Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
* Kết quả về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động GDKNTBV cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
TT Biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
SL 32 14 00
% 69,6 30,4 00
2
Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
SL 31 15 00
% 67,4 32,6 00
3
Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
SL 22 24 00
% 47,8 52,2 00
4
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
SL 31 15 00
% 67,4 32,6 00
5
Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
SL 16 30 00
% 34,8 65,2 00
6
Tăng cường cơ sở vật chất và môi trường cho công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
SL 10 36 00
% 21,7 78,3 00
Kết quả khảo sát cho thấy 06 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết. Trong đó số ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (100%). Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.
Trong đó biện pháp Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, nhân viên, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi; Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là 3 biện pháp được đánh giá tỷ lệ rất cần thiết là (>67%). Ba biện pháp còn lại cũng được đánh giá là cần thiết chiếm tỷ lệ (>78%).
* Kết quả về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được tổng hợp, ghi nhận trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
TT Biện pháp đề xuất
Mức độ khả thi Rất
khả thi Khả thi Không khả thi
1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
SL 5 32 9
% 10,9 69,6 19,5
2
Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
SL 9 36 1
% 19,5 78,3 2,2
3 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục
SL 8 36 2
% 17,3 78,3 4,4
TT Biện pháp đề xuất
Mức độ khả thi Rất
khả thi Khả thi Không khả thi kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non.
4
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
SL 4 33 9
% 8,8 71,7 19,5
5
Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
SL 8 34 4
% 17,3 73,9 8,8
6
Tăng cường cơ sở vật chất và môi trường cho công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
SL 9 33 4
% 19,5 71,7 8,8
So với đánh giá mức độ cần thiết thì đánh giá về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất có tỉ lệ thấp hơn.
Tất cả các biện pháp đều có tỉ lệ số ý kiến đánh giá ở mức khả thi (>70%).
Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non, biện pháp 5: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non phù hợp với điều kiện của trường lớp dễ thực hiện hơn. Ở biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, biện pháp 4 : Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi và biện pháp 6 : Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính, tạo động
lực cho công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non khó thực hiện hơn vì liên quan đến nhiều yếu tố. Nhìn chung, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được đề xuất có sự cần thiết và tính khả thi cao.
Tiểu kết Chương 3
Từ kết quả xác lập về cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và dựa trên các kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non Quận 11, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Lập kế hoạch hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi; Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường cơ sở vật chất và môi trường cho công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau, nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau, mang tính hệ thống. Vì vậy, những biện pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Tùy thuộc vào tình hình mỗi trường mà vận dụng các biện pháp phù hợp với thực tế ở mỗi trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng sống quan trọng của con người đặc biệt với trẻ em. Các nước trên thế giới cũng có những công trình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ và quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Ở Việt Nam, bước đầu chúng ta cũng đã quan tâm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuy nhiên, các tài liệu biên soạn, các công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn chế về số lượng. Đặc biệt là các nghiên cứu về quản lí hoạt động này vẫn còn rất ít. Do vậy chưa có những đánh giá cụ thể và mang tính khái quát về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ để từ đó xây dựng những biện pháp quản lí hoạt động này.
Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non tại Quận 11 đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết các CBQL, GV đã nhận thức đúng vai trò của công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với sự hình thành những giá trị nhân cách cho trẻ ở độ tuổi này. Các trường mầm non đã tiến hành thường xuyên và có hiệu quả việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong các hoạt động giáo dục trong ngày, với nhiều nội dung liên quan đến các kỹ năng: nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm, biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm, không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm...Nhiều phương pháp giáo dục có hiệu quả đã được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ..
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có những khó khăn, hạn chế nhất định:
Thứ nhất do lớp học đông trẻ; Thứ hai là do GV chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ; Thứ ba do chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; Thứ tư do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ. Ngoài ra, còn có những hạn chế khác như: Một số CBQL, GV, chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. GV còn lúng túng trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục. Cha mẹ học sinh còn tâm lý giao phó việc giáo dục cho nhà trường nên thiếu đầu tư thời gian và công sức để giáo dục con, sự phối hợp với nhà trường chưa chặt chẽ. Nhìn chung, chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa cao, chỉ có thể thích ứng với các tình huống quen thuộc chứ chưa thể thích ứng và làm chủ trong các tình huống mới lạ của cuộc sống.
Công tác quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đa số CBQL đã xác định giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là nội dung cần thiết, là một phần nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục chung hàng năm của nhà trường. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch và công tác quản lí các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả ở một chừng mực nhất định.
Mặc dù vậy, công tác quản lí hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhiều trường chưa quan tâm đúng mức trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, kế hoạch còn sơ sài. Tiếp theo đó, công tác tổ chức chưa được chú trọng. Các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động này chưa đầy đủ và cụ thể, gây khó khăn cho các trường trong việc triển khai hoạt động. Các quy định về quyền lợi của LLGD khi tham gia hoạt động này chưa rõ ràng, chưa tạo được động lực làm việc. Hơn thế nữa, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này hầu như bị lãng quên, nếu có cũng chưa đi vào thực chất bởi vì chưa có tiêu chí và những hướng dẫn cụ thể về cách thức đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi
ở trường mầm non; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường cơ sở vật chất và môi trường cho công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Tp.HCM
Ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non.
Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo, tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho CBQL và GV.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Quận 11, Tp.HCM
Đầu tư ngân sách cho việc trang bị, bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho các trường mầm non góp phần đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
2.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 11, Tp.HCM
Tăng cường công tác qui hoạch cán bộ quản lí và GV để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục, tạo điều kiện để đổi mới công tác quản lí.
Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch tổng thể hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
Tổ chức chuyên đề cấp Quận về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi cho các trường giao lưu, học hỏi.
Tổ chức sơ kết, tổng kết nghiêm túc, thường xuyên, đánh giá đúng thực chất kết quả các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ như các phong trào, hoạt động khác; có chế độ khen thưởng đối với những trường tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
2.4. Đối với cán bộ quản lý các Trường Mầm non Quận 11, Tp.HCM CBQL phải có tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường theo từng năm học trên cơ sở rà soát, bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch đã có.
Phân công nhân sự tham gia hoạt động GDKNTBV cho trẻ, chủ động ban hành các quy định, hướng dẫn GV, NV, CMHS tham gia GDKNTBV cho trẻ.
Tận dụng hết các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Huy động tài chính, trí tuệ từ CMHS và các lực lượng xã hội cùng tham gia.
Xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra đánh giá, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bạch Băng. (2011). Tuyển tập“Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình”. Hà Nội: Nxb Kim Đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư số:17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư số: 28 /2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non mới.
Bộ Giáo dục – Đào tạo. (2010). Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014.
Bùi Minh Hiền (Chủ biên) – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo. (2011). Quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Birell Weisen, Orley. (1994). Mô hình tác động giáo dục kỹ năng sống, Tổ chức TACADE.
Cao Văn Quang. (2012). Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.
Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang.
(2008). Giáo dục học mầm non, tập I. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang.
(2008). Giáo dục học mầm non, tập III. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.