CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “MẮT” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề “Mắt”
2.2.4. Một số bệnh về mắt
* Tật cận thị
- Đặc điểm: Cận thị là nhìn xa không rõ mà nhìn gần rõ. Tuỳ theo độ cận thị mà người ta phải kê sách ở xa hoặc thật gần mắt mới đọc được. Một chùm sáng song song truyền đến mắt cận sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm trước mằng lưới.
Hình 2.5. Tật cận thị của mắt [19]
- Nguyên nhân: Cận thị chưa đựơc biết rõ, nhưng người ta cho rằng có 2 yếu tố thúc đẩy đó là di truyền và yếu tố môi trường như: Đọc sách hay học bài ở chỗ không đủ độ sáng hoặc đặt sách quá gần một thời gian dài.
- Cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học hay còn gọi là cận thị học đường, trẻ phải kê sách sát mắt để đọc hoặc không nhìn thấy bảng, hoặc phải chạy đến gần tivi. Trẻ thường hay nheo mắt hoặc hay than nhức đầu, mỏi mắt.
- Giải pháp: Đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp để mắt có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
* Tật viễn thị
- Đặc điểm: Viễn thị là một tình trạng mà một người có thể nhìn thấy sự vật ở xa nhưng thị lực gần (đọc) lại kém. Cũng như các lỗi khúc xạ khác, viễn thị xảy ra khi mắt không thể tập trung tia sáng một cách chính xác lên phần nhìn thấy của mắt trên võng mạc.
Hình 2.6. Tật viễn thị của mắt[19]
- Nguyên nhân: Viễn thị trục, viễn thị bán kính cong, viễn thị chỉ số khúc xạ.
- Giải pháp: Đeo kính hội tụ để có thể nhìn rõ vật ở gần như mắt bình thường.
* Mắt loạn thị
- Đặc điểm: Loạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến. Ở mắt bình thường thì các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ hội tụ tại mọt điểm trên võng mạc.
Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị có thể đi kèm với tật cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với tật viễn thị thành viễn loạn.
Hình 2.7.Tật loạn thị của mắt[19]
- Nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu của bệnh loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường. Bình thương bề mặt giác mạc có hình cầu, khi bị loạn thị thì giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong của giác mạc làm làm hình ảnh của vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.
- Giải pháp: Điều trị bao gồm 2 phương pháp là đeo kính để hiệu chỉnh và phẫu thuật.
* Lão thị
- Người già hay bị mắc bệnh lão thị
- Thường do thể thuỷ tinh bị xơ cứng hoặc to ra không điều tiết như ý muốn cho đến mức không điều tiết được nữa, họ cũng phải dùng kính hội tụ, số kính tăng lên theo tuổi lớn lên vì khả năng điều tiết càng ngày càng giảm. Cho đến một lúc nào đó thì mắt bị đục dần, khi độ đục đạt tới một mức nhất định thì tia khúc xạ sẽ hội tụ đúng võng mạc và người ta không phải đeo kính nữa. Nhưng nó không dừng lại đó, mà độ đục càng ngày càng tăng, dẫn tới loà rồi mù. Trường hợp này phải thay thuỷ tinh thể.
Hình 2.8. Tật lão thị của mắt[19]
* Bệnh về võng mạc a) Bệnh rách võng mạc
- Đặc điểm: viết rách võng mạc xảy ra khi phần võng mạc tách rời khỏi thành nhãn cầu. Nếu không chữa trị kịp thời thì các vết rách võng mạc có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng có thể mất hoàn toàn thị lực.
- Nguyên nhân: Nếu bị cận nặng có nguy cơ bong võng mạc cao hơn do võng mạc mỏng dẫn đến sự phát sinh các lỗ hay vết rách. Di truyền cũng là yếu tố của bệnh hay là sau khi phẩu thuật cườm mắt cũng là một yếu tố gây ra bệnh.
- Giải pháp: Các vết rách võng mạc thường được điều trị bằng tia laser để ngăn chặn các vết rách phát triển thành bong võng mạc.
b) Bệnh võng mạc tiểu đường
- Đặc điểm : Mắt bạn có thể dần dần mờ đi mà bạn không nhận biết được. Ở một vài bệnh nhân, những mạch máu nhỏ trong võng mạc bị dò rỉ máu và dịch ở vùng hoàng điểm bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh, gây nên mù mắt.
- Nguyên nhân gây nên bệnh Võng mạc tiểu đường: Bệnh võng mạc tiểu đường đầu tiên biểu lộ trên nền võng mạc một cách âm thầm theo nhiều năm, được xem là giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường. Ở giai đoạn này, các đốm xuất huyết nhỏ hay mỡ lắng đọng xuất hiện trên võng mạc.
- Giải pháp: Nếu bạn bị tiểu đường, bạn phải tầm soát lượng đường trong máu và huyết áp nhằm giảm nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, tầm soát lượng đường tốt không có nghĩa loại trừ được nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường.
* Bệnh đau mắt đỏ
- Đặc điểm: Đau mắt đỏ là một danh từ dân gian quen dùng để chỉ tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều.
Hình 2.9. Hình ảnh về bệnh mắt đỏ [19]
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:
+ Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai
+ Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
+ Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
+ Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
+ Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em).
+ Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.
- Nguyên nhân: Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp), là một bệnh dễ lây lan và có thể thành dịch, đa phần nguyên nhân đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh đã được biết đến từ lâu. Vius còn được chia thành mấy chục loại dựa theo type huyết thanh.
Ngoài ra còn do môi trường sống nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước bị ô nhiễm, dùng chung khăn mặt.
Giải pháp: Đau mắt đỏ là bệnh lây truyền dễ thành dịch nên :
+ Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc dễ dấn đến trường hợp gây biến chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến khám Bác sĩ nhãn khoa.
+ Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu có ra đi lại cần đeo kính râm để mắt bớt bị chói và tránh lây nhiễm cho người khác.
+ Khi bị bệnh cần chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng khăn giấy mềm lau một lần). Trong thời gian bị đau mắt, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.
+ Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong truờng hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên có khẩu trang. Ngoài ra cũng cần tránh thói quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.
+ Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người.
* Bệnh liên quan đến tuyến giáp
- Đặc điểm: Bệnh mắt tuyến giáp (TED) là một bệnh lý ở mắt liên quan đến bệnh tuyến giáp. Nội tiết tố tuyến giáp được sản sinh bởi tuyến giáp ở cổ điều hòa chuyển hóa điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh nhân có nội tiết tố tuyến giáp quá nhiều trong hệ thống tuần hoàn (tăng năng tuyến giáp) có thể tiến triển thành các
bệnh ở mắt và bệnh nhân bị bệnh mắt tuyến giáp có thể có những triệu chứng sau:
Mắt nhìn trừng trừng, mắt bị lộ, chảy nước mắt, mắt khó chịu và có cảm giác cộm mắt, đỏ mắt, mí mắt phồng lên, nhìn thấy hai hình ảnh, lác mắt, giảm thị lực.
- Nguyên nhân: Bệnh mắt tuyến giáp là bệnh lý thường phổ biến nhiều hơn ở phụ nữ và cho dù thường kèm theo bệnh tăng năng bướu giáp, những có thể xảy ra ở bệnh nhân có mức nội tiết tố tuyến giáp bình thường hay thấp. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng, những gì được biết đó là cơ thể sản sinh kháng thể chống lại chính các mô của nó trong ổ mắt. Điều này tạo ra các phản ứng hóa sinh mà dẫn đến sự sưng lên của các mô mềm trong ổ mắt, đặc biệt các cơ mắt và mô mỡ ổ mắt.
- Giải pháp: có nhiều phương pháp điều trị như: liệu pháp cục bộ, ức chế miễn dịch, điều trị bức xạ, phẫu thuật.
* Bệnh viêm loét giác mạc
Đặc điểm: Bệnh nhân viêm loét giác mạc có những triệu chứng sau: Đau nhức mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt lại, mắt nhìn mờ, mắt bị viêm loét giác mạc sẽ đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen, xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở bất cứ nơi nào trên giác mạc nhưng thường ở trung tâm giác mạc, đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.
Hình 2.10. Hình ảnh vềnh bệnh loét giác mạc[19]
- Nguyên nhân:
+ Thường sau một chấn thương nông nghiệp: hạt thóc, lá lúa, lá mía, cành cây quẹt vào giác mạc.
+ Sau một chấn thương trong sinh hoạt: bị bụi, bị côn trùng vào mắt hay mảnh kính vỡ bắn vào giác mạc, v.v…
+ Sau một chấn thương công nghiệp: phoi tiện, bụi than, … bắn vào giác mạc.
+ Sau một số bệnh khác của mắt: lông quặm không được điều trị, hở mi do liệt thần kinh VII, do bướu cổ,…
+ Sau một sai lầm y khoa: dùng kính sát tròng không đúng cách, tự dùng thuốc nhỏ không đúng, đặc biệt dùng thuốc nhỏ có chất dexa khi không có chỉ định của bác sĩ mắt,…
- Giải pháp: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cho những loại thuốc thích hợp. Chủ yếu là thuốc nhỏ tại chỗ.