Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

1.3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Để xác định nội dung của hoạt động TNST cho các cấp học và các vùng miền khác nhau cần căn cứ: đạo đức và ý thức công dân, khoa học- kỹ thuật- công nghệ, văn hóa- nghệ thuật, vui chơi- giải trí, lao động, thể dục thể thao, định hướng giáo dục. Có thể phân chia nội dung hoạt động TNST thành các nội dung chính .[11]

Hình 1.1. Nội dung của hoạt động TNST

1.3.3.1. Đạo đức và ý thức công dân

Nội dung đạo đức là nội dung quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bao gồm các nhóm: (i) tư tưởng chính trị: yêu quê hương đất nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc; (ii) Hoàn thiện bản thân: tự trọng, trung thực, siêng năng, tự lập, giản dị, tiết kiệm…; (iii) quan hệ với người khác: yêu thương, vị tha, khoan dung, hợp tác, lịch sự, tôn trọng, giữ chữ tín; (iv) Quan hệ với công việc: trách nhiệm, liêm khiết…

Ý thức công dân: thông qua các sự kiện chính trị, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế; các vấn đề toàn cầu như: vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, hòa bình, đoàn kết và hữa nghị, hợp tác; các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa, truyền thống ở địa phương; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa; các hoạt động tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật… để giáo dục ý thức công dân cho học sinh.

1.3.3.2. khoa học- kỹ thuật- công nghệ

Nội dung khoa học- kỹ thuật- công nghệ giúp học sinh bước đầu tiếp cận với các ngành khoa học khác nhau: Toán học; Khoa học động vật; Khoa học xã hội, nhân văn và hành vi; Khoa học máy tính; Sinh học tế bào và phân tử; Hóa học; Khoa học Trái đất và hành tinh; Kỹ thuật (Vật liệu và công nghệ sinh học; Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời: Rô-bốt;

Khoa học môi trường; Vật lý thiên văn học…) và giúp học sinh tìm hiểu về các doanh nhân; nhà bác học; giáo dục ý thức tìm tòi khám phá khoa học.

Tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học- kỹ thuật- công nghệ là cơ hội để học sinh có thể tìm hiểu về các lĩnh vực khoa học khác nhau: Toán học; Vật lý;

Hóa học; Khoa học kiến trúc xây dựng; sinh vật biển; thiên văn; môi trường tự nhiên;

sáng tạo rô-bốt. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham quan các công trình khoa học, xem triển lãm hoặc nghe nói về thành tựu khoa học- ky thuật- công nghệ; thực hiện các dự án nguyên cứu khoa học phù hợp với lứa tuổi; khám phá thế giới công nghệ;

Nguyên cứu khoa học- kỹ thuật- công nghệ và ứng dụng vào đời sống.

1.3.3.3. Văn hóa- nghệ thuật TNST

Nội dung văn hóa- nghệ thuật ở trưởng phổ thông giúp học sinh tìm hiểu và khám phá về văn hóa, nghệ thuật đa dạng trong nước và quốc tế, từ đó bước đầu giúp các em phát hiện ra năng khiếu, sở trường của bản thân, lựa chọn được loại hình phù hợp, để có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, hứng thú, phát huy được hết khả năng của các em.

- Văn hóa Việt Nam truyên thống và hiện đại: tết cổ truyền, phong tục tập quán, tranh dân gian, trò chơi dân gian, âm nhạc dân gian, kiến trúc cổ, văn hóa phi vật thể…

- các nền văn hóa đa dạng trên thế giới.

- Văn học: dân gian và hiện đại Việt Nam và thế giới.

- Các loại hình nghệ thuật như: Nghệ thuật thị giác đồ gốm, ký họa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa in ấn và các nghệ thuật thị giác hiện đại (nhiếp ảnh, phim và làm phim), thiết kế và thủ công mỹ nghệ, và các hình nghệ thuật khác.

- Quảng bá, bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống: nhã nhạc, ca trù, quan họ, cồng chiêng….

Từ các nội dung này, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động như: Sáng tác văn học nghệ thuật, trình diễn các tác phẩm, tham quan các di sản văn hóa… Nội dung văn hóa nghệ thuật cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục giá trị thẩm mỹ cho học sinh.

1.3.3.4. Vui chơi- giải trí

Vui chơi- giải trí mang tính tự do hơn các lĩnh vực nội dung khác của hoạt động TNST, đó là các hoạt động như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi hay ca hát và múa tập thể… Nó đáp ứng nhu cầu về việc nghỉ ngơi, thư giãn của HS đồng thời phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi HS phổ thông. Bên cạnh chức năng thư giãn, vui chơi- giải trí còn chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, giá trị…. đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Vui chơi- giải trí giúp cho các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn.

Vui chơi- giải trí được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như:

- Ca hát, nhảy múa, dân vũ, khiêu vũ.

- Các vở kịch, tiểu phẩm hài, múa hát sân trường.

- Các trò vui chơi- giải trí như : các hoạt động trò chơi vận động, trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian… xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của lớp, hoặc trong giờ ra chơi, trong các ngày hội.

1.3.3.5. Lao động TNST

Nội dung hoạt động về lao động có tác dụng giáo dục học sinh văn hóa công nghiệp: tinh thần trách nghiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, các phẩm chất trong lao động:

chăm chỉ cần cù, trung thực, trách nhiệm, đặc biệt là giáo dục sáng tạo trong lao động…

- Lao động học tập: Học tập thực sự là loại hình lao động có tính giáo dục cao đối với học sinh khi có sự tham gia tích cực của trí tuệ, được tổ chức khoa học hợp lý.

- Lao động sản xuất trong nhà trường: Học sinh ham gia hoạt động sản xuất trong vườn trường, xưởng trường, mang lại sản phẩm cụ thể, đó là cơ hội để các em thử sức, hình thành nét phẩm chất của người lao động.

- Lao động công ích xã hội: Tu sửa bàn ghế, trường lớp; vệ sinh nơi công cộng, tham gia lao động tại địa phương, khu vực làng nghề truyên thống…

- Lao động tự phục vụ: Được học sinh tiến hành ở nhà: sửa chữa đồ dùng trong gia đình, chăm sóc vật nuôi, cây cảnh.

1.3.3.6. Thể dục thể thao

Các hoạt động thể dục thể thao thường được tổ chức ở trường như sau:

- Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi: tổ chức trong các giờ ra chơi hằng ngày theo khối lớp hoặc toàn trường với các nội dung và hình thức khác nhau nhử thể dục như thư giãn, thể dục nhịp điệum trò chơi tập thể…

- Tập chơi thể thao: có thể thành lập các đội hoặc câu lạc bộ thể thao theo lớp hoặc theo khối lớp như bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cờ vua… có kế hoạch tập luyện, thi đấu…

- Tổ chức ngày hội vui khỏe, đại hội thể thao toàn trường: biểu diễn hoặc thi đấu.

1.3.3.7. Định hướng nghề nghiệp

Các nội dung hoạt động TNST về hướng nghiệp bao gồm:

- Làm quen với các ngành nghề truyền thống địa phương và những nghề cơ bản trong xã hội.

- Tìm hiểu xu hướng phát triển các ngành nghề.

- Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.

- Sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ để tìm các đặc điểm tâm sinh lí HS, đáp ứng yêu cầu của nghề.

- Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho HS…

Ngoài ra có thể có nhiều cách chia khác ta có thể tham khảo thêm để xây dựng, thiết kế các hoạt động TNST được đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)