CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
3.1.1 Đánh giá cơ hội, triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam:
Hiện nay trên thế giới dịch vụ thẻ đã trở thành một phần hết sức quan trọng của dịch vụ ngân hàng. Trên toàn thế giới một năm doanh số thanh toán thẻ (cả doanh số mua hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt) lên tới hơn 4 nghìn tỷ USD, với hơn 36 tỷ giao dịch được thực hiện bằng thẻ. Với hơn 25 triệu đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn cầu, dịch vụ kinh doanh thẻ là một mảng phát triển nhanh và còn nhiều tiềm năng của thị trường tài chính.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương- là khu vực có tốc độ phát triển thẻ nhanh. Nền chính trị nước ta tương đối ổn định trong suốt thời gian qua là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư nước ngoài và du khách đến Việt Nam.
Là một quốc gia đang có ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh, hàng năm lượt khách du lịch đến Việt Nam gần 3 triệu lượt người và không ngừng tăng cao. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Techcombak phát triển mảng thanh toán thẻ quốc tế.
Bên cạnh đó, một số điểm thay đổi tích cực trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng tác động không nhỏ đến quá trình phát triển hoạt động thẻ của Techcombank, cụ thể như:
-Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các NH tăng 300%/năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành ngân hàng vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với người dân, bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng thẻ. Hoạt động thẻ của các
mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các ngân hàng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ. Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất như: việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của VCB, gửi tiết kiệm bằng thẻ của EAB, thanh toán taxi của ACB hay thanh toán phí bảo hiểm của VCB. Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của Nhà nước cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta.
- Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết của các ngân hàng nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ ở VN, các ngân hàng sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí cho các ngân hàng được lợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại ngân hàng đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống máy ATM sẵn có. Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ VN bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các NH tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-Việc ra đời 3 liên minh thẻ, kết nối giữa các mạng lưới của các NH là liên minh giữa Vietcombank với 17 NHTMCP, Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet), Hệ thống VNBC là xu thế tất yếu để các NH cùng tồn tại và phát triển, báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốc nhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán được mọi lúc, mọi nơi. Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh với các NH nước ngoài.
- Nước ta có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tại một số tỉnh thành, đô thị lớn, mức thu nhập của người dân cũng được nâng cao dần cộng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người dân nắm bắt dần các sản phẩm dịch vụ đựợc ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng cần tập trung khai thác.
Những điều này tạo nhiều cơ hội cho Techcombank phát triển thẻ tạo lợi ích kinh tế cao cho chính ngân hàng nếu Techcombank có chính sách khai thác tốt nguồn tiềm năng kể trên.
Là một quốc gia đang phát triển nên hạ tầng cơ sở công nghệ của Việt Nam cũng đang dần được cải thiện đáng kể. Khoa học kỹ thuật đang được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và lĩnh vực ngân hàng tài chính hiện là một trong những lĩnh vực được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn cho ngành công nghiệp thẻ phát triển nói chung và Techcombank nói riêng.
Mặt khác, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO nên trong thời gian tới sẽ mở cửa thị trường tài chính. Khi đó sự góp mặt đa dạng của các ngân hàng nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác sẽ tạo ra những động lực đổi mới và cải cách ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng. Rõ ràng trong bối cảnh như vậy thì các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ sẽ có cơ hội phát triển và đặt ra thách thức lớn với hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó Techcombank không ngoại lệ. Chính điều này buộc các ngân hàng càng phải đặt ra các chiến lược phát triển thẻ nhằm nâng cao vị thế cạnh
Vì vậy có thể nói rằng thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương nói riêng trong thời gian tới.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong thời gian tới:
- Techcombank xác định phương hướng và nhiệm vụ trước mắt là trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trong phát triển thẻ thanh toán với sản phẩm đa dạng, giá trị gia tăng vượt bậc, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh tranh, thương hiệu và có tính năng nổi trội riêng biệt. Hiện tại,có thể nói thẻ Techcombank tuy ra đời khá muộn nhưng lại đã và đang có những bước tiến lớn trong thị trường. Nhiệm vụ của Techcombank là tìm kiếm, lựa chọn thị trường phù hợp nhằm củng cố thị phần của mình, thâm nhập vào thị phần mà một số các ngân hàng đang dẫn đầu đang bỏ qua hoặc chưa khai thác hết và phải có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập thị trường của các ngân hàng đối thủ mới bắt đầu gia nhập thị trường khá hấp dẫn này. Hướng tới năm 2008, Techcombank đề ra mục tiêu cụ thể là phát hành thêm 300.000 thẻ, đưa con số lũy kế thẻ lên 650.000.
- Techcombank xây dựng và khẳng định thương hiệu dịch vụ thẻ trên thị trường: Techcombank sẽ nghiên cứu tìm kiếm đối tác và xây dựng hệ thống sản phẩm mới, hiện đại, đa chức năng đáp ứng nhu cầu của các thành phần khách hàng thuộc nhóm truyền thống và tiềm năng. Đặc biệt, Techcombank phấn đấu năm 2008 sẽ chính thức tung ra thị trường sản phẩm Thẻ Visa Credit và nhanh chóng đưa sản phẩm này thành chủ lực trong thời gian tới. Song hành với việc tung ra sản phẩm mới, Techcombank sẽ chú trọng hơn nữa việc đưa ra giải pháp đồng bộ xúc tiến khách hàng, cụ thể là những chính sách quảng cáo tiếp thị sẽ được thực hiện nhất quán, khuếch trương quảng cáo mạnh mẽ nhằm quảng bá hình ảnh thẻ Techcombank đạt hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, Techcombank sẽ liên tục đổi mới công nghệ hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng để đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp cũng có cơ hội sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng. Và để theo kịp sự phát triển
công nghệ đang phát triển từng ngày, Techcombank cũng sẽ nâng cấp phần mềm quản lý thẻ thông qua việc quản lý trên chương trình hạch toán kế toán T24, khắc phục những lỗi kỹ thuật và hạn chế các rủi ro phát sinh không đáng có.
- Một định hướng khác là Techcombank đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thẻ tại miền Bắc và tạo bước tiến cho thẻ thâm nhập vào thị trường sôi động miền Nam. Đồng thời tăng cường phát triển hệ thống máy ATM, gia tăng các điểm chấp nhận thẻ tại khắp các trung tâm, đô thị để mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng và tạo hình ảnh Techcombank. Mục tiêu năm 2008 Techcombank phải lắp mới thêm 170 máy ATM và 1.000 máy POS.
- Techcombank sẽ tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và khu vực thông qua hình thức liên minh tận dụng ngoại lực.Và cũng quan tâm đến việc phát triển chất lượng thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hướng đến năm 2008 và những năm theo sau, chắc chắn Techcombank còn gặp phải nhiều thách thức cần vượt qua để đạt được các mục tiêu đã hoạch định, nhất là thực hiện thành công chiến lược bán lẻ trong năm 2008. Để thực hiện tốt những mục tiêu đã đặt ra và hoạt động thẻ không chỉ dừng lại khi mà số lượng thẻ đến thời điểm hiện tại chỉ mới bằng 1/10 dân số ở nước ta, Techcombank cần có một hệ thống giải pháp cụ thể, phù hợp.