với ngân hàng. Techcombank có thể thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn: công ty viễn thông, tổng cục bưu điện, các trường đại học, …và lập quầy giao dịch tại trụ sở hoặc tạo mối liên kết với các doanh nghiệp. Nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mở thẻ thì không cần phải đến ngân hàng, khách hàng hoàn toàn có thể đựơc đáp ứng nhu cầu ngay hoặc nộp đơn đăng kí tại trụ sở doanh nghiệp, tại bất cứ bưu cục hay đại lý nào của tổng cục bưu điện hay tại nơi mà Techcombank có đặt mối liên kết. Điều này làm tăng số lượng tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đây cũng là nền tảng cho việc mở rộng phát triển kinh doanh thẻ của mỗi ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần thường xuyên có các chính sách khuyến khích, khuyến mãi mở mới tài khoản, gia tăng các dịch vụ tiện ích cho hoạt động tài khỏan của khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó,Techcombank cần giảm các khỏan phí liên quan đến hoạt động thẻ nhằm phát triển dịch vụ và ban hành các quy trình, hướng dẫn cụ thể hơn về việc phát hành, giao thẻ đến lưu trữ.