CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài thực vật họ Kim giao (Podocarpaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa
3.3.1. Đặc điểm phân bố số cây theo đai độ cao
Phân tích phân bố của số cây Kim giao theo đai độ cao sẽ cho những hiểu biết đầy đủ hơn về đặc điểm sinh học của chúng. Chúng tôi đã thống kê số cây Kim giao tại khu vực nghiên cứu theo đai độ cao, kết quả thể hiện trong bảng 3.5:
Bảng 3.5. Phân bố số cây của các loài trong họ Kim giao theo đai độ cao Đơn vị: m
≤ 400 400-
≤600
600-
≤800
800-
≤1.000
1.000-
≤1.200 ≥1.200 Tổng cộng
Kim giao 18 41 59
Thông chàng 6 11 15 25 27 84
Thông nàng 51 46 32 4 133
Thông tre lá dài 11 18 29
Biểu đồ thể hiện sự phân bố số cá thể mỗi loài trong họ Kim giao phân bố theo độ cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa được thể hiện như sau:
Độ cao
Số cây Loài cây
Hình 3.5. Phân bố số cây của mỗi loài trong họ Kim giao theo đai độ cao Kết quả cho thấy sự phân bố số cây của mỗi loài trong họ Kim giao theo đai độ cao là không giống nhau và phân bố từ độ cao 400 m trở lên so với mực nước biển.
Kim giao là loài có sự phân bố hẹp theo độ cao từ 800 m đến dưới 1.200 m so với mực nước biển. Tập trung tại đai cao (1.000-≤1.200) m với 41 cá thể, hơn gấp 2 lần tại đai cao (800-≤1.000) m với 18 cá thể.
Thông chàng là loài có số lượng phân bố rộng nhất từ độ cao 400 m đến trên 1.200 m, càng lên cao số lượng cá thể phân bố càng nhiều, tập trung nhiều nhất tại đai cao (1.000-≤1.200) với 25 cá thể và đai cao trên 1.200 m với 27 cá thể; phân bố ít nhất tại đai cao (400-≤600) với 6 cá thể. Có thể loài Thông chàng ban đầu chỉ phân bố tại khu vực trên 1.000 m; về sau đã thích nghi dần và phân bố xuống các khu vực có độ cao thấp hơn. Đều này cũng phù hợp khi phát hiện những cá thể Thông chàng có kích thước lớn hơn tại khu vực trên 1.000 m.
Thông nàng là loài có sự phân bố rộng theo độ cao từ 400 m đến dưới 1.200 m so với mực nước biển. Một xu hướng chủ đạo là số cây phân bố giảm dần theo độ cao, càng lên cao khả năng bắt gặp loài Thông nàng càng thấp. Thông nàng phân bố nhiều tại độ cao 400 đến dưới 800 m với 97 cá thể và phân bố thấp nhất tại đai cao (1.000-
≤1.200) m với 4 cá thể.
So với các loài trong họ Kim giao, Thông tre lá dài là loài có sự phân bố hẹp nhất theo độ cao; tập trung chủ yếu tại đai cao trên 1.200 m với 18 cá thể được ghi nhận; từ độ 1.000 m trở xuống không phát hiện cá thể Thông tre lá dài nào.
18
41
6
11
15
25 27
51
46
32
4 11
18
0 10 20 30 40 50 60
≤ 400 400-≤600 600-≤800 800-≤1.000 1.000-≤1.200 ≥1.200 Độ cao Số cây
Kim giao Thông chàng Thông nàng Thông tre lá dài
3.3.2. Đặc điểm phân bố theo nhiệt độ
Các loài thực vật họ Kim giao có các đặc điểm hình thái đặc trưng của thực vật lá kim thích nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ. Vì vậy, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phân bố của chúng, để có những hiểu biết sâu hơn về đặc điểm sinh thái, chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm phân bố theo nhiệt độ đối với từng loài dựa trên đặc điểm phân bố theo độ cao.
3.3.2.1. Đặc điểm phân bố loài Kim giao theo nhiệt độ
Sự phân bố của loài Kim giao theo yếu tố nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ hình 3.6:
Hình 3.6. Phân bố loài Kim giao theo nhiệt độ
Dựa vào biểu đồ hình 3.6 có thể nhận thấy loài Kim giao phân bố hẹp theo yếu tố nhiệt độ, tập trung phân bố tại những nơi có khí hậu mát mẻ với nhiêt độ trung bình từ 22,30C đến 24,10C. Nhiệt độ tháng cao nhất trong mùa hè từ 29,30C đến 31,10C. Nhiệt độ tháng thấp nhất trong mùa đông từ 15,30C đến 17,10C.
Các cá thể Kim giao phân bố nhiều tại khu vực có nhiệt độ trung bình 22,30C với 23 cá thể và có xu hướng phân bố giảm dần khi nhiệt độ tăng cao với 06 cá thể tại vùng có nhiệt độ trung bình 24,10C.
3.3.2.2. Đặc điểm phân bố loài Thông chàng theo nhiệt độ
Sự phân bố của loài Thông chàng theo yếu tố nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ hình 3.7:
6 12 18 23
31.1 30.5 29.9 29.3
17.1 16.5 15.9 15.3
24.1 23.5 22.9 22.3
0 5 10 15 20 25 30 35
0 5 10 15 20 25
800-≤900 900-≤1.000 1000-≤1.100 1100-≤1.200 Số lượng
Độ cao Nhiệt độ
Số lượng Nhiệt độ (Max) Nhiệt độ (Min) Nhiệt độ (TB)
Hình 3.7. Phân bố loài Thông chàng theo nhiệt độ
Dựa vào biểu đồ hình 3.7 có thể nhận thấy loài Thông chàng có phổ giới hạn nhiệt độ khá rộng, phân bố tại những khu vực có nhiệt độ trung bình từ 21,10C đến 25,90C. Nhiệt độ tháng cao nhất trong mùa hè từ 28,70C đến 33,50C. Nhiệt độ tháng thấp nhất trong mùa đông từ 14,70C đến 19,50C.
Sự phân bố số cây của loài Thông chàng theo nhiệt độ là không đồng đều. Các cá thể Thông chàng phân bố nhiều tại khu vực có nhiệt độ trung bình từ 21,10C đến 22,30C với 52 cá thể và có xu hướng phân bố giảm dần khi nhiệt độ càng tăng với 06 cá thể tại vùng có nhiệt độ trung bình 25,90C.
3.3.2.3. Đặc điểm phân bố loài Thông nàng theo nhiệt độ
Sự phân bố của loài Thông nàng theo yếu tố nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ hình 3.8:
Hình 3.8. Phân bố loài Thông nàng theo nhiệt độ
6 11 15 25 27
33.5 32.3 31.1 29.9 28.7
19.5 18.3 17.1 15.9 14.7
25.9 24.7 23.5 22.3 21.1
0 5 10 15 20 25 30 35 40
0 5 10 15 20 25 30
400-≤600 600-≤800 800-≤1.00 1.000-≤1.200 1.200-≤1.400 Độ cao Nhiệt độ Số lượng
Số lượng Nhiệt độ (Max) Nhiệt độ (Min) Nhiệt độ (TB)
51 46 32
4
33.5 32.3 31.1 29.9
19.5 18.3 17.1 15.9
25.9 24.7 23.5 22.3
0 5 10 15 20 25 30 35 40
0 10 20 30 40 50 60
400-≤600 600-≤800 800-≤1.00 1.000-≤1.200
Số lượng Nhiệt độ
Độ cao
Số lượng Nhiệt độ (Max) Nhiệt độ (Min) Nhiệt độ (TB)
Dựa vào biểu đồ hình 3.8 có thể nhận thấy loài Thông nàng có phổ giới hạn nhiệt độ khá tương đồng với loài Thông chàng với nhiệt độ trung bình từ 22,30C đến 25,90C.
Nhiệt độ tháng cao nhất trong mùa hè từ 29,90C đến 33,50C. Nhiệt độ tháng thấp nhất trong mùa đông từ 15,90C đến 19,50C.
Sự phân bố của loài Thông nàng lại có sự đối nghịch với sự phân bố số cây theo nhiệt độ của loài Thông chàng. Các cá thể Thông nàng phân bố nhiều tại khu vực có nhiệt độ từ 24,70C đến 25,90C và có xu hướng phân bố giảm dần khi nhiệt độ càng giảm với 04 cá thể tại vùng nhiệt độ 22,30C.
3.3.2.4. Đặc điểm phân bố loài Thông tre lá dài theo nhiệt độ
Sự phân bố của loài Thông tre lá dài theo yếu tố nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ hình 3.9:
Hình 3.9. Phân bố loài Thông tre lá dài theo nhiệt độ
Dựa vào biểu đồ hình 3.9 có thể nhận thấy loài Thông tre lá dài có phổ giới hạn nhiệt độ khá hẹp với nhiệt độ trung bình từ 21,10C đến 22,90C. Nhiệt độ tháng cao nhất trong mùa hè từ 28,10C đến 29,90C. Nhiệt độ tháng thấp nhất trong mùa đông từ 11,10C đến 15,90C.
Sự phân bố của loài Thông tre lá dài chủ yếu tập trung tại khu vực có nhiệt độ trung bình từ 21,10C đến 21,70C và có xu hướng phân bố giảm dần khi nhiệt độ càng tăng với 05 cá thể tại vùng nhiệt độ 15,90C.
3.3.3. Phân bố theo địa hình
Độ cao và địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài thực vật ở vùng núi do sự thay đổi, khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm và cường độ chiếu sáng. Để đánh giá khả
5 6 8 10
29.9 29.3 28.7 28.1
15.9 15.3 14.7 14.1
22.9 22.3 21.7 21.1
0 5 10 15 20 25 30 35
0 2 4 6 8 10 12
1.000-≤1.100 1100-≤1.200 1200-≤1.300 1300-≤1.400 Độ cao
Số lượng Nhiệt độ
Số lượng Nhiệt độ (Max) Nhiệt độ (Min) Nhiệt độ (TB)
năng phân bố rộng hay hẹp theo các dạng địa hình của các loài thực vật họ Kim giao, chúng tôi đã điều tra sự thích nghi với các dạng địa hình khác nhau của các loài thực vật họ Kim giao và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.6:
Bảng 3.6. Địa hình phân bố của các loài thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa
STT Tên loài Đỉnh dông Sườn núi Thung lũng Ven suối
1 Kim giao
2 Thông nàng
3 Thông chàng
4 Thông tre lá dài
Kết quả bảng 3.6 cho thấy các loài thực vật họ Kim giao có mức độ thích nghi khác nhau với các dạng địa hình. Trong đó, Thông nàng là loài duy nhất trong họ Kim giao có sự thích nghi cao với tất cả các dạng địa hình nghiên cứu.
Thông tre lá dài là loài có sự thích nghi thấp nhất với các dạng địa hình, loài này chỉ phân bố trên đỉnh dông; điều này cũng phản ánh đúng phần nào khi loài Thông tre lá dài có sự phân bố khá hẹp trên khu vực đỉnh Bà Nà tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa. Vì vậy, trong công tác bảo tồn, giám sát đa dạng các loài thực vật họ Kim giao cần chú ý đến các khu vực đỉnh dông này, nhất là khi loài này đang bị tác động bởi các hoạt động của con người.