Phân tích h ồi quy

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền (Trang 60 - 64)

Chương 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó

2.2. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên t ại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền

2.2.5. Phân tích h ồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, tôi tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy mà tôi áp dụng là mô hình hồi quy đa biến ( mô hình hồi quy bội). Tôi muốn đo lường xem mức độ tác động của các nhân tố trên đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền bằng phân tích hồi quy dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích.

Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “cam kết gắn bó với tổ chức”, các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA. Mô hình hồi quy như sau:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Y = β0+ β1X1+β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X5

• Trong đó:

- Y: Giá trị của biến phụ thuộc là Cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền.

- X1: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là Ý thức của nhân viên.

- X2: Giá trị của biến độc lập thứ hai là Trách nhiệm xã hội.

- X3: Giá trị của biến độc lập thứ ba là Lương thưởng và sự công nhận.

- X4: Giá trị của biến độc lập thứ tư là Phong cách lãnh đạo.

- X5: Giá trị của biến độc lập thứ năm là Môi trường làm việc.

• Các giả thuyết:

H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

H1: Nhân tố “X1” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

H2: Nhân tố “X2” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

H3: Nhân tố “X3” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

H4: Nhân tố “X4” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

H5: Nhân tố “X5” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

2.2.5.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Bảng 2.13: Kết quả phân tích

Model R2 R2 R2 hiệu chỉnh Std. Error of the Estimate

1 0,831 0,691 0,635 0,294

a. Các yếu tố dự đoán: ( Hằng số), X5, X1, X4, X3, X2

( Nguồn: số liệu spss) Ta có R2 hiệu chỉnh = 0,635 nghĩa là 63,5% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính với 5 nhân tố:X5( môi trường làm việc),X4(

phong cách lãnh đạo),X4( lương thưởng),X2( trách nhiệm xã hội),X1( ý thức nhân viên). Ngoài ra, ta nhận thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,635 nghĩa là mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp với mức 63,5 % > 50%( tức là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là khá chặt chẽ).

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2.2.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Giả thuyết đặt ra là:

H0: Hệ số xác định R2 = 0 (các nhóm nhân tố không ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức)

H1: Hệ số xác định R2 khác 0 (có ít nhất một nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức)

Tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai, ta có bảng sau:

Bảng 2.14: Kiểm định ANOVA về sự phù hợp của mô hình

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

Regression 5,419 5 1,804 12,504 0,000

Residual 2,427 28 0,087

Total 7,846 33

( Nguồn: số liệu spss) Nhận xét:Sig. của F = 0,000< 0,05, nên ta bác bỏ giả thiết:” Hệ số xác định của tổng thể R2 = 0”, tức là mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đã đuợc kiểm chứng.

Hay nói cách khác, có ít nhất một biến độc lập có ảnh huởng đến biến phụ thuộc mà ta đã đưa vào trong mô hình.

2.2.5.4. Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan chặt chẽ với nhau.

Bảng 2.15: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình Đo lường đa cộng tuyến

Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai VIF

Hằng số

X1( Ý thức nhân viên) 0,738 1,355

X2( Trách nhiệm xã hội) 0,657 1,521

X3( Lương thưởng) 0,664 1,505

X4( Phong cách lãnh đạo) 0,760 1,315

X5( Môi trường làm việc) 0,710 1,409

( Nguồn: số liệu spss)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến vì không có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10

2.2.5.5. Mô hình hồi quy

Bảng 2.16: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa Hệ số

chuẩn hóa Thống kê Student

ý nghĩa Mức B Sai số chuẩn Beta

Hằng số -1,220 0,727 -1,678 0,105

X1( Ý thức nhân viên) 0,319 0,132 0,296 2,418 0,022 X2( Trách nhiệm xã hội) 0,285 0,145 0,255 1,967 0,059

X3( lương thưởng) 0,19 0,132 0,185 1,437 0,162

X4( phong cách lãnh đạo) 0,408 0,155 0,318 2,637 0.014 X5( môi trường làm việc) 0,131 0,146 0,113 0,903 0,374

( Nguồn: số liệu spss) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có các yếu tố: X1( ý thức nhân viên), X4(

phong cách lãnh đạo) có ý nghĩa thống kê vì giá trị Sig <0,05( độ tin cậy là 95%). Do đó, giả thuyết H1( Nhân tố “X1” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên) và giả thuyết H4 ( Nhân tố “X4” có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên) được chấp nhận. Các nhân tố khác, bao gồm X2( trách nhiệm xã hội), X3( lương thưởng), X5( môi trường làm việc) có giá trị Sig > 0,05 nên các giả thuyết H2, H3, H5 bị bác bỏ. Hay nói cách khác, nhân tố X2, X3, X5 không có tương quan với sự cam kết gắn bó với tổ chức.

Vậy, phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa sự cam kết gắn bó với tổ chức và ý thức nhân viên, phong cách lãnh đạo được thể hiện qua đẳng thức sau:

Y = -1,220 + 0,319X1 + 0,408X4 Trong đó:

Y: sự cam kết gắn bó với tổ chức.

X1: ý thức của nhân viên.

X4: phong cách lãnh đạo

Dựa vào mô hình hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền, ta

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

có thể nhận thấy hệ số β1 = 0,319 có nghĩa là khi nhân tố “ ý thức nhân viên” thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền cũng biến động cùng chiều 0,319 đơn vị. Đối với Nhân tố 2 có hệ số β2= 0,408 cũng có nghĩa là khi nhân tố “ phong cách lãnh đạo” thay đổi 1 đơn vị thì sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng Agribank Quảng Điền cũng thay đổi cùng chiều 0,408 đơn vị.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)