CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bảo tồn tính đa dạng thực vật họ Kim giao tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa
3.5.1. Công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
Công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, việc xử phạt được thực hiện nghiêm minh nhưng vẫn còn vi phạm xảy ra.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa được quản lý, bảo vệ bởi Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa trực thuộc Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 257/QĐ-SNN ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn thành phố Đà Nẵng; cơ cấu tổ chức hiện nay gồm có:
- Ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp;
+ Phòng Kế hoạch - Khoa học;
+ Trạm Lâm sinh và Phát triển giống lâm nghiệp;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Tà Nô;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Sông Bắc;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Sông Nam;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách An Lợi;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Phú Túc;
+ Trạm Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Cà Nhông.
Các trạm quản lý bảo vệ rừng chuyên trách được đặt tại các cửa rừng và vùng giáp ranh các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán lâm khoáng sản, động vật hoang dã trái phép trong lâm phận rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa.
Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Kết quả điều tra tổng hợp của chúng tôi về các vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa từ năm 2013 đến năm 2019
STT Năm Số vụ Hành vi vi phạm Số lượng
1 2013 9 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 10,378 m3 2 2014 16 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 31,193 m3 3 2015 14 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 5,653 m3 4 2016
12 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 14,305 m3
2 Lấn chiếm đất rừng 0,29 ha
5 2017 5 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 0,589 m3 6 2018 5 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 1,685 m3 7 2019 1 Cất giữ lâm sản (gỗ) trái phép 0,253 m3
Nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa[2]
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, từ khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa (2012), số lượng các vụ vi phạm pháp luật đã giảm rõ rệt. Nhờ sự cố gắng của các công chức, viên chức trong Hạt Kiểm lâm Hòa Vang và Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành, an ninh rừng có xu hướng ổn định.
Ngoài ra, đã không có cháy rừng xảy ra trên địa bàn rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa.
3.5.2. Hoạt động của người dân địa phương
Hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa đã được đóng mốc xác định ranh giới ngoài thực địa, bên trong rừng đặc dụng không có người dân sinh sống, việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng được quản lý chặt chẽ, rất ít vụ vi phạm xảy ra.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác lâm sản phục vụ cho đời sống sinh hoạt của các hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đệm vẫn còn diễn ra trên quy mô nhỏ lẻ với phương thức khai thác chọn bằng những dụng cụ thủ công; số lượng cây gỗ khai thác mỗi lần 1 đến 2 cây.
Đây không phải vấn đề dễ giải quyết, vì đây là nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực. Do vậy, mặc dù nhiều khi người dân nắm rất rõ quy định của pháp luật cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn nhưng vì lợi ích của riêng cá nhân, họ vẫn cố tình vi phạm.
Kết quả phỏng vấn một số hộ dân tộc thiểu số người Cơ Tu tại 2 xã Hòa Bắc và xã Tư (Đông Giang, Quảng Nam) do chúng tôi thực hiện cho thấy có 4 loại gỗ thường
được người dân khai thác về để làm nhà và sử dụng trong gia đình, được trình bày tại bảng 3.9:
Bảng 3.9. Các loại gỗ ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa bị người dân địa phương khai thác
STT Tên cây Hòa Bắc Xã Tư
1 Kiền kiền
2 Xoan đào
3 Thông nàng
4 Trám đinh
Phần lớn người dân khai thác các loại gỗ này để sử dụng như làm nhà, đóng bàn, tủ, giường,… trong gia đình. Các loại cây gỗ thường xuyên bị khai thác bao gồm cả những loài cây quý hiếm và đang cần được bảo vệ, trong đó họ Kim giao có loài Thông nàng. Tình trạng khai thác này nếu diễn ra thường xuyên mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp sẽ dẫn đến sự suy giảm ĐDSH rõ rệt.
Các loại lâm sản ngoài gỗ cũng được người dân khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cải thiện đời sống dân cư. Một số lâm sản ngoài gỗ người dân sử dụng thường xuyên được trình bày trong bảng 3.10:
Bảng 3.10. Một số lâm sản ngoài gỗ ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa bị người dân địa phương khai thác
STT Tên sản phẩm Sử dụng Bán
1 Mật ong
2 Hạt ươi
3 Ba kích
4 Chè dây
5 Sâm đất
6 Măng rừng
7 Song, mây
Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ một cách tận diệt, không có kế hoạch đã gây ảnh hưởng đến khu vực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hoang dã, giảm sút ĐDSH. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây ra cháy rừng nhất là hoạt động đốt ong vào mùa cao điểm cháy rừng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên phương diện hài hòa giữa công tác quản lý nhà nước với việc đảm bảo sinh kế của
người dân địa phương thì việc khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng cần được quy hoạch một cách hợp lý để đảm bảo việc khai thác không vượt ngoài ngưỡng cho phép.
Mặt khác, theo kết quả phỏng vấn các cán bộ kiểm lâm quản lý do chúng tôi thực hiện cũng cho biết, trước đây có xảy ra tình trạng xâm chiếm đất rừng làm đất canh tác. Nguyên nhân chính vẫn là do đời sống người dân còn quá khó khăn, chưa được cải thiện, dân số đông và vấn đề an ninh lương thực. Hiện nay, nhờ sự giám sát chặt chẽ của Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa cùng với chính sách giao khoán rừng cho các hộ đồng bào dân tộc để tổ chức tuần tra bảo vệ rừng theo Đề án Chi trả dịch vụ môi trường rừng của thành phố Đà Nẵng mà tình trạng lấn chiếm đất rừng đã không còn nữa.
3.5.3. Hoạt động du lịch
Khu du lịch Bà Nà Hills mặt dù không nằm trong rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, nhưng tất cả các hoạt động du lịch đã gây ảnh hưởng đến thảm thực vật tại đây, nơi tập trung các loài thực vật ngành Hạt trần trong đó có các loài thực vật họ Kim giao.
Ngành du lịch muốn phát triển thì phải luôn luôn thay đổi, làm mới du lịch.
Chính điều này đã kéo theo việc thay đổi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch với các hoạt động giải phóng mặt bằng, san ủi đất đá; để rồi thay thế những khu rừng tự nhiên thành những khu đất trống được bê tông hóa. Chính điều này là nguyên nhân chính làm thay đổi tiểu khí hậu trên đỉnh Bà Nà. Theo kết quả phỏng vấn lực lượng Kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và các nhân viên làm việc tại Khu du lịch Bà Nà Hills cho thấy khu vực đỉnh Bà Nà thời tiết mỗi năm đã có xu hướng nóng hơn.
Hoạt động du lịch của du khách tại Bà Nà làm phát sinh nhiều rác thải, nước thải, tiếng ồn,... ảnh hưởng đến nơi sinh sống, trú ẩn, tập tính của các loài động thực vật nói chung và các loài thực vật Hạt trần nói riêng, nhất là khu vực đỉnh Bà Nà.
Việc vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây ra mất vệ sinh, mất mỹ quan. Rác thải và nước thải là nguy cơ lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhiều loài động, thực vật được bảo tồn. Nếu như không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường, gây khó khăn trong công tác giám sát đa dạng sinh học, bảo tồn.