Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học

Một phần của tài liệu Tap huan toan 12 (Trang 41 - 47)

Phiếu học tập 1. Về Chuẩn KT-KN

(Lược đồ phối hợp hai kỹ thuật 5W-1H và bản đồ tư duy)

41

CHUẨN KT-KN

Ở đâu ra?

WHERE Chuẩn là gì?

Cấu trúc, nội dung?

WHAT

Ban hành khi nào?

Thời điểm thực

WHEN Tại sao

phải thực hiện?

WHY

Thực hiện như thế nào?

HOW

Ai thực hiện?

Ai kiểm tra?

WHO

Câu hỏi 4: Hãy nêu những điểm mà bạn thấy cần làm rõ về: ý tưởng, tính pháp qui, cấu trúc, hữu ích, khả thi, điểm vênh với CT, SGK?

Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau: phân tích nguyên nhân; tổng hợp từ những hiểu biết về thuân lợi, khó khăn, giải pháp chỉ đạo thực hện, những kinh nghiệm thực tế của bản thân để làm rõ lý do, ý nghĩa, quan hệ, yêu cầu...nghiên cứu học tập thực hiện “Chuẩn”; Bạn càng chi tiết hóa nội dung từng nhánh trong lược đồ thì am hiểu về “Chuẩn” càng sâu rộng hơn và nội dung ghi lược đồ càng trù mật, khi đó bạn thấy hứng khởi, tích cực nghiên cứu, học hỏi “Chuẩn” vơí kỹ thuật học này...

Câu hỏi 5: Bạn đồng tình, phản đối hay có ý kiến khác về các vấn đề sau:

- Dạy và học theo Chuẩn KT-KN tạo ra sự thống nhất về mục tiêu và kết quả giữa quá trình dạy của GV, quá trình học của HS và quá trình quản lý, thi cử và ĐG kết quả học tập của HS. GV biết được cái đích tối thiểu về KT-KN mà mình cần trang bị cho HS, HS biết được cái đích cuối cùng mình cần học tập và rèn luyện để đạt tới, cơ quan quản lý có căn cứ để ra đề thi, KT, ĐG phù hợp với việc dạy và học.

- Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong CT. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ. Vì thế không lo việc bỏ sót kiến thức khi đi thi.

- Trong quá trình dạy học và ôn tập theo CT GDPT cấp THPT và chuẩn KT-KN do Bộ GD-ĐT quy định, ngoài SGK, GV và HS có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không có chủ trương yêu cầu bắt buộc GV và HS phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào. GV, HS và gia đình hoàn toàn có quyền tự lựa chọn tài liệu phù hợp giúp cho việc ôn tập để thi tốt nghiệp thuận lợi.

- Tài liệu dạy học theo Chuẩn KT-KN không phải là việc cắt xén bớt nội dung CT, SGK mà là hướng dẫn cách để chọn lọc kiến thức nào ở SGK để dạy HS theo

42

những “mức độ” tương ứng với khả năng tiếp thu của từng đối tượng HS. Ví dụ, cũng một nội dung kiến thức, nhưng yêu cầu tối thiểu đối với HS trung bình chỉ cần “thông hiểu”, còn HS khá hơn sẽ được rèn luyện kỹ năng vận dụng hay sáng tạo...

Cái mà người thầy cần hướng đến không phải cung cấp cho HS những nội dung viết trong sách một cách máy móc mà chỉ sử dụng SGK như là PT để đạt được mục tiêu dạy học ở những mức độ khác nhau mà cơ bản là dạy HS cách học.

Do nhiều GV lúng túng với cách dạy theo chuẩn KT-KN và chỉ quen dạy hết nội dung SGK nên chúng ta mới ban hành hướng dẫn cụ thể, trong đó nêu rất cụ thể bốn mức độ trong cùng một nội dung kiến thức, tương ứng với các đối tượng HS.

- Bộ GD-ĐT đã ban hành bộ tài liệu Dạy học theo Chuẩn KT-KN đối với cả bậc giáo dục tiểu học và trung học. Trong đó có việc GV không cần dạy hết những gì trong SGK, tức là GV có thể thoát ly SGK.

HS trung bình để đạt yêu cầu trong những kỳ thi nhằm KT việc hoàn thành CT học của HS (thi tốt nghiệp THPT) phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi mang tính phân loại, chọn lọc cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức, ...).

- Đề thi trước và nay vẫn được ra theo nội dung nằm trong CT phổ thông. Những HS chỉ cần học, ôn thi để hoàn thành CT phổ thông thì chỉ cần đạt mức độ tối thiểu, có thể coi là mức sàn về KT-KN. Còn những HS cần tham gia những kỳ thi mang tính cạnh tranh sẽ phải lần lượt đạt đến mức độ cao hơn, nhưng không có nghĩa phải học thêm nội dung mới, học vượt ra ngoài CT mà khai thác sâu hơn, mở rộng hơn.

Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh đại học đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn KT-KN”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để KT các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo...

- Cấu trúc đề thi năm 2010 chỉ có những điều chỉnh liên quan đến quy định đối với HS (chọn một trong hai phần riêng), nhưng không ảnh hưởng gì đến phạm vi, cách thức ra đề thi cũng như việc ôn tập của HS. Đề thi ra trên cơ sở Chuẩn KT-KN nên HS học CT nào (chuẩn hoặc nâng cao) nên bám sát yêu cầu về Chuẩn KT-KN của CT đó, trong đó chú trọng những phần “giao thoa” giữa hai CT.

2.2. Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy Ví dụ minh họa

Bài: QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA MỘT HÀM SỐ VÀ DẤU CỦA ĐẠO HÀM CẤP MỘT CỦA HÀM SỐ ĐÓ

Chuẩn KT-KN cần đạt Về kiến thức:

– Biết tính đơn điệu của hàm số.

– Biết mối liên hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số và dấu đạo hàm cấp một của nó.

Về kĩ năng:

Biết cách xét sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó.

Bài: HÀM SỐ LUỸ THỪA Chuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:

– Biết các khái niệm: luỹ thừa với số mũ nguyên của số thực, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực của số thực dương.

– Biết các tính chất của luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực.

Về kĩ năng:

Biết dùng các tính chất của luỹ thừa để đơn giản biểu thức, so sánh những biểu thức có chứa luỹ thừa.

Bài: CÁC PHÉP TOÁN VỀ SỐ PHỨC Chuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:

-Biết các phép toán cộng, trừ, nhân hai số phức ở dạng đại số Về kĩ năng:

– Biết thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân hai số phức ở dạng đại số dựa theo quy tắc cộng, trừ, nhân hai đa thức (coi i là biến, chú ý i2 = – 1) và có tính chất như phép toán số thực.

– Biết thực hiện phép chia hai số phức dựa vào phép nhân với số phức liên hợp

Bài: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN Chuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:

– Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện.

– Biết khái niệm về hình đa diện và khối đa diện – Biết khái niệm hai khối đa diện bằng nhau Về kĩ năng

Nhận biết được hai đa diện bằng nhau nhờ thấy được một phép dời hình biến hình này thành hình kia.

Bài: HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN Chuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:

– Biết các khái niệm hệ toạ độ trong không gian, toạ độ của một vectơ, toạ độ của điểm, biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ, khoảng cách giữa hai điểm.

Biết khái niệm tích vectơ (tích có hướng của hai vectơ).

– Biết phương trình mặt cầu.

Về kĩ năng:

44

– Tính được toạ độ của tổng, hiệu của hai vectơ, tích vectơ với một số; tính được tích vô hướng của hai vectơ.

– Tính được khoảng cách giữa hai điểm có toạ độ cho trước.

– Xác định được toạ độ tâm và tìm được độ dài bán kính của mặt cầu có phương trình cho trước.

– Viết được phương trình mặt cầu.

– Tính được tích có hướng của hai vectơ. Tính được diện tích hình bình hành, thể tích khối hộp bằng cách dùng tích có hướng của hai vectơ.

2.3. Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn KT-KN Ví dụ minh họa

Ví dụ 1.

Chủ đề: Một số phương trình lượng giác thường gặp - Chuẩn KT-KN cần đạt

Một số phương trình lượng giác thường gặp (Phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; Phương trình asinx +bcosx =c; Một số phương trình lượng giác khác).

Về kiến thức: Biết được dạng và cách giải phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác; asinx+bcosx = c; phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinxcosx; phương trình dạng a(sinxcosx) + bsinxcosx = 0;

phương trình có sử dụng công thức biến đổi đề giải (ở dạng đơn giản) Về kĩ năng. Giải được phương trình thuộc các dạng nêu trên.

- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn

1. Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác

. Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có dạng: at + b = 0, trong đó a, b là các hằng số (a 0)t là một trong các hàm số lượng giác.

. Cách giải: Biến đổi, đưa phương trình về phương trình lượng giác cơ bản.

2. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác . Phương trình asin2x + bsinx + c = 0, (a 0):

Đặt t = sinx, t 1, đưa về phương trình bậc hai đối với t: at2 + bt + c = 0. Giải phương trình tìm t rồi từ đó tìm x ( lưu ý điều kiện t 1 để có thể loại ngay các giá trị t không thích hợp).

. Phương trình acos2x + bcosx + c = 0, (a 0): Đặt t = cosx.

. Phương trình atan2x + btanx + c = 0, (a 0): Đặt t = tanx.

. Phương trình acot2x + bcotx + c = 0, (a 0): Đặt t = cotx.

3. Phương trình bậc nhất đối với sinxcosx:

asinx + bcosx = c (1) (a 0, b 0) PP chung để giải:

. Sử dụng công thức biến đổi asinx + bcosx = a2 b2 sin(x+), đưa phương trình (1) về phương trình lượng giác cơ bản sin(x + ) = 2c 2

ab hoặc cos(x - ) = 2c 2

a b .

. Sử dụng công thức tính theo t = tan 2

x là: sinx = 2 2 1

t t

, cosx = 1 22 1

t t

, đưa phương trình (1) về phương trình bậc hai đối với t.

4. Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx:

. Phương trình asin2x + bsinxcosx + ccos2x = 0, trong đó a, b, c là các hằng số, với a 0 hoặc b 0 hoặc c 0.

PP giải: Chia hai vế của phương trình cho cos2x (với điều kiện cosx 0) để đưa phương trình về phương trình đối với tanx, hoặc chia hai vế của phương trình cho sin2x (với điều kiện sinx0) để đưa phương trình về phương trình đối với cotx.

* Chú ý: Đối với phương trình asin2x + bsinxcosx + ccos2x = d, (a, b, c, d

R, a2 + b2 + c20) ta có thể quy về giải phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx bằng cách viết d dưới dạng d = d(sin2x + cos2x).

Ví dụ 2.

Chủ đề: Đạo hàm của các hàm số lượng giác - Chuẩn KT-KN cần đạt

Về kiến thức:

- Biết được limsin 1

0 

x x

x .

- Biết được đạo hàm của hàm số lượng giác.

Về kĩ năng:

- Biết biến đổi để sử dụng lim0sin 1

x x

x trong một số giới hạn có dạng 0 0 đơn giản.

- Tính được đạo hàm của một số hàm số lượng giác.

- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn . lim0sin 1

x x

x ;

. (sinx)’ = cosx ; . (cosx)’ = - sinx;

. (tanx)’ = 12 cos x; . (cotx)’ = - 12

sin x. Ví dụ 3.

Chủ đề: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - Chuẩn KT-KN cần đạt

Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song (Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng; Hai đường thẳng song song).

Về kiến thức:

- Biết được khái niệm hai đường thẳng: trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian;

46

- Biết (có chứng minh) định lí: “Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song (hoặc trùng) với một trong hai đường đó”.

Về kĩ năng:

- Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng.

- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song.

- Biết dựa định lí trên xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.

- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn

Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song 1. Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian Cho hai đường thẳng ab trong không gian.

Trường hợp 1: Có một mặt phẳng chứa ab.

Khi đó, xảy ra một trong ba khả năng sau :

1) a b cắt nhau tại điểm M, ta kí hiệu a b = M ;

2) a b song song với nhau, ta kí hiệu a //b hoặc b // a ; 3) a và b trùng nhau, ta kí hiệu a b.

Trường hợp 2: không có mặt phẳng nào chứa cả ab , khi đó ta nói a b chéo nhau.

2. Các định lí và tính chất

1)Trong không gian, qua một điểm không nằm trên đường thẳng cho trước, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.

2) Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau. (Định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng).

3) Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

4) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

Một phần của tài liệu Tap huan toan 12 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w