Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
3.2.5. Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
* Mục tiêu của biện pháp
Kết quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phụ thuộc rất lớn vào nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Thực tế cho thấy, thời gian qua các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn trong việc tạo sức hút cho trẻ nên chưa đạt hiệu quả cao trong giáo dục nhận thức.
Chỉ đạo việc đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm tăng cường thể lực cho trẻ, có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tính hiệu quả và tránh sự nhàm chán trong triển khai công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, còn khuyến khích trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong nhà trường cũng là một hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ mầm non.
* Nội dung biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên vận dụng và sử dụng hợp lý nội dung, phương pháp, hình thức để đưa hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi đến đúng đối tượng mà nhà quản lý cần truyền tải, do vậy nội dung giáo dục cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng, phù hợp với thức tế hoạt động của nhà trường.
Mặt khác Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng và bổ sung thêm nhiều nội dung giáo dục thông qua các hình thức hoạt động phong phú hơn, thời sự hơn, tổ chức các chuyến học tập trao đổi ngoại khóa cho phù hợp với yêu cầu của trẻ. Đổi mới hình thức tuyên truyền, cổ động phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế; định hướng dư luận, lên án hành vi vi phạm pháp luật, bên cạnh đó cần kịp thời biểu dương, khen thưởng, khích lệ các điển hình tiên tiến trong công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non.
* Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thường xuyên phát và thu hồi phiếu thăm dò về tình hình hoạt động để rút ra các bài học kinh nghiệm;
các hoạt động nên thường xuyên đổi mới, bổ sung tính hấp dẫn, mới lạ, đảm bảo đủ ý nghĩa cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Bồi dưỡng và phát huy vai trò chủ thể của trẻ trong tất cả các quá trình của hoạt động, tôn trọng nhu cầu mang tính tập thể cao của trẻ; tổ chức các hoạt động cho trẻ được đóng góp ý tưởng sáng tạo và làm phong phú các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.
Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên, kết hợp với nhân viên tâm lý trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả.
Lựa chọn phương pháp, hình thức triển khai công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là một quyết định quan trọng, trong đó cần phát huy
tối đa nguồn nội lực và khéo léo phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, có kế hoạch tổng thể và chi tiết cho từng hoạt động.
Đối với việc dạy và học, cần tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực hóa người học và tích hợp nhiều nội dung giáo dục và các tình huống có vấn đề liên quan, dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm… nhằm đảm bảo về yêu cầu mục tiêu của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non.
Đối với con đường tổ chức hoạt động xã hội, cần tập trung vào nội dung giáo dục kỹ năng sống lành mạnh thông qua các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường như: Đoàn thanh niên, các Tổ chức chính trị, các cơ quan ban ngành có liên quan..
Đối với con đường tổ chức lao động thông qua các hoạt động cộng đồng như:
+ Tổ chức lao động vệ sinh môi trường cách phòng chống dịch Covid-19 + Tổ chức lao động vệ sinh môi trường ngày môi trường thế giới, Vì môi trường xanh-sạch-đẹp, góp sức giúp đỡ khắc phục thiên tai, bão lụt.
Đa dạng hóa nội dung, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non, kết hợp nhiều hình thức tích hợp: hoạt động tuyên truyền (internet, pano, áp phích…),hoạt động dã ngoại ( tham quan, tìm hiểu địa danh văn hóa- lịch sử…), hoạt động sáng tạo (bé nhanh trí, bé làm họa sĩ, cắm hoa…), hoạt động biểu diễn ( tổ chức biểu diễn văn nghệ, thời trang nhí…).
Thực hiện nhiều phương pháp trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non, thông qua các con đường hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, nêu cao vai trò hoạt động của chủ thể…