Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.6.1. Ưu điểm

Công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn Quận 11 đã được các nhà quản lí quan tâm, các cấp quản lí đã triển khai chủ trương đổi mới giáo dục mầm non. Từ đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao kiến thức về công tác giáo dục kĩ năng sống trong đó có giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, kiểm tra đánh giá sát chuẩn kiến thức kĩ năng, nhìn chung CBQL, GV các trường mầm non nhận thức được vị trí, vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với việc giáo dục trẻ toàn diện.

Một số hoat động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ đã được đa số các trường chú ý thực hiện theo phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” và

“Xây dựng trường học thân thiện, trẻ tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ bắt đầu thu hút được sự quan tâm chú ý và hưởng ứng của xã hội và phụ huynh. Nhờ vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong các trường mầm non được thực hiện tương đối nghiêm túc.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

Qua khảo sát thực trạng, tác giả luận văn nhận thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ và công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:

- Còn một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa đúng về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nên việc quản lí và tổ chức hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo trong chương trình còn ít và chưa cụ thể.

- Công tác lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các trường mầm non chưa bài bản, chưa đảm bảo tính khoa học.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các trường mầm non còn bất cập, hạn chế trong phân công, phân nhiệm, hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giáo dục.

- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các trường mầm non chưa được tiến hành thường xuyên, chưa sát với mục tiêu, nội dung của hoạt động.

- Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình, xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

* Nguyên nhân:

- Công tác phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh chưa chặt chẽ, CMHS thiếu hiểu biết về kỹ năng tự bảo vệ và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, thiếu đầu tư về thời gian và công sức để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho con cái.

- Công tác tham mưu, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể một số trường mầm non chưa chặt chẽ và thiếu thường xuyên.

- Sự chỉ đạo xuyên suốt của CBQL nhà trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong các trường mầm non chưa triệt để.

- Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được lồng ghép trong các mục tiêu giáo dục khác, năng lực GV không đồng đều; GV quá nhiều công việc, sĩ số trẻ trong lớp đông.

Tiểu kết Chương 2

Từ cở sở lí luận của công tác quản lí giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu tập trung trên hai bình diện: Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, rút ra những đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế về phía quản lí. Công tác phối hợp với chính quyền, các đoàn thể một số trường mầm non chưa chặt chẽ và thiếu thường xuyên. Các hạn chế cần phải được khắc phục bằng các biện pháp để hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi và quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi này đạt mục đích chương trình giáo dục khung cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Đây là cơ sở thực tiễn của quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)