CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS VÀ OPTICS MINI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
1.2. Năng lực tự học của học sinh
Trong quá trình nghiên cứu về năng lực tự học của học sinh các tác giả nhƣ: Linda Leach, Guglielmino, Candy, Taylor, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Trịnh Quốc Lập, Trần Bá Hoành… đã đƣa ra các định nghĩa về khái niệm năng lực tự học. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất rằng năng lực tự học không chỉ dừng ở mức độ chủ động thu nhận kiến thức, có thái độ và kỹ năng phù hợp mà còn nhấn mạnh vào khả năng vận dụng thực tế. Năng lực tự hoc là khả năng và kỹ xảo học đƣợc của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định. Năng lực tự học có đƣợc không phải dựa hoàn toàn vào chương trình giáo dục môn học mà nó được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của con người. Để chứng minh người học có năng lực tự học ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ đƣợc hoạt động nhằm giải quyết vấn đề, tình huống trong bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng, xã hội) để hoàn thành nhiệm vụ thì năng lực tự học của người học được bộc lộ ra ngoài. Người nghiên cứu sẽ đánh giá được khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị tình cảm của người học.
Định nghĩa về tự học cũng đƣợc thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào bối cảnh nghiên cứu và trọng tâm nghiên cứu của từng tác giả.
Nhƣng định nghĩa về tự học (self- directed learning) của Malcolm Shepherd Knowles đƣợc sử dụng nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về giáo dục học, đó là “Tự học là một quá trình mà người học tự thực hiện các hoạt động học tập, có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, dự đoán được nhu cầu học tập của bản thân, xác định được mục tiêu học tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, con người giúp ích được cho quá trình học tập, biết lựa chọn và thực hiện chiến lƣợc học tập và đánh giá đƣợc kết quả thực hiện”.
1.2.2. Biểu hiện của năng lực tự học
Năng lực tự học là một khái niệm trừu tƣợng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố.
Trong nghiên cứu khoa học, để xác định đƣợc sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học đƣợc bộc lộ ra ngoài. Đều này đã đƣợc thể hiện trong một số nghiên cứu dưới đây:
Candy đã liệt kê 12 biểu hiện của người có năng lực tự học. Ông chia thành 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập. Hai nhóm đó được thể hiện rõ ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1. Các biểu hiện của năng lực tự học NĂNG LỰC TỰ HỌC
TÍNH CÁCH
PHƯƠNG PHÁP
1. Tính kỉ luật 2. Tƣ duy phân tích 3. Có khả năng tự điều chỉnh
4. Ham hiểu biết 5. Linh hoạt
6. Có năng lực giao tiếp xã hội
7. Mạo hiểm, sáng tạo 8.Tự tin, tích cực 9. Có khả năng tự học.
1. Có kĩ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin 2. Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập
3. Có năng lực đánh giá, kĩ năng xử lí thông tin và giải quyết vấn đề.
Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp học nó chứa đựng các kỹ năng học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình học, do đó phương pháp dạy của giáo viên sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp học của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì năng lực tự học.
Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) đƣợc hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố tâm lý. Chính vì điều đó mà giáo viên nên tạo môi trường để học sinh được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận đƣợc lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học.
Tác giả Taylor khi nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh trong trường phổ thông đã xác định năng lực tự học có những biểu hiện sau:
Sơ đồ 1.2. Các biểu hiện của người có năng lực tự học
KĨ NĂNG
1. Có động cơ học tập 2. Chủ động thể hiện kết quả học tập
3. Độc lập 4. Có tinh kỉ luật 5. Tự tin
6. Hoạt động có mục đích 7. Thích học
8. Tò mò ở mực độ cao 9. Kiên nhẫn.
1. Có kĩ năng thực hiện các hoạt động của học tập
2. có kĩ năng quản lí thời gian học tập
3. Lập kế hoạch.
TÍNH CÁCH
1. Chịu trách nhiệm với việc học của bản than 2. Dám đối mặt với những thách thức
3. Mong muốn đƣợc thay đổi 4. Mong muốn đƣợc học.
NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC TỰ HỌC
THÁI ĐỘ
Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹ năng hoạt động phù hợp [13]. Thông qua mô hình trên tác giả đã phân tích ra có ba yếu tố cơ bản của người tự học, đó là thái độ, tính cách và kỹ năng. Có thể nhận thấy, sự phân định đó để nhằm xác định rõ ràng những biểu hiện tƣ duy của bản thân và khả năng hoạt động trong thực tế chứ không đơn thuần chỉ đề cập đến khía cạnh tâm lí của người học.
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. năng lực tự học là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ đƣợc những ƣu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn. Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy tự học và năng lực tự học của học sinh sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời.
1.2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực tự học
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng khi con người lớn dần lên, họ có một mong muốn là tăng quyền tự chủ. Nên khi dạy học mà chú ý đến NLTH có thể là một cách để khai thác, rèn luyện những mong muốn tự nhiên đó, giúp người học đạt được một kinh nghiệm học tập có ý nghĩa và sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành giúp họ thành công trong cuộc sống. GV có thể can thiệp vào hoạt động học tập của HS để nâng cao NLTH cho các em. Qua quá trình nghiên cứu từ thực tế và các nguồn tài liệu, chúng tôi đã đƣa ra đƣợc một số biện pháp nâng cao năng lực tự học của học sinh, bao gồm:
1.2.3.1. Tác động vào tâm lí lứa tuổi
Nắm bắt tâm lí HS ở lứa tuổi THPT, đây là lứa tuổi đã lớn, HS cần đƣợc tôn trọng quan điểm và ý kiến của các em.
- Trong quá trình HS tự học, GV cần tác động vào tâm lí lứa tuổi các em theo các cách thức sau:
+ GV nên khoan dung, khích lệ kịp thời về sự không chắc chắn trong những kết luận của HS, câu trả lời không toàn vẹn, thậm chí ngay cả khi các em phạm sai lầm, làm nhƣ vậy sẽ duy trì sự quan tâm của HS, khuyến khích các em biết chấp nhận rủi ro, tận dụng những điểm mạnh, thay vì cứ để ý đến điểm yếu, giúp HS vƣợt qua thất vọng, tự ti và cuối cùng là phá vỡ các rào cản, mạnh dạn, tự tin để đạt đƣợc mục tiêu ban đầu.
+ GV nên ủng hộ người học khám phá những ý tưởng mới được nảy sinh trong các cuộc thảo luận ở lớp, trường để phát huy tính tò mò, sáng tạo của người học.
+ Cho phép HS theo đuổi lợi ích cá nhân vì sự đam mê một vấn đề học tập nào đó mà không có sự đe dọa của đánh giá chính thức để quá trình học tập trở nên có ý nghĩa, tạo điều kiện để tƣ duy phân tích đạt đến chiều sâu.
- Biện pháp tác động vào tâm lí lứa tuổi giúp cho HS mạnh dạn bày tỏ suy ghĩ, quan điểm của bản thân, HS tự tin trong quá trình tự học.
1.2.3.2. Môi trường học tập
Là nơi HS thực hiện các hoạt động học tập, thời gian và không gian không bị bó hẹp và lớp học chỉ là một trong nhiều nơi diễn ra hoạt động học tập nhưng môi trường đó phải thân thiện, an toàn, đủ nguồn tài liệu để HS tự do lựa chọn thời điểm học tập, cách học phù hợp với bản thân.
- Môi trường học tập có thể do GV yêu cầu hoặc HS tự chọn sao cho HS thoải mái nhất nhƣ:
+ Tự học trên lớp: trong phòng học, …
+ Tự học ở nhà: thƣ viện, quán cà phê, nhà sách hoặc tại nhà, … + Tƣ học với bạn bè, học nhóm.
- Môi trường học tập không chỉ tạo cho HS cảm giác thoải mái, phát huy NLTH mà còn giúp HS tìm kiếm đƣợc kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khac nhau, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
1.2.3.3. Phương pháp dạy học của GV
Là phương pháp dạy học GV sử dụng trong từng bài học, phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với đối tƣợng HS và qua bài học phát huy đƣợc NLTH của HS.
- Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án…để phát triển và rèn luyện NLTH. Nhƣng cần phải chú ý đến các hoạt động cụ thể sau:
+ Khuyến khích HS tham gia vào các cuộc thảo luận có chủ đề định hướng giáo dục để HS nhận ra khả năng của bản thân, rèn luyện tƣ duy phản biện.
+ Tăng cường tổ chức hoạt động học tập theo nhóm để rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng tự điều chỉnh bản thân của HS.
+ GV nên xây dựng các chủ đề học tập phong phú gần với cuộc sống thực và vừa sức với người học để HS tự do lựa chọn theo thế mạnh của bản thân. Trao quyền quyết định thực hiện các hoạt động học tập cho HS ngay từ ban đầu.
+ GV có thể tổ chức các hoạt động học tập thông qua một bộ câu hỏi đƣợc thiết kế chu đáo và thông báo trước với HS để các em chủ động định hướng các hoạt động học tập của mình nhƣ lập kế hoạch, thu thập và xử lí số liệu, huy động các bên có liên quan…, dự đoán các kĩ năng học tập cần đƣợc triển khai.
+ Xây dựng thói quen tự giám sát bằng cách khuyến khích HS suy nghĩ về những gì đã làm và cố gắng làm để sửa đổi nếu như chưa thành công, sau đó là lưu giữ thành quả học tập một cách có chủ đích.
+ GV là người giám sát, hỗ trợ các em trong các hoạt động học tập, tạo nên cầu nối để HS có thể liên lạc kịp thời qua email, facebook, điện thoại hoặc gặp trực tiếp.
- GV là người có tác động rất lớn đến sự phát triển NLTH của HS, do đó GV cần phải không ngừng theo dõi từng đối tượng HS, tìm tòi học hỏi để tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới.