Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Bảng 2.13. Ghi nhận kết quả khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

TT Nội dung

Mức độ thực ảnh hưởng

Điểm trung bình

Thứ Không bậc

đồng ý

Ít đồng ý

Đồng ý

Rất đồng

ý

1

Nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của các lực lượng giáo dục.

SL 00 00 65 93

3,59 1

% 00 00 41,1 58,9

2

Chỉ đạo của các cấp quản lí về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

SL 00 22 69 67

3,28 3

% 00 13,9 43,7 42,4

3

Năng lực của CBQL, giáo viên về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

SL 00 00 69 89

3,56 2

% 00 00 43,7 56,3

Kết quả khảo sát cho thấy cả 03 yếu tố đưa ra khảo sát đều được đánh giá có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, với số người đánh giá mức “ rất đồng ý” cao hơn “đồng ý”. Trong đó, yếu tố nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của các lực lượng giáo dục được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ với điểm trung bình 3,59. Tiếp theo, yếu tố năng lực của CBQL, giáo viên về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được đánh giá với điểm trung bình 3,56. Điều đó cho thấy hai yếu tố này cực kỳ quan trọng, nhà quản lí cần quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được nâng cao nhận thức, năng lực giúp công tác quản lí được thuận lợi hơn và công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đạt kết quả cao hơn. Yếu tố được đánh giá đứng thứ 03 là sự chỉ đạo của các cấp quản lí về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ với điểm trung bình 3,28.

2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là những yếu tố bên ngoài mà hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chịu sự tác động của chúng một cách thụ động. Tuy ảnh hưởng một cách thụ động nhưng nó cũng góp phần quyết định đến thành công hay hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được ghi nhận ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

TT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng

Điểm trung bình

Thứ Không bậc

đồng ý

Ít đồng

ý

Đồng ý

Rất đồng

ý

1

Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.

SL 00 16 72 70

3,09 3

% 00 10,1 45,6 44,3

2

Môi trường

giáo dục. SL 00 9 71 78

3,43 1

% 00 5,7 44,9 49,4

3

Tài chính, cơ sở vật chất cho công tác giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

SL 00 11 86 61

3,31 2

% 00 7 54,4 38,6

Kết quả khảo sát 03 yếu tố khách quan cho biết, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là môi trường giáo dục mức độ đồng ý và rất đồng ý khá cao đạt mức điểm trung bình 3,43 số người được khảo sát đánh giá có ảnh hưởng nhiều. Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều thứ hai là cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng được đánh giá là có ảnh hưởng. Yếu tố còn lại là sự phối hợp của các lực lượng giáo dục về công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thì tỷ lệ đồng ý ít hơn hai yếu tố còn lại.

Cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là nhân tố khá quan trọng. Các GV cho biết họ rất ngại thêm việc và cần sự hỗ trợ tối đa các điều kiện từ hiệu trưởng nếu được giao nhiệm vụ. Việc ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn các trường tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng

tự bảo vệ cho trẻ chưa được đầu tư. Hiện nay chỉ có một vài văn bản mang tính định hướng cách làm nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định mục tiêu, phân công nhân sự quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân và tập thể tham gia. Nhiều CBQL ít quan tâm đến việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Hiện tượng chắp ghép, làm theo phong trào và bề nổi còn khá nhiều. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của các cấp quản lý hầu như chưa được thực hiện. Có thể xem như đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên hạn chế của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non công lập quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)