Đánh giá định lƣợng

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng phần mềm crocodile physics và optics mini trong dạy học phần “quang hình học” – vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 116 - 126)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.4.2. Đánh giá định lƣợng

Để đánh giá một cách định lƣợng chất lƣợng nắm kiến thức và sự phát triển NLTH của HS, chúng tôi đã sử dụng điểm số của bài kiểm tra và tiến hành xử lí các số liệu từ kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học gồm:

3.4.2.1. Đánh giá sự phát triển NL của HS bằng Rubric

Trong quá trinh dạy học, chúng tôi đã tiến hành đánh giá 12 học sinh ở lớp 11/9. Tiến hành đánh giá sự phát triển các NL của HS theo các tiêu chí đƣợc trình bày ở mục 1.9 của luận văn. Thống kế điểm số, mức độ đạt đƣợc các NL đƣợc thể hiện ở các bảng 3.2, 3.3 và đồ thị 3.1, 3.2.

Bảng 3.2. Bảng thống kê mức độ phát triển NLTH của 12 học sinh lớp TN lần 1 và lần 2

STT Tên HS

Mức độ của các chỉ số hành vi

CB1 CB3 CB4 TH1 TH2 TN1 TN2 KT2 TC1 TC2 TC3

l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2

1) Châu 1 1 1 3 1 1 1 3 1 1 3 3 1 3 1 2 1 3 1 3 1 3

2) Hằng 1 2 1 3 1 2 1 3 1 1 2 3 1 2 1 1 1 3 1 2 1 3

3) Tân 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 3 1 1 2 1 1 1 3 1 3 1 1

4) Hƣng 1 3 1 3 1 1 1 3 1 2 1 3 1 3 1 1 1 3 1 3 1 3

5) Nhân 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 0 1

6) Phi 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

7) Rin 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 2 3 1 2 1 2 1 2 1 1 1 1

8) Sương 1 3 1 3 1 2 1 3 1 1 3 3 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3

9) Thắng 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 0 1

10) Trang 1 1 1 3 1 1 1 3 1 2 2 2 1 3 1 3 1 3 1 2 1 3

11) Tùng 1 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

12) Vi 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm của 12 học sinh lớp TN lần 1 và lần 2

STT Tên HS

Mức độ của các chỉ số hành vi

CB1 CB3 CB4 TH1 TH2 TN1 TN2 KT2 TC1 TC2 TC3

l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l2

1) Châu 6 8 6 9 4 6 6 8 3 6 9 10 6 9 6 7 6 10 5 9 3 8

2) Hằng 5 7 5 8 4 7 7 8 1 3 7 9 5 7 5 6 6 9 4 7 2 7

3) Tân 5 7 4 5 3 5 4 6 1 5 8 6 4 7 5 6 5 8 6 9 2 6

4) Hƣng 6 8 5 8 3 5 5 8 2 7 6 8 5 8 6 6 6 9 4 8 6 9

5) Nhân 0 4 1 5 1 3 0 1 0 4 4 4 1 4 2 5 4 5 3 7 0 3

6) Phi 2 4 4 5 2 4 0 2 0 2 3 5 4 6 5 6 4 6 2 5 2 6

7) Rin 5 7 6 7 3 6 2 5 1 3 7 9 4 7 6 7 4 7 3 6 1 6

8) Sương 6 8 5 9 4 7 7 8 4 6 8 9 6 9 4 8 5 9 6 9 3 9

9) Thắng 5 6 4 5 4 6 2 1 0 2 3 6 3 4 3 5 4 7 5 7 0 5

10) Trang 4 6 6 8 3 5 6 8 3 7 7 7 4 8 5 8 6 10 4 7 4 9

11) Tùng 3 4 5 8 2 3 3 5 1 4 3 4 3 6 4 5 4 6 2 5 1 5

12) Vi 5 7 3 5 3 6 4 7 1 5 6 7 3 5 4 6 5 6 4 6 2 6

Đồ thị 3.1: Kết quả đánh giá NLTH của cá nhân HS qua 2 lần thực nghiệm Nhận xét đánh giá về cá nhân:

- Trên đây là đồ thị đánh giá kết quả học tập của 12 HS của lớp 11/9, các em HS này có mức học từ yếu đến giỏi trong lớp.

Trong số 12 HS đƣợc lựa chọn để đánh giá thì:

+ Châu, Hưng, Sương và Trang là 4 HS giỏi của lớp, được chia đều ở 4 nhóm, các em có kết quả học tập cao trong môn Vật lí; trong giờ học các em tích cực phát biểu xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, đối với các tiết học theo kiểu

truyền thống, năng lực tự học của các em chƣa đƣợc phát huy, các em còn thụ động và phụ thuộc nhiều vào giáo viên.

+ Hằng, Tân, Rin, Vi là những HS có học lực khá của lớp. Trong quá trình học môn vật lí, các em thường xuyên phát biểu xây dựng bài. Ở các tiết học theo kiểu truyền thống, các em chƣa phát huy đƣợc tinh thần tự học, có em bài cũ về nhà chƣa tốt, chƣa học hỏi đƣợc những bạn học giỏi trong lớp.

+ Phi, Thắng và Tùng là những em có học lực trung bình của lớp. Trong quá trình học tập môn vật lí, các em còn thiếu tập trung, hay bị GV nhắc nhở. Ở các tiết học theo kiểu truyền thống, các em chƣa tích cực xây dựng bài, GV không thấy đƣợc năng lực tự học của các em.

+ Em Nhân là HS có học lực yếu của lớp. Trong giờ học, em thường xuyên bị GV nhắc nhở vì lí do làm việc riêng, mất trật tự; rất hiếm khi em phát biểu xây dựng bài học.

Trong các tiết học truyền thống, hầu nhƣ em không trả lời đƣợc các câu hỏi do GV đặt ra.

Ở tiết thực nghiệm lần 1, các HS còn lung túng khi lần đầu làm quen với thí nghiệm mô phỏng, thiết các các thí nghiệm từ máy tính. Tuy nhiên, hầu hết các em rất hứng thú quan sát GV hướng dẫn làm thí nghiệm. Ở đây, các chỉ số hành vi CB1, CB3, CB4, TN2, TC1, TC2, TC3 cần phải có GV hướng dẫn thì các em mới làm được nên chỉ đạt mức 1, tuy nhiên ở CB1 HS Nhân không thực hiện đƣợc mà làm việc riêng nên chỉ ở mức 0, ở chỉ số TC3 có HS Nhân và Thắng ở mức 0. Ở các chỉ số hành vi TH1, TH2, KT2 thì đa số HS cần đƣợc GV nhắc nhở, gợi ý mới làm đƣợc nên chỉ đạt mức 1, tuy nhiên HS Nhân và Phi chỉ ở mức 0 do không thực hiện các yêu cầu mà GV đƣa ra ở chỉ số TH1 và TH2. Ở chỉ số hành vi TN1, HS Châu, Tân và Sương đã thực hiện tốt việc quan sát các thí nghiệm của GV và nêu ra đƣợc các hiện tƣợng vậy lí quan sát đƣợc nên đạt mức 3, HS Hằng, Rin và Trang quan sát đƣợc các thí nghiệm và nêu đƣợc các hiện tƣợng nhƣng chƣa gắn liền với các kiến thức vật lí nên đạt đƣợc mức 2.

3.4.2.2. Đánh giá sự phát triển NL của HS bằng bài kiểm tra

Cuối mỗi tiết học, GV cho HS cả lớp làm bài kiểm tra theo các mức độ khác nhau (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) để đánh giá xem việc sử dụng phần

mềm mô phỏng vào quá trình dạy học theo hướng phát triển NLTH của HS có giúp cho HS nắm vững đƣợc kiến thức của bài học hay không? Sau khi tiến hành kiểm tra, GV đã thống kê điểm của HS qua 2 lần TNg ở bảng 3.4 và 3.5 dưới đây:

Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của HS ở tiết TNg lần 1

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số lƣợng HS

0 1 0 5 7 4 10 9 2 1 1

Tỉ lệ (%) 0,0 2,5 0,0 12,5 17,5 10,0 25,0 22,5 5,0 2,5 2,5

Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của HS ở tiết TNg lần 2

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số lƣợng

HS 0 0 1 3 5 4 8 11 5 1 2

Tỉ lệ (%) 0,0 0,0 2,5 7,5 12,5 10,0 20,0 27,5 12,5 2,5 5,0

Từ 2 bảng số liệu trên, chúng tôi đã tiến hành thiết lập bảng số liệu về số lƣợng và tỉ lệ HS đạt mức điểm Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu theo thông tƣ 58 của Bộ giáo dục và Đào tạo về quy chế xếp loại học lực của HS. Kết quả của 2 lần TNg đƣợc thể hiện ở bảng 3.6 và 3.7, sự thay đổi được thể hiện ở đồ thị 3.2 dưới đây:

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra của HS được xếp theo thang điểm lần TNg 1

Thang điểm

Kém (điểm<3,5)

Yếu (3,5 điểm<5,0)

Trung bình (5,0 điểm<6,5)

Khá (6,5 điểm<8,0)

Giỏi (8,0 điểm) Số lƣợng

HS 6 7 14 9 4

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra của HS được xếp theo thang điểm lần TNg 2

Thang điểm

Kém (điểm<3,5)

Yếu (3,5 điểm<5,0)

Trung bình (5,0 điểm<6,5)

Khá (6,5 điểm<8,0)

Giỏi (8,0 điểm) Số lƣợng

HS 4 5 12 11 8

Tỉ lệ (%) 10,0 12,5 30,0 27,5 20,0

Đồ thị 3.2. So sánh thang điểm của TNg lần 1 và lần 2

Từ đồ thị 3.2, ta thấy qua 2 lần TNg tỉ lệ HS có điểm kém, yếu và trung bình giảm xuống (cụ thể là giảm 5%). Trong khi đó, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi tăng lên đáng kể.

Đáng chú ý nhất là tỉ lệ HS đạt điểm giỏi tăng 10% (từ 10% - 20%). Điều đó chứng tỏ, dạy học dưới sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng theo hướng phát triển NLTH của HS không chỉ giúp HS phát triển NLTH còn giúp HS tiếp nhận kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn.

15%

18%

35%

25%

10%

10%

13%

30%

28%

20%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

Điểm Kém Điểm Yếu Điểm T.bình Điểm Khá Điểm Giỏi

TNg lần 1 TNg lần 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình TNSP, từ đó phân tích và xử lí các kết quả thu đƣợc, luận văn đã khẳng định giả thuyết khoa học đã đưa ra ở chương 1 là đúng đắn. Cụ thể:

- Hầu hết HS đều rất thích thú với việc sử dụng phần mềm mô phỏng vào dạy học vật lí. Việc xây dựng các thí nghiệm giúp cho HS tìm hiểu hơn về công nghệ thông tin.

Hơn nữa, HS đã thể hiện đƣợc năng lực tự học của mình, đặc biệt là các HS trung bình, yếu đã không còn thụ động, lười biếng trong các tiết học như trước. Các HS khá, giỏi rất chủ động và hăng say thực hiện các nhiệm vụ trong các tiết học thực nghiệm.

- Đối với GV, với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng, GV chủ động, linh hoạt hơn trong việc chuẩn bị các thí nghiệm. Trong quá trình dạy học, có thể phân chia nhiệm vụ cho các nhóm từ đó kích thích khả năng tự học của các em, giúp các em làm chủ đƣợc tiết học tạo không khí học tập sôi nổi. HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, hứng thú với các nhiệm vụ đặt ra giúp cho GV đỡ vất vả hơn trong việc xây dựng kiến thức mới cho HS.

- Các thí nghiệm mô phỏng đã góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Việc dạy học sử dụng các thí nghiệm mô phỏng đã tạo ra môi trường dạy – học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, góp phần khắc phục được tình trạng lười biếng, thụ động của HS đồng thời phát huy hơn nữa năng lực tự học của HS.

- Chúng tôi đã tiến hành đánh giá định lƣợng theo các mức năng lực, cụ thể là: Dựa vào đồ thị có thể thấy đƣợc hầu hết các các mức độ của các thành tố năng lực tự học đều tăng qua lần thực nghiệm thứ 2, đặc biệt số HS đạt mức cao tăng nhiều. Qua đó cho thấy, dạy học vật lí với sự hỗ trợ của phần mềm thí nghiệm mô phỏng đã góp phần rất lớn cho việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS, trong đó có năng lực tự học.

Nhƣ vậy, việc tổ chức dạy học sử dụng phần mềm thí nghiệm mô phỏng góp phần phát triển năng lực tự học của HS đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học vật lí ở trường THPT. Điều này có nghĩa là giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra là đúng đắn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể hoàn toàn vận dụng vào thực tế giảng dạy vật lí ở các trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng phần mềm crocodile physics và optics mini trong dạy học phần “quang hình học” – vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)