CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa trải dài từ 15015’ đến 160 40’ vĩ độ Bắc và từ 107017’ đến 108003’ kinh độ Đông, bao gồm một hệ thống núi cao thuộc huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Tây với tổng diện tích tự nhiên là 26.758,9ha thuộc địa giới hành chính 03 xã của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng: Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú; có vị trí được xác định như sau:
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng[40]
Hình 1.1. Sơ đồ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa
- Phía Bắc giáp VQG Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) và rừng sản xuất của Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng;
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và rừng sản xuất xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, rừng sản xuất của Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng;
- Phía Đông giáp Khu rừng phòng hộ sông Cu Đê, rừng phòng hộ hồ Hòa Trung, rừng sản xuất xã Hòa Bắc, xã Hòa Phú huyện Hòa Vang;
- Phía Tây giáp VQG Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) và huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.[2]
1.5.1.2. Địa hình
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa được chia thành hai khu rừng riêng biệt bởi một thung lũng hẹp, là rừng sản xuất của Công ty cổ phần Vinafor. Trong vùng có 2 dạng địa hình chính và có đặc điểm như sau:
a) Địa hình vùng núi trung bình
Bao gồm các dãy núi có độ cao trung bình > 700m, phân bố ở phía Tây Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, dãy núi Cà Nhông và đỉnh Bà Nà - Núi Chúa. Địa hình vùng này tương đối đơn giản, độ dốc bình quân 100 - 150, cục bộ ở những nơi gần suối, độ dốc
>300. Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao như: đỉnh Bà Nà cao 1.489m và nhiều đỉnh núi khác cao 1.327,5m, 1.156,2m... Diện tích dạng địa hình này là 7.969ha, chiếm 29,8% diện tích tự nhiên, đây là vùng đất núi với thảm thực vật rừng chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới được phân bố ở độ cao trên 700m, là nơi tập trung, đan xen giữa các loài thực vật á nhiệt đới và nhiệt đới.[2]
b) Địa hình vùng núi thấp
Là vùng chuyển tiếp với vùng đồng bằng, đây là địa hình đặc trưng của khu vực bao gồm các dãy đồi núi cao trung bình 300 - 700m. Diện tích vùng này là 18.790ha, chiếm 70,2% diện tích. Địa hình vùng này rất phức tạp, do hệ thống suối dày đặc nên bị chia cắt mạnh, hiểm trở. Độ dốc bình quân 20 - 250, cục bộ có những nơi độ dốc >
450. Trong vùng có nhiều đỉnh núi với độ cao > 600m, thảm thực vật rừng của khu vực là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.[2]
1.5.1.3. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 02 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 02 năm sau và có các đặc điểm chính sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ bình quân năm của vùng là 250C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,90C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 10,20C. Ở khu vực đỉnh Bà Nà nhiệt độ bình quân là 180C (độ cao >1.200m).
+ Chế độ nhiệt có sự khác nhau rất lớn giữa khu vực đỉnh Bà Nà với các khu vực khác. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm
đi 0,60C, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ bình quân tại khu vực đỉnh Bà Nà thấp hơn so với nhiệt độ bình quân toàn vùng và vùng chân núi.[2]
- Chế độ ẩm:
Độ ẩm bình quân toàn vùng là 82%, độ ẩm không khí thấp nhất vào những ngày gió Tây Nam hoạt động có thể < 55%. Ẩm độ giữa hai đai cao có sự khác biệt lớn, từ độ cao 900m trở lên sương mù hầu như quanh năm bao phủ, tạo khí hậu mát mẻ ôn hoà, nên độ ẩm khu vực đỉnh Bà Nà rất cao trên 90%.[2]
- Lượng mưa:
+ Lượng mưa bình quân năm của vùng là 2.066mm và tăng dần theo độ cao.
Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 10, tháng 12, mưa tập trung với cường độ trung bình nên chiếm 60-70% lượng mưa cả năm.
+ Khu vực đỉnh Bà Nà là nơi có thời gian mưa kéo dài và lượng mưa lớn nhất.
Theo số liệu từ năm 2010-2015 của trạm khí tượng thuỷ văn đỉnh Bà Nà cho thấy lượng mưa bình quân tại khu vực đỉnh Bà Nà lên tới 10.758 mm/năm.[2]
- Chế độ gió: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ cao thường kèm theo mưa.
+ Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, không khí khô và nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.[2]
1.5.1.4. Thủy văn
- Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa bao gồm khu vực núi cao, có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối chằng chịt, là thượng nguồn của 2 con sông lớn: Sông Bắc và Sông Nam hợp thành sông Cu Đê chảy ra biển ở phía bắc, sông Túy Loan đổ vào sông Hàn ở phía Nam.
- Thảm thực vật rừng tự nhiên ở đây còn lớn nên khả năng giữ nước và sinh thủy rất cao, là nguồn dự trữ nước cực kỳ quan trọng. Do đó, đây được xem là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông này, là nơi cung cấp nguồn nước quan trọng cho vùng hạ lưu.[2]
1.5.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có các loại đất như sau:
- Đất Feralite vàng đỏ trên đá Granit, Cát kết.
- Đấ Feralite vàng đỏ trên đá biến chất.
- Đất phù sa sông suối (ven Sông Bắc, Sông Nam).
Nhìn chung đất của rừng Bà Nà - Núi Chúa có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 50cm đến 1m, đất tơi xốp, dễ thoát nước, tương đối thuận lợi cho việc hình thành các quần xã thực vật đa dạng thuộc rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưu ẩm ở địa hình thấp và rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp.[2]
1.5.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
- Tổng diện tích rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa là:
26.758,9 ha.
+ Rừng giàu: Có diện tích 17.126,94ha, chiếm 64,00% tổng diện tích rừng tự nhiên. Rừng giàu phân bố ở đỉnh dông, nơi có độ dốc lớn. Loại rừng này ít bị tác động, đã có thời gian phục hồi từ loại rừng trung bình hoặc sau khai thác chọn. Rừng phân thành nhiều tầng, tổ thành loài cây còn rất phong phú với nhiều loài cây cao, to gồm Kiền Kiền, Trường, Chò, Xoan đào, Bời lời, Dẻ, Trâm, Mý, Bã đậu, Kháo, Xoan, Sồi, Bứa, Lòng Mang, Chân chim, Vạng trứng, Cà lồ, Ngát, Lọng bàng, Côm, Thừng mực, Gáo, Dung, Thanh thất, Dâu rừng, Đỗ quyên, Chè, Diệp hạnh, Hồi, Nang trứng...; tầng cây gỗ có đường kính bình quân 35-40cm, chiều cao bình quân 18m.
+ Rừng trung bình: Có diện tích 5.076,64ha, chiếm 18,97% tổng diện tích rừng tự nhiên. Rừng trung bình phân bố chủ yếu ở đỉnh dông, ven khe, nơi có độ dốc lớn, khó tiếp cận thuộc địa bàn các xã Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Ninh. Loại rừng này đã bị tác động qua khai thác chọn một số loài cây gỗ quý, có chất lượng, nhưng đã có thời gian phục hồi tốt do đó có thành phần loài khá phong phú. Các loài cây chủ yếu như Kiền kiền, Bời lời, Dẻ, Chò, Trâm, Muồng trắng, Chắp xanh, Lòng Mang, Côm, Thị rừng, Hồng rừng, Lọng bàng, Me, Ngát, Trám, Gáo, Vạng trứng, Chân chim, Thẩu tấu, Cà ổi,... Rừng phân thành nhiều tầng; tầng cây gỗ có đường kính bình quân 24-30cm, chiều cao bình quân 16m.
+ Rừng nghèo: Có diện tích 3.730,21ha, chiếm 13,94% diện tích rừng tự nhiên.
Rừng nghèo được phân bố ở khu vực dông và khe suối thuộc hầu hết các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang. Loại rừng này đã bị tác động rất mạnh, tầng tán đã bị phá vỡ nghiêm trọng, có nơi thành những mảng lớn nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
Đây là kết quả của quá trình khai thác, chặt hạ quá mức gây ra. Vì vậy, trong trạng thái rừng này, một số loài cây to, cây gỗ quý, hiếm hầu như không còn, nếu có chỉ là cây to nhưng phẩm chất kém, nhiều bạnh vè hoặc rỗng ruột, thành phần loài cây chủ yếu gồm Dung, Chò, Trâm, Mần tang, Vối thuốc, Côm, Chân chim, Cà lồ, Vàng anh, Trám, Mò, Vạng trứng, Táu muối, Kháo, Bứa, Sồi phảng, Thôi ba, Sấu, Cáng lò, Xoan nhừ...
tầng cây gỗ có đường kính bình quân 18-20 cm, chiều cao bình quân 10m.
+ Rừng phục hồi: Có diện tích 175,03ha, chiếm 0,65 % diện tích rừng tự nhiên.
Loại rừng này có sự phân bố khá đồng đều, chủ yếu được phục hồi từ rừng bị khai thác
kiệt, đặc trưng bởi những loài cây tương đối ưa sáng, vượt lên khỏi tán rừng, kiểu rừng này có thể còn sót lại một số cây quần thụ cũ, thành phần cây rừng thuộc các nhóm gỗ tạp như Dẻ, Vối thuốc, Bứa, Kháo, Máu chó, Ngát, Thừng mực, Trám, Vạng trứng, Chân chim, Vàng anh, Bưởi bung, Trường, Lá nến, Lòng mang, Vấp xanh, Chẩn, Chẹo, Cứt ngựa, Dâu da đất, Bời lời, Mần tang... , đường kính bình quân khoảng 15cm, chiều cao bình quân khoảng 9,5m.
- Đất chưa có rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là: 650,1ha, chiếm 2,43 % diện tích rừng tự nhiên. Phân bố rải rác ven khe suối, nơi có độ dốc cao.
Thực bì chủ yếu là Giang, Dây, Đốt, Lách, Ba bét, Thành ngạnh và các loài cây tái sinh khác, rải rác có một số cây gỗ lớn nhưng phẩm chất thấp; chủ yếu là Muồng đen, Dẻ,...[2]
1.5.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
a) Những thuận lợi, lợi thế
Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường của rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Có môi trường không khí mát mẻ, thoáng mát dễ chịu, có nguồn nước trong sạch quanh năm.
+ Các nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước và địa hình đồi núi đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển và thu hút khách tham quan danh thắng Bà Nà - Núi Chúa.
b) Những khó khăn, hạn chế
+ Địa hình phức tạp và chia cắt, gây khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng và bố trí cơ sở hạ tầng. Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng xói mòn rửa trôi.
+ Hệ thống thủy văn dốc, hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trường.
+ Vấn đề ô nhiêm môi trường từ hoạt động du lịch ngày càng có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực.