Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhằm đánh giá đúng thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV và PHHS về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động này, tác giả đã khảo sát qua phiếu hỏi và phỏng vấn.
Kết quả khảo sát cho thấy:
80% CBQL đánh giá ở mức độ quan trọng; 82% GV đánh giá ở mức độ quan trọng; 8% GV đánh giá ở mức độ rất quan trọng.
Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lí ở các trường mầm non cho thấy:
vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên ở một số trường nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa thật sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.4.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Để hiểu rõ về thực trạng quản lí việc xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau (bảng 2.8)
Bảng 2.8. Thực trạng về xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục KNTBV ở các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Điểm trung bình
Thứ bậc Yếu Trung
bình Khá Tốt
1
Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch quản lí nội dung, chương trình thực hiện giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của lãnh đạo nhà trường.
SL 12 37 69 40
2,86 1
% 7,6 23,4 43,7 25,3
2
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch quản lí việc tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường
SL 19 55 52 32
2,61 2
% 12 34,8 32,9 20,3
3
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
SL 29 44 55 30
2,54 3
% 18,5 20,3 34,8 18,9
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Điểm trung bình
Thứ bậc Yếu Trung
bình Khá Tốt
4
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
SL 25 67 41 25
2,41 4
% 15,8 42,4 25,9 15,8
5
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
SL 39 49 56 14
2,28 5
% 24,6 31 35,5 8,9
6
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo nội dung chương trình, kế hoạch.
SL 41 57 42 18
2,23 6
% 25,9 36,1 26,5 11,5
Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch quản lí nội dung, chương trình thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của lãnh đạo nhà trường và Xây dựng mục tiêu và kế hoạch quản lí việc tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường là hai nội dung có điểm trung bình cao nhất (2,86 và 2,61) điều này cho thấy rằng các nhà QL cũng có quan tâm đến việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho GV và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Nhưng bên cạnh đó vẫn có đánh giá ở mức yếu chiếm tỉ lệ 7,6% và 12%.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động GDKNTBV thì cần phải bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ, những người trực tiếp thực hiện hoạt động, bên
cạnh đó cần phải có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc GDKNTBV cho trẻ, tất cả đều phải lập kế hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy hai nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình-khá với điểm trung bình 2,54 và 2,41 , qua đó thấy được rằng các CBQL chưa chú trọng vào việc lập kế hoạch bồi dưỡng cũng như phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
Hai nội dung xây dựng mục tiêu và kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và xây dựng mục tiêu và kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo nội dung chương trình, kế hoạch là nội dung có mức độ đánh giá thấp nhất.
Điều đó chứng tỏ công tác lập kế hoạch của nhà trường còn bất cập, chưa đảm bảo tính toàn diện, cần có biện pháp tháo gỡ.