Chương 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên t ại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền
2.2.3. Phân tích nhân t ố khám phá
Các tiêu chuẩn chính cần đạt được trong phân tích nhân tố:
- Kiểm định KMO & Bartlett test được Kaiser đề xuất năm 2001 dùng để đánh giá tính hợp lý của cơ sở dữ liệu, dùng cho phân tích nhân tố (factor analysis). Kiểm định cho phép biết được cơ sở dữ liệu có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Vì vậy, phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000).
- Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số truyền tải (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 (Jun & ctg, 2002).
- Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue (điểm dừng phương sai trích), chỉ số này đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình(Garson, 2003).
- Tổng phương sai trích ( Cumulative % Extraction Sum of Squared Loading) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1998).
2.2.3.2. Kết quả phân tích EFA
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo, ta có tổng cộng 25 biến độc lập thuộc khía cạnh văn hóa doanh nghiệp và 3 biến phụ thuộc thuộc khía cạnh đánh giá chung về sự cam kết gắn bó với tổ chức để đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả như sau:
Phân tích EFA cho 25 biến độc lập
Bảng 2.7: Kiểm định KMO & Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,580 Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 299,740
Df 136
Sig. 0,000
( Nguồn: số liệu spss)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kiểm định Barlett được tính toán dựa trên đại lượng Chi – bình phương và được ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 căn cứ vào giá trị sig. Ở đây, giá trị Sig = 0,000 cho phép ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 (H0: Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu). Chỉ số KMO = 0,580 (>0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.
Kết quả phân tích EFA cho thấy tại mức giá trị Eigenvalue = 1 với phương pháp trích nhân tố Principal Component, phép quay Varimax cho phép trích được 5 nhân tố từ 25 biến quan sát và phương sai trích được là 73,104%. Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu (>50%).
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát được giữ lại là 17 biến quan sát, như vậy so với 25 biến quan sát theo như lúc đầu trước khi phân tích EFA thì tôi đã bỏ đi 8 biến do có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 hoặc hệ số tải lớn hơn 0,5 tuy nhiên lại xuất hiện tại cả 2 nhân tố nên không rõ xu hướng. Trình tự tiến hành loại các biến quan sát được giải thích như sau:
Xoay nhân tố lần 1, loại 3 biến quan sát sau:
• Hoàn thành tốt công việc được giao, chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên.
• Cb, nv thân thiện trong giao tiếp, chân thành trong cử chỉ, lời nói, hành động.
• Cb, nv luôn học hỏi, nâng cao nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ.
Xoay nhân tố lần 2, tiếp tục loại 3 biến quan sát sau:
• Triển khai các công việc đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn quy định.
• Trang phục của cb, nv thể hiện hình ảnh của ngân hàng.
• Agribank quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cb, nv.
Xoay nhân tố lần 3, loại tiếp 2 biến quan sát :
• Cb, nv Agribank thẳng thắn, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm.
• Các thành viên xem nhau như người 1 nhà
Xoay nhân tố lần 4, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt điều kiện để phân tích Ta có 5 nhân tố được xác định trong bảng 2.2.5 như sau
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.8: Kết quả phân tích EFA cho 25 biến quan sát
Biến quan sát Hệ số tải
nhân tố Ý thức của nhân viên
chấp hành đường lối của Đảng, quy chế của Agribank 0,820
TLKD thể hiện qua hình ảnh, logo 0,812
Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực xã hội 0,776 Các cam kết của ngân hàng đem lại niềm tin cho kh 0,738 nhân viên gần gũi, cởi mở, chia sẻ với đồng nghiệp, kh, cộng đồng 0,589
Trách nhiệm xã hội
Agribank đồng hành cùng với sự phát triển của địa phương 0,896 Agribank gắn bó mật thiết với cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội 0,741 Các sự kiện bên ngoài( tài trợ, trao học bổng…) thiết thực 0,649 Cb, nv Agribank am hiểu, tôn trọng phong tục, tập quán địa phương 0,646 Thường tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí 0,553
Lương thưởng và sự công nhận
Hệ thống quản lý, đánh giá nhân viên hợp lý 0,852
Chế độ lương thưởng phù hợp rõ ràng 0,806
Phong cách lãnh đạo
Lđ minh bạch, phản ánh đúng sự thực, công khai rõ ràng 0,842
Lđ đối xử công bằng với tất cả nhân viên 0,711
Lđ luôn tạo đk để nhân viên phát huy năng lực 0,616
Môi trường làm việc
Cb, nv luôn nhận được khuyến khích của cấp trên khi hoàn thành tốt
công việc 0,803
LĐ thường xuyên quan tâm, giúp đỡ cấp dưới 0,724
Tổng phương sai trích = 73,104%
( Nguồn: số liệu spss)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 2.9:Hệ số KMO and Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,675
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 48,055
Df 3
Sig. 0,000
( Nguồn: số liệu spss) Ta có hệ số KMO = 0,675 lớn hơn 0,5 và giá trị Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,005. Vậy dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố với mức ý nghĩa thống kê là 5%, độ tin cậy 95%.
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tải
nhân tố
Anh chị cảm thấy tự hào về VHDN của Agribank 0,925
Anh chị xem Agribank như ngôi nhà thứ hai của mình 0,905 Anh chị có ý định gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho sự phát
triển của Agribank 0,802
Điểm dừng phương sai trích = 2,317 Tổng phương sai trích = 77,223%
( Nguồn: số liệu spss) Eigenvalue = 2,317 đạt tiêu chuẩn lớn hơn 1, một nhân tố duy nhất được tạo ra.
Tổng phương sai trích = 77,223% cho biết 1 nhân tố được tạo ra này giải thích được 77,223% sự biến thiên của dữ liệu. Các hệ số truyền tải (factor loading) đều đảm bảo lớn hơn 0,5. Vậy, kết quả đạt tiêu chuẩn trong phân tích nhân tố và được đưa vào các phân tích tiếp theo.
Đặt tên nhân tố
Qua quá trình phân tích ở trên, ta có thể đặt tên nhân tố như sau:
Các biến độc lập bao gồm:
Nhân tố 1( X1): Ý thức của nhân viên( gồm 5 biến) Nhân tố 2( X2): Trách nhiệm xã hội( gồm 5 biến)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhân tố 3( X3): Lương thưởng và sự công nhận( gồm 2 biến) Nhân tố 4(X4):Phong cách lãnh đạo( gồm 3 biến)
Nhân tố 5( X5): Môi trường làm việc( gồm 2 biến)
Biến phụ thuộc bao gồm 1 nhân tố ( Y): Cam kết gắn bó với tổ chức Kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tố mới sau khi phân tích EFA
Bảng 2.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố mới sau khi phân tích EFA
Các nhân tố Cronbach's alpha Số biến
Ý thức của nhân viên 0,837 5
Trách nhiệm xã hội 0,817 5
Lương thưởng và sự công nhận 0,87 2
Phong cách lãnh đạo 0,68 3
Môi trường làm việc 0,658 2
( Nguồn: số liệu spss) Sau khi rút trích các nhân tố, nhằm chắc chắn rằng đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền, cần tiếp tục tiến hành kiểm định Cronbach’s alpha trên các nhân tố mới được rút trích ra. Dựa vào kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Crobach’s alpha, có thể thấy rằng, các nhân tố chính được rút trích ra đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6( Cao nhất là 0,87 và thấp nhất là 0,658). Do đó, tất cả các nhân tố chính được rút trích ra đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích hồi quy ở bước tiếp theo. Bên cạnh đó, tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc 5 nhân tố đều lớn hơn 0,3 nên không có biến nào bị loại. Vì vậy, có thể kết luận rằng, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy.
Đối với biến phụ thuộc, dựa vào kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha, có thể thấy rằng nhân tố “ sự cam kết gắn bó với tổ chức” có hệ số Cronbach’s alpha = 0,852 lớn hơn 0,6. Do đó, nhân tố được rút trích ra đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích hồi quy ở bước tiếp theo.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế