Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Trường MN thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ qua việc tổ chức các hoạt động khác nhau trong một ngày đến trường của trẻ, mỗi hoạt động giáo dục cụ thể đều có những mục tiêu cần hướng đến, kết quả cần đạt được. Tuy nhiên, tất cả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đều hướng đến mục tiêu chung đó là giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, lao động và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, góp phần tích cực vào mục tiêu chung đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Chính vì lý do đó, việc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vừa phải có sự đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả những nội dung GD, đảm bảo mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng theo mục tiêu GD của cấp học mầm non, hướng vào mục tiêu giáo dục của nhà trường góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện về mọi mặt cho trẻ, giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tự tin, sẵn sàng bước vào lớp 1, tham gia vào các hoạt động xã hội.

3.1.2. Đảm báo tính hệ thống và đồng bộ

Quản lý hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong mầm non là một hệ thống đi từ CBQL, GV, NV được liên quan mật thiết với nhau và liên quan đến công tác quản lý các hoạt động

khác của nhà trường. Còn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong trường mầm non không chỉ là công việc của chỉ riêng CBQL, GV các trường mầm non mà là sự chung tay giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội; là sự phối hợp của nhiều lực lượng khác nhau về tư duy, nhận thức, khác nhau về trình độ, khác nhau về ngành nghề và khác nhau cả về cách thức GD trẻ. Đó là sự kết hợp giữa những người được đào tạo bài bản về GD, có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm. Với những người ở nhiều ngành, nghề khác nhau, mỗi người đều có phương pháp dạy con trẻ theo những ý kiến chủ quan khác nhau. Cho nên, việc phối kết hợp của nhiều lực lượng GD như vậy nhằm mục đích từ nhiều ý kiến, nhiều nội dung, nhiều hình thức, nhiều phương pháp GD ấy thống nhất thành một ý kiến, một nội dung, một hình thức, một phương pháp thích hợp với trẻ, cần thiết, phù hợp với trẻ để mọi người cùng thực hiện GD. Điều đó đòi hỏi nhiều đến sự khéo léo trong thực hiện, đồng thời có một chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp GD cần có sự liên tục, thống nhất thì chất lượng GD mới đạt hiệu quả.

Để có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiệu quả cần có một quá trình thống nhất về nhận thức, tư tưởng, về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, biện pháp tiến hành, đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể mang tính toàn diện.

3.1.3. Đảm báo tính kế thừa và phát triển

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong trường MN là một nội dung không hề mới, càng không phải cũ. Trong những năm qua, các trường học, các lớp học thường xuyên tổ chức các hoạt động như: GD thói quen vệ sinh, rèn luyện nề nếp học tập, rèn luyện thói quen lễ giáo... Tất cả những nội dung này hiện nay nói một cách bài bản là những nội dung cụ thể của hoạt động GD KNS cho trẻ. Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của các trường mầm non Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh những hạn chế nhất định, cũng đã đạt được không ít những kết quả đáng khích lệ. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của GD & ĐT, hệ thống các

trường MN đang trong quá trình đổi mới theo định hướng, yêu cầu đổi mới của ngành.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu của quá trình đổi mới các mục tiêu GDMN, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng cần có thay đổi.

Những thay đổi này cần có sự kế thừa những thành tựu của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trước đó nhưng cũng cần có sự phát triển, bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động GD mà người GV phải đảm nhận trong hiện tại và tương lai.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đề xuất vừa phải mang tính kế thừa những yếu tố tích cực, phát huy những thế mạnh đã có, đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn. Đồng thời các phương pháp đó cũng cần phải xây dựng đổi mới theo hướng phát triển, phát huy hiệu quả, chất lượng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong tình hình hiện nay.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là trẻ có thể vận dụng những kỹ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống để có hành vi, ứng xử phù hợp và trong những tình huống nguy hiểm có thể tự bảo vệ bản thân. Nếu GD mà không thể vận dụng được vào thực tiễn để ứng xử, để bảo vệ bản thân, để giải quyết những tình huống khó khăn, nguy hiểm, thì GD đó chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa có tính khả thi để áp dụng trong thực tiễn. Chính vì lý dó đó, đòi hỏi các biện pháp đề ra phải phù hợp với phong tục, tập quán, tư duy, lối sống, đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với môi trường GD, điều kiện GD của chủ thể, khách thể GD ở các trường MN quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đề xuất được khả năng áp dụng vào thực tiễn GD một cách thuận lợi, đưa lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý.

Muốn vậy, khi xây dựng biện pháp cần phải đảm bảo tính khoa học và tiến hành một cách cụ thể, chính xác, được thực hiện một cách rộng rãi, được điều chỉnh qua thực thiễn để biện pháp ngày càng hoàn thiện hơn. Và để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thì cần phải để trẻ thực hành luyện tập thật nhiều trong những tình huống giả định, trong tình huống có thật để trẻ có thể tự tin vận dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)