III. Tài liệu tham (nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình biên soạn tài liệu tập huấn)
Phụ lục 3. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Mục đích sử dụng thiết bị dạy học
Hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức, giúp HS hiểu sâu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT.
Giúp HS hình dung một cách trực quan nội dung được học, phát triển óc quan sát, khả năng phân tích tổng hợp và so sánh.
Hỗ trợ đổi mới PPDH bộ môn, hợp lí hoá quá trình hoạt động của GV GV và HS.
Tạo hứng thú học tập bộ môn .
Góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục nhân cách của người lao động mới.
Nguyên tắc sử dụng TBDH
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông, trong quá trình dạy học cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:
Sử dụng PT dạy học (PTDH) đúng lúc, tức là:
- Trình bày vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ,...;
- Đưa PTDH theo trình tự bài giảng; việc đưa ra và cất đúng lúc;
- Bố trí lịch sử dụng PTDH hợp lí, đúng lúc, thuận lợi trong một ngày
Sử dụng PTDH đúng chỗ, tức là:
- Tìm vị trí giới thiệu PTDH hợp lí nhất, giúp HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất;
- Tìm vị trí lắp đặt nó sao cho toàn lớp có thể quan sát được rõ ràng;
- Vị trí trình bày phải đảm bảo yêu cầu về độ sáng cũng như các yêu cầu kĩ thuật khác;
- Được giới thiệu ở vị trí đảm bảo an toàn;
- Được bố trí sao cho GV chuẩn bị không mấy khó khăn;
- Bố trí chỗ cất sau khi sử dụng để không làm phân tán tư tưởng HS
Sử dụng PTDH đủ cường độ, tức là:
142
- Thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi HS;
- Không nên kéo dài quá hoặc lặp đi, lặp lại một loại PTDH quá nhiều lần trong một buổi dạy.
Kết hợp sử dụng TBDH đã được trang bị với việc tận dụng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, kĩ thuật ngoài xã hội.
Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với các mục tiêu dạy học
PT dạy học
Mục tiêu dạy học Thông
tin sự kiện
Sự nhận biết qua nhìn
Nguyên lí, khái niệm, quy tắc
PP Các
hành vi động cơ tâm lí
Thái độ và các suy nghĩ năng động
Hình tĩnh TB C TB TB Y Y
Phim TB C C C TB TB
TV TB TB C TB Y TB
Vật thật Y C Y Y Y Y
Băng âm thanh TB Y Y TB Y TB
Biểu diễn Y TB Y C TB TB
Thực hành TB Y TB TB Y TB
Trong bảng trên các kí hiệu TB, C, Y tương ứng là Trung bình, Cao và Yếu.
(Theo Allen, 1967)
Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với đối tượng, phương diện nhận thức và giác quan trong quá trình dạy học
PT, thiết bị
Đối tượng Phương diện thích hợp Giác quan được sử Nhận dụng
thức
Tình cảm
động cơ tâm lí
Tài liệu in Cá nhân Rất tốt Khá Tốt Mắt
Bài giảng Nhóm Khá
nghèo
Tốt Nghèo
nàn
Mắt, tai Băng âm thanh Nhóm hay cá
nhân
Nghèo nàn
Khá Nghèo
nàn
Tai
Slide Nhóm hay cá
nhân
Tốt Tốt Tốt Mắt
Máy chiếu qua đầu
Nhóm Tốt Khá Khá Mắt, tai
Slide Nhóm hay cá Tốt Tốt Rất tốt Mắt, tai
có âm thanh nhân
TV Nhóm hay cá
nhân
Khá Rất tốt Rất tốt Mắt, tai
Phim Nhóm hay cá
nhân
Khá Rất tốt Rất tốt Mắt, tai Luyện tương tự Cá nhân Tốt Tốt Rất tốt Mắt, tai,
mũi, tay, thân thể (Theo Durham, Gerheat và Austin, 1974)
Mối quan hệ giữa các loại PT, TBDH với các chức năng trong quá trình dạy học Chức năng
dạy học
PT dạy học Vật
biểu diễn
Truyền thông vấn đáp
PT in Hình tĩnh
Phim câm
Phim có tiếng
Máy dạy học Trình bày sự
kích thích
C G G C C C C
Hướng dẫn sự chú ý và các hoạt động khác
K C C K K C C
Cung cấp một mẫu của các thành tích được yêu cầu
G C C G G C C
Cung cấp sự nhắc nhở bên ngoài
G C C G G C C
Hướng dẫn tư duy
K C C K K C C
Giới thiệu chuyển giao
G C G G G G G
ĐG nhận thức K C C K K C C
Cung cấp phản hồi
G C C K G C C
Trong bảng trên các kí hiệu C, G, K tương ứng là Có, Giới hạn và Không.
(Theo Gagne, 1965).
Qua những điều nêu trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học toán ở trường phổ thông cần chú ý một số điểm sau:
- Có thể sử dụng TBDH để dạy học cả lớp, với hình thức này TBDH thường được sử dụng để biểu diễn sau đó GV đặt câu hỏi cho HS trả lời nhằm phát hiện tri thức.
- Cũng có thể áp dụng chia nhóm để thực hành, mỗi nhóm có một thiết bị để vận hành, quan sát, thảo luận và trả lời những câu hỏi do GV đặt ra.
144
Do đặc điểm của môn Toán, khi sử dụng TBDH cần chú ý: trực quan là chỗ dựa để gợi vấn đề, dự đoán, khám phá chứ không phải là PT chứng minh toán học.
GV cần tìm hiểu và sử dụng để có thể nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.
Hiệu quả sử dụng một số loại TBDH thường sử dụng ở trường phổ thông
Lời nói PP kém hiệu quả
Bảng, phấn trắng PT không chiếu Phấn màu
Tranh
Hình vẽ trên bảng Mô hình tĩnh
Mô hình bộ phận Mô hình động Tranh có tầm sâu
Đèn chiếu ảo PT chiếu hiệu quả hơn PT không chiếu Slide đen trắng
Slide màu Phim vòng
Hình chiếu qua overhead Phim động đen trắng Phim động màu, có tiếng Phim màu màu
TV
Thực hành PT trực tiếp hiệu quả nhất
Thực hành cá nhân Đồ án tham quan
Hiệu quả sử dụng của từng loại PTDH trong quá trình dạy học tăng theo chiều mũi tên
Phụ lục 4. ỨNG DỤNG CNTT ĐỔI MỚI PPDH và ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH, MÔN
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT).
Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập (KT ĐG KQHT) môn Toán ở Trung học phổ thông (THPT) là một xu thế tất yếu. Thực tế đã có nhiều nhà khoa học, toán học, tin học, nhà giáo và nhà quản lý không ngừng xây dựng, thiết kế và sử dụng các phần mềm quản lý, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, phần mềm tính toán, phần mềm ứng dụng CNTT cho môn Toán ... để phục vụ việc dạy-học, đổi mới PPDH và KT ĐG KQHT môn Toán ở trường phổ thông. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho việc dạy-học và KT ĐG KQHT đạt yêu cầu khoa học và hiệu quả mong đợi. Ở đây, chúng ta sử dụng thuật ngữ CNTT với nghĩa rộng, bao gồm thiết bị kĩ thuật, chương trình phần mềm, v.v…
Ngày nay CNTT xâm nhập rất mạnh mẽ vào trường phổ thông. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và Multimedia, xu hướng dạy học có hỗ trợ của máy tính đang được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào máy tính). Trong đó:
- CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
- E-learning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thông qua mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học.
146
Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:
+ Một bên là hình thức hỗ trợ cho GV, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT )
+ Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning )
Có thể nói việc ứng dụng máy tính vào dạy học môn Toán khá sớm. Sau khi đa phương tiện ra đời CNTT lại có thêm điều kiện thuận lợi thâm nhập tốt hơn trong dạy học môn Toán và hầu hết các môn học ở trường phổ thông. Một trong những lợi thế để CNTT được áp dụng sớm và mạnh mẽ trong môn Toán là vì môn học này tiềm ẩn rất nhiều thuật toán, có thể giải quyết bằng lập trình.
Ngày nay việc máy tính kết hợp với kỹ thuật đa phương tiện, người ta có điều kiện rất tốt để thực hiện nguyên tắc cá thể hoá trong dạy học. Máy tính có khả năng tạo lập mức độ kiến thức cần trình bày một cách phù hợp với trình độ học tập của từng HS. HS học với sự trợ giúp của máy tính có thể theo tiến độ riêng. HS có cơ hội thoả mãn các nhu cầu, sở thích, phát triển thiên hướng, tiến hành học theo tiến độ riêng của mình.
Do có nhiều tính năng ưu việt, CNTT có thể tạo ra được những thay đổi về nội dung và PPDH môn Toán, như:
- Tạo ra môi trường học tập đặc biệt, mô phỏng các hiện tượng, các quá trình, các hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo. Một thí dụ sớm nhất về điều này là môi trường học tập “vi thế giới” của phần mềm toán học LOGO.
- Truy nhập thông tin và tìm kiếm thông tin qua mạng. Trên Internet có nhiều Web-sites các vấn đề đang được quan tâm về toán.
- Nhiều phần mềm có khả năng đặc biệt: xử lý được trên các biểu tượng, vẽ đồ thị, giải phương trình ... Các phần mềm thuộc loại này như MATHEMATIC, MAPLE, GSP, VIOLET,…
- Khả năng lưu trữ, xử lý, lập báo cáo kết quả các cuộc điều tra; thí dụ các phần mềm như SPSS, AMOS, QUEST ...
- Khả năng hiển thị, soạn thảo tài liệu để trình bày một chuyên đề trong nhóm học tập, lớp. Minh hoạ về tính năng này là các phần mềm như POWERPOINT, WORD,…
- Có các phần mềm tạo ra môi trường thuộc lĩnh vực giải toán, là môi trường mở có khả năng giải quyết được một số dạng toán, sự giao tiếp giữa người và máy rất thuận tiện. Thí dụ về lĩnh vực này là MAPLE, CABRI-GEOMETRE...
- Máy tính có thể thiết lập môi trường nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các nhóm học tập hợp tác.
- Trang tính số (Spreadsheet) có rất nhiều ứng dụng trong toán thống kê, lập biểu bảng báo cáo.
- Ngôn ngữ siêu văn bản có khả năng giao tiếp cao kết hợp với các ứng dụng đa phương tiện, được kết nối mạng tạo điều kiện trao đổi thuận tiện giữa GV, phụ huynh, các chuyên gia. Ngoài ra người ta còn tổ chức dạy học từ xa, hội nghị “ảo” và nhiều ứng dụng khác.
SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Powerpoint với rất nhiều ưu điểm và tính năng mạnh mẽ, linh hoạt đã trở thành phần mềm trình chiếu được GV sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Toán. Là phần mềm trình diễn, do đó Powerpoint phải cần đến các phần mềm hỗ trợ khác, như Cabri, Geometer Sketchpad, Geogebra...để có thể chèn, nhúng các dữ liệu.
Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt tiếp cận về cách nhúng, chèn vào bài giảng các dữ liệu được xây dựng từ các phần mềm Cabri II Plus, Cabri 3D, Geometer Sketchpad và Geogebra.
Nhúng (Tích hợp) Cabri II Plus trong Powerpoint
Để có thể nhúng Cabri II Plus trong Powerpoint, ta cần thực hiện các bước sau:
Trước hết ta cần tải phần mềm Cabri II Plus Plugin, từ Website chính thức có địa chỉ www.cabri.com. Sau khi tải, ta tiến hành cài đặt phần mềm này, chỉ cần nhấp chuột và thực hiện đúng chỉ dẫn.
Công việc của ta liên quan đến các slide Powerpoint và các tệp dạng *.fig của Cabri. Trước hết ta tạo một thư mục và để tệp *.ppt và tệp *.fig vào cùng thư mục vừa tạo, việc này giúp chúng ta khi chèn sẽ dễ dàng tìm được các tệp Cabri cần thiết.
Thực hiện lệnh Insert => Object trong Powerpoint xuất hiện cửa sổ chọn đối tượng nhúng có dạng như sau:
148
Chọn đối tượng nhúng là Cabri II Plus rồi nhấn OK. Trong slide của Powerpoint lúc này xuất hiện đối tượng nhúng kiểu Cabri II Plus như hình dưới đây:
Nháy chuột phải lên đối tượng, trong slide xuất hiện menu chọn, di chuôt đến dòng Cabri II Plus Object, chọn Import rồi nhấn chuột
Sau khi nhấn chuột lên lệnh Insert sẽ xuất hiện cửa sổ để tìm tệp
*.fig cần chèn
Khi cửa sổ này xuất hiện ta tìm thư mục chứa tệp *.fig cần chèn. Sau khi tìm thấy ta nhấn nút Open, khi đó trong slide của Powerpoint sẽ xuất hiện hình ảnh của tệp *.fig chính xác như khi tệp này nằm trong cửa sổ làm việc của Cabri II Plus.
Phần mềm Cabri II Plus Plugin là phần mềm hỗ trợ, cho phép ta đã tích hợp được Cabri II Plus trong Powerpoint. Điều này có nghĩa rằng tệp *.fig nhúng vào trong Powerpoint sẽ làm việc hệt như trên cửa sổ của Cabri II Plus.
2.1 Nhúng (tích hợp) Cabri 3D trong Powerpoint
Để có thể nhúng Cabri 3D trong Powerpoint, trước hết cần tải phần mềm Cabri 3D Plus Plug-in từ Website chính thức có địa chỉ www.cabri.com. Sau khi tải, ta tiến hành cài đặt, chỉ cần nhấp chuột và thực hiện đúng chỉ dẫn.
Công việc của ta liên quan đến các slide Powerpoint và các tệp dạng
*.cg3 của Cabri. Trước hết ta tạo một thư mục và để tệp *.ppt và tệp 150
*.cg3 vào cùng thư mục vừa tạo, việc này cho phép chèn dễ dàng các tệp Cabri cần thiết tìm được.
Thực hiện lệnh Insert => Object trong Powerpoint xuất hiện cửa sổ chon đối tượng nhúng có dạng như sau:
Chọn đối tượng nhúng là Cabri 3D rồi nhấn OK. Trong slide của Powerpoint lúc này xuất hiện đối tượng nhúng kiểu Cabri 3D như hình dưới đây:
Nháy chuột phải lên đối tượng, trong slide xuất hiện menu chọn, di chuôt đến dòng Cabri 3ActiveDoc Object, chon Import rồi nhấn chuột
Sau khi nhấn chuột lên lệnh Insert sẽ xuất hiện cửa sổ để tìm tệp
*.fig cần chèn
152
Khi cửa số này xuất hiện chúng ta tìm thư mục chứa tệp *.cg3 cần chèn. Sau khi tìm thấy ta nhấn nút Open, khi đó trong slide của Powerpoint sẽ xuất hiện hình ảnh của tệp *.cg3 chính xác như khi tệp này nằm trong cửa sổ làm việc của Cabri 3D.
Phần mềm Cabri 3D Plugin là phần mềm hỗ trợ, cho phép ta đã tích hợp được Cabri 3D trong Powerpoint. Điều này có nghĩa rằng tệp *.cg3 nhúng vào trong Powerpoint sẽ làm việc hệt như trên cửa sổ của Cabri 3D.
Chèn Web browser vào slide của Powerpoint bằng Control
“Microsoft Web Browser”
Phần lớn các phần mềm dùng để tạo các bài giảng Toán học như Geometer Sketchpad, Maple, Geogebra… đều có chức năng kết xuất tệp thành các tệp HTML (HTM). Như vậy các bài giảng có thể đưa lên website một cách hết sức dễ dàng, nhanh chóng. Các tệp được tạo ra bởi các phần mềm toán học này tất nhiên cũng có thể chèn vào Powerpoint, một công cụ trình diễn mạnh mẽ. Để chèn các trang HTML (HTM) chứa nội dung bài giảng vào slide của Powerpoint bằng đối tượng Web browser đã
tích hợp sẵn vào của Microsoft trong Powerpoint chúng ta thực hiện theo các bước sau:
Trước hết phải cài đặt Plugin OfficeOne: PowerPoint Web Browser Assistant (PPWBA11.exe). Chúng ta lên Internet vào Google Search để tìm kiếm Plugin này, sau khi tải tệp này về, nhấy đúp vào tệp để tiến hành cài đặt
Làm theo hướng dẫn trong quá trình thực hiện cài đặt Plugin, thực chất việc cài đặt này không phức tạp. Sau khi cài đặt xong chúng ta tiếp tục thực hiện các bước sau
Khởi tạo Microsoft PowerPoint, vào menu Tools => Add-In
Nếu khi vào đến cửa sổ “Add-In” liệt kê các Plugin, nếu ta chưa nhìn thấy Plugin PPWBA thì cần tiếp tục tiến hành như sau để Add Plugin vào.
Nhấn nút “Add New” đi tiếp theo đường dẫn C => Program Files =>
OfficeOne => PowerPoint Web Browser Assistant => Chọn PPWBA.ppa nhấn OK
154