CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam về đa dạng thực vật liên quan đến đề tài
1.3.2. Những nghiên cứu về họ Kim giao, ngành Hạt trần
- Theo Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip lan Thomas, Việt Nam có khoảng 29 loài cây lá kim. Mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây lá kim đã biết đến trên thế giới
được tìm thấy tại Việt Nam nhưng lại chiếm tới 27 % số chi và 5 trong số 8 họ đã biết.[18], [30]
Bảng 1.1. Số lượng các loài cây lá kim trên thế giới và Việt Nam
STT Họ Số các chi/loài
trên thế giới
Số chi ở Việt Nam
Số loài/loài đặc hữu ở Việt Nam 1 Bách tán
(Araucariaceae) 3/41 0 0/0
2 Đỉnh tùng
(Cephalotaxaceae) 1/5-11 1 1/0
3 Hoàng đàn
(Cupressaceae) 30/135 7 7/2
4 Phyllocladaceae ẳ 0 0/0
5 Thông (Pinaceae) 11/225 5 10/1-2
6 Kim giao
(Podocarpaceae) 18/190 4 6/1-3
7 Sciadopityaceae 1/1 0 0/0
8 Thông đỏ
(Taxaceae) 5/23 2 6/2
Tổng cộng 70/635 19 29-30/5
Nguồn: Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip lan Thomas [30]
- Theo Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip lan Thomas, các loài cây lá kim tại Việt Nam phân bố ở 4 vùng sinh thái chính: Đông Bắc, dãy Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc và Tây Nguyên. Hệ thực vật cây lá kim Việt Nam chứa đựng một sự pha trộn giữa các loài cây lá kim cả phía Bắc bán cầu và phía Nam Bán cầu. Các loài thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) có nguồn gốc nhiệt đới như Kim giao (Nageia wallichiana), Thông tre lá dài (Podocarpus nerifolius) và Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) phân bố trên các vùng núi ẩm, thường trên đất có nguồn gốc núi lửa và ít thấy ở phía Bắc Việt Nam.[18], [30]
- Một nghiên cứu tổng quan các loài thông bản địa tự nhiên Việt Nam do GS.TS.
Phan Kế Lộc - Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) và các cộng sự thực hiện vừa được xuất bản trên Tạp chí khoa học Botany, Số 5, Tập 49, Năm 2017. Theo tổng quan mới này, nhóm thông bản địa của Việt Nam gồm 33 loài, 2 phụ loài và 5 thứ loài thuộc 5 họ và 19 chi. Họ lớn nhất là họ Thông (Pinaceae) với 5 chi và 13 loài. Tiếp theo là họ Hoàng đàn hay còn gọi là họ Bách (Cupressaceae) với 7 chi và 7 loài, họ Thông tre (Podocarpaceae) với 4 chi, 7 loài, họ Thanh tùng (Taxaceae)với 2 chi, 5 loài và họ Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae) có 1 chi, 1 loài.[28]
- Kết quả “Nghiên cứu thành phần loài và hiện trạng bảo tồn thực vật Hạt trần tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Hoàng Văn Sâm và Nguyễn Trọng Quyền đã ghi nhận sự có mặt của 8 loài thuộc 6 chi, 6 họ. Trong đó họ Tuế - Cycadaceae có 2 loài, họ Gắm - Gnetaceae có 2 loài, họ Thông - Pinaceae có 1 loài, họ Kim giao - Podocarpaceae có 1 loài, họ Thông đỏ - Taxaceae có 1 loài và họ Đỉnh tùng - Cephalotaxaceae có 1 loài. Bên cạnh tính đa dạng về thành phần loài thì thực vật ngành Hạt trần tại đây còn có giá trị bảo tồn cao với 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 7 loài trong danh lục đỏ thế giới IUCN (2011) và 4 loài theo Nghị định 32CP/2006. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và đặc biệt là xây dựng được bản đồ phân bố của 4 loài thực vật Hạt trần quan trọng tại khu vực nghiên cứu là: Thông Pà Cò - Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang; Thông tre lá dài - Podocarpus neriifolius D. Don; Dẻ tùng sọc trắng - Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg và Đỉnh Tùng - Cephalotaxus mannii Hook. f.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã thống kê và ghi nhận được một quần thể tương đối lớn Thông Pà Cò với 856 cây và đường kính phổ biến từ 20 - 40 cm; 405 cây Dẻ tùng sọc trắng với cấp đường kính phổ biến từ 20 - 25 cm; 255 cây Thông tre lá dài với cấp đường kính từ 15 - 25 cm và 182 cây Đỉnh tùng với cấp đường kính từ 30 - 40 cm [37]
- Trong luận án tiến sĩ lâm nghiệp (2016) của tác giả Phan Thanh Lâm với đề tài
“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã ghi nhận được sự có mặt của 5 loài thực họ Kim giao là Kim giao (Nageia fleuryi), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông tre lá dài (Podocarpaceae neriifolius), Thông tre lá ngắn (Podocarpaceae pilgeri) tại rừng quốc gia Yên Tử. Luận án còn mô tả đặc điểm phân bố theo độ cao của 3 loài Hoàng đàn giả, Kim giao và Thông tre lá ngắn.[24]
- Trong nghiên cứu thành phần loài và hiện trạng bảo tồn thực vật ngành Hạt trần tại vườn quốc gia Hoàng Liên, năm 2013 của tác giả Hoàng Văn Sâm đã chỉ ra thực vật Hạt trần tại VQG Hoàng Liên khá đa dạng và phong phú với 11 loài, thuộc 11 chi và 6 họ. Trong đó, họ Kim giao có 3 loài: Thông nàng, Kim giao, Thông tre.[36]
- Năm 2013, Trung tâm con người và thiên nhiên đã xuất bản cuốn sách “Chỉ dẫn về các loài thông ở vùng núi Mai Châu - Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình - Sơn La”, cuốn sách này được biên soạn đã cung cấp những thông tin cụ thể về mô tả, phân bố, sinh cảnh sống tự nhiên, hiện trạng bảo tồn và cập nhật mới nhất về những loài cây lá kim với những hình ảnh được thu thập thực tế từ những hoạt động điều tra ngoài hiện trường. Trong đó có mô tả cụ thể về 3 loài Thông nàng, Thông tre lá dài, Thông tre lá ngắn của họ Kim giao.[43]
- Trong “Nghiên cứu tính đa dạng, phân bố và hiện trạng bảo tồn các loài Thông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa” của tác giả Đỗ Văn Trường và
Nguyễn Bá Tâm đã ghi nhận có 9 loài Thông thuộc 8 chi và 5 họ trong ngành Hạt trần.
Trong đó họ Kim giao đa dạng nhất với 4 loài: Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và (chiếm 44,4% tổng số loài của khu hệ Thông ở khu vực nghiên cứu); họ Thông đỏ (Taxaceae) với 2 loài (chiếm 22,2% tổng số loài của khu hệ Thông); họ Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae); họ Hoàng đàn (Cupressaceae); và họ Thông (Pinaceae) có 1 loài duy nhất (chiếm 11,1% tổng số loài của khu hệ Thông).
Đặc biệt quần thể loài Hoàng đàn (Cupressus funebris Endl.), với khoảng 120 cá thể, có nguồn gốc từ KBTTN Hữu Liên, Lạng Sơn đã được gây trồng và bảo tồn thành công ở KBTTN Pù Luông.[45]
- Trong Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp (2016) của Nguyễn Quốc Đạt với đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật Hạt trần tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”, tác giả đã ghi nhận được sự có mặt của 4 loài thực họ Kim giao là Kim giao (Nageia wallichiana), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông tre lá dài (Podocarpaceae neriifolius) tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.[15]
- Tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7, tác giã Nguyễn Quốc Luân đã báo cáo đề tài “Một số kết quả nghiên cứu về thực vật Hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”. Báo cáo cho thấy vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 5/8 họ, 15/69 loài và 4/9 loài có trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP cho thấy giá trị cao về đa dạng sinh học thực vật Hạt trần của vườn quốc gia Kon Ka Kinh, là nơi lưu trữ những nguồn gen quý hiếm còn số lượng lớn như Pơ mu, Thông tre, Thông 5 lá, có giá trị lớn cho nghiên cứu khoa học cũng như công tác bảo tồn và phát triển sinh vật tại đây. Đề tài còn cho thấy họ Kim giao có số lượng loài lớn nhất với 6 loài.[29]
- Năm 2008, Trường Đại học Tây Nguyên đã xuất bản tài liệu “Kỹ thuật trồng cây Hồng tùng bằng phương pháp bứng cây con từ rừng tự nhiên” do Ths. Nguyễn Đức Định biên soạn. Tài liệu đã mô tả chi tiết đặc điểm nhận dạng hình thái và trình bày khá chi tiết về kỹ thuật gây trồng bằng phương pháp bứng cây con tự nhiên.[44]
- Tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, tác giả Phan Kế Lộc và Lê Thị Thu đã công bố đề tài “Góp phần phân loại các mẫu vật mới thu thập thuộc chi Kim giao - Nageis tại Việt Nam. Kết quả phân loại bằng phương pháp hình thái truyền thống 84 số hiệu mẫu vật thu được trong 20 năm gần đây (1995 - 2014) cho thấy ở Việt Nam có 3 loài Kim giao. Ngoài 2 loài Kim giao (Nageia fleuryi) và Kim giao (Nageia wallichiana) đã được biết đến từ trước đến nay thì kết quả phân tích còn bổ sung thêm 1 loài Kim giao mới (Nageia nagi).[27]
- Đề tài “Góp phần kiểm kê các taxon thuộc chi Thông tre theo quan niệm hẹp Podocarpus L’Hér. Ex Pers. s.str., họ Thông tre (Podocarpaceae) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Anh Duyên và các cộng sự đã nghiên cứu 53 số hiệu mẫu vật khô đã được tu chỉnh, đăng nhập mã vạch của HNU bằng phương pháp so sánh hình thái kinh điển đã biết được 2 loài mọc tự nhiên là Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.
Don) với hai thứ là Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D. Don var. neriifolius) và Thông tre lá vừa (Podocarpus neriifolius var. annamiensis (N.E. Gray) L.K. Phan, ms.
(thứ chuẩn đã được tính ở loài) và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.).
Ngoài ra, còn có một loài cây làm cảnh được nhập nội từ lâu đời là Tùng la hán(Podocarpus macrophyllus (Thunb.) Sweet).[14]