Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-
* Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng kế hoạch quản lí công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là để thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý được và huy động được mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả cao nhất những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định của nhà trường.
Việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ không chỉ nhằm mục đích định hướng toàn bộ hoạt động mà còn là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ giúp nhà quản lí chủ động trong hoạt động, tiết kiệm thời gian, công sức trong công tác quản lí; làm
cho hoạt động này được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch cụ thể, thống nhất, đảm bảo hiệu quả hoạt động, từ đó tạo ra sự thống nhất và huy động được sức mạnh tổng hợp của các LLGD trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Vì vậy khi lập kế hoạch quản lí công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tế thật vững chắc, đồng thời phải sử dụng những phương pháp khoa học thì kế hoạch mới khả thi và đạt được mục tiêu đề ra.
* Nội dung biện pháp
Kế hoạch của nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phải được sự thống nhất cao trong hội đồng sư phạm nhà trường để GV có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho lớp mình phụ trách.
Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là kết quả sáng tạo của tập thể, phản ánh năng lực thiết kế, năng lực dự đoán, tìm hiểu, nắm bắt và xử lí thông tin của họ. Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao, càng có khả năng quyết định đối với hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cần phù hợp với điều kiện của nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ năm học; phù hợp với tâm sinh lí của từng lứa tuổi mầm non, gắn với thực tiễn. Và xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ từ đầu năm học, theo các thời gian khác nhau (tuần, tháng, học kì và năm học) đảm bảo các nội dung như tình hình, đặc điểm trường, lớp, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện, yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện, lực lượng thực hiện, phương pháp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, có phân công cụ thể công việc của thành viên.
* Cách thực hiện biện pháp
Để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì người Hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và đào tạo, của Phòng Giáo dục và đào tạo cũng như các văn bản chỉ đạo về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ để xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của nhà trường nói chung và kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi đúng với sự chỉ đạo.
- Xem xét các điều kiện chủ quan và khách quan của đơn vị như: những kỹ năng tự bảo vệ trẻ chưa có hoặc chưa thành thạo; Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ; trình độ của GV; điều kiện cơ sở vật chất ở trường....để từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể : kế hoạch chung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, kế hoạch dạy học lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ vào các hoạt động khác, kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo chủ đề. Kế hoạch chung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là kế hoạch do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng xây dựng trên cơ sở góp ý của liên tịch, các tổ trưởng chuyên môn về nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện, người thực hiện và các điều kiện thực hiện. Nó có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
- Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận để thực hiện kế hoạch : hiệu trưởng rà soát và thống kê các nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Phân công phó hiệu trưởng thực hiện việc thống kê trình độ và kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của GV, tập trung vào năng lực và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ qua quá trình học tập, bồi dưỡng về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong thời gian qua. Chỉ đạo GV thống kê, đánh giá thực trạng trình độ kỹ năng tự bảo vệ theo từng lớp, trẻ đã có được những kĩ năng gì và mức độ thành thạo ở mỗi kĩ năng ra sao. Phân công phó hiệu và GV sưu tầm và nghiên cứu sử dụng các thang đo để đo trình độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ.
- Cần lấy kiến đóng góp và xây dựng kế hoạch từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để tạo được sự đồng thuận và ủng hộ, bởi chất lượng của họat động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ do tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường quyết định. Trong nhà trường, BGH và GV là quan trọng nhất.
Ngoài nhà trường, CMHS và những người thường xuyên nuôi dạy trẻ là quan trọng nhất. Mời CMHS có hiểu biết về lĩnh vực này và có tâm huyết cùng tham gia xây dựng kế hoạch với nhà trường. Nội dung thảo luận với CMHS cần tập trung vào lựa chọn các kỹ năng tự bảo vệ cần giáo dục, các hình thức cần thực hiện, sự phối hợp giữa CMHS và GV, các điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất, tài liệu và trang thiết bị để thực hiện kế hoạch thông qua các cuộc họp CMHS đầu năm học, yêu cầu GV trao đổi mục tiêu, nội dung của kế hoạch và lắng nghe ý kiến của CMHS về tính khả thi của kế hoạch này. Chỉ đạo GV giải thích về nội dung kế hoạch và đạt được sự nhất trí của CMHS cùng thực hiện kế hoạch với nhà trường.