Phân tích các kiến thức về mắt trong chương trình phổ thông

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ “MẮT” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

2.1. Phân tích các kiến thức về mắt trong chương trình phổ thông

Các nội dung kiến thức trong chường trình học phổ thông của học sinh hiện nay liên quan đến các vấn đề mắt có ở các lớp, các môn học, bắt đầu từ lớp 8 trong môn sinh học đến lớp 11 trong môn vật lý.

2.1.1.1. Kiến thức về mắt trong môn sinh học

* Sinh học lớp 8:

Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

- Cơ quan phân tích bao gồm: Cơ quan thụ cảm và dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương ( vùng thần kinh ở đại não ).

Ý nghĩa : Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

- Cơ quan phân tích thị giác:

+ Cấu tạo của mắt

+ Cấu tạo của màng lưới

- Sự tạo ảnh của màng lưới: Ánh sáng phản chiếu từ vật tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược -> kích thích tế bào thụ cảm -> dây thần kinh thị -> giác vùng thị giác.

Bài 50: Vệ sinh mắt

* Các tật của mắt

- Tật cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

+ Nguyên nhân: Do bẩm sinh (do cầu quá dài), thể thủy tinh quá phồng do không giữ được về sinh khi đọc sách.

+ Cách khắc phục là đeo kính phân kì.

- Viễn thị là thật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa ( trái với cận thị).

+ Nguyên nhân: cầu mắt quá ngắn, thể thủy tinh bị lão hóa nên mất khả năng điều tiết.

+ Cách khắc phục là đeo kính hội tụ.

* Bệnh về mắt: đau mắt đỏ, da mắt hột, viêm kết mạc, khô mắt.

2.1.1.2. Kiến thức về mắt môn vật lí Vật lí 9:

-Bài 48: Mắt

+ Cấu tạo của mắt: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

+ Sự điều tiết của mắt: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.

+ Điểm cực cận: cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật.

+ Điểm cực viễn: là điểm xa nhất mà con mắt không còn nhìn thấy vật.

- Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Mắt cận

+ Những biểu hiện của tật cận thị: khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

+ Cách khắc phục tật cận thị: Đeo kính phân kì.

- Mắt lão

+ Những đặc điểm của mắt lão + Cách khắc phục tật mắc lão

Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

+ Nguồn phát ánh sáng trắng như mặt trời và bóng đèn dây tóc.

+ Một số nguồn phát ánh sáng màu.

+ Tạo ra ánh sáng màu bằng cách lọc màu.

Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

- Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng khác bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua lăng kính.

- Trong chùm sáng trắng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.

- Vật màu nào thì hắt lại tốt ánh sáng màu đó

- Vật màu trắng thì tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.

- Vật màu đen không có khả năng tán xạ áng sáng màu nào.

Vật lí 11:

Bài 26: Khúc xạ ánh sáng

- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khúc xạ áng sáng là hiện tường lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

- Định luật khúc xạ ánh sáng:

sin sin i

r = hằng số

- Chiếc suất của môi trường:

+ Chiếc suất tỉ đối (sin sin i

r = n21) + Chiếc suất tuyệt đối: n21= 2

1

n n

Bài 29: Thấu kính mỏng

- Thấu kính. Phân loại thấu kính.

- Khảo sát thấu kính phân kì.

- Sự tạo ảnh bởi thấu kính.

- Các công thức về thấu kính.

Công thức xác định vị trí ảnh:

1 1 1, f  d d Bài 50: Mắt

- Cấu tạo mắt: Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt cầu.

- Sự điều tiết. Điểm cực cận và điểm cực viễn.

- Góc trông vật và năng suất phân li của mắt.

- Sự lưu ảnh của mắt.

Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục - Cận thị

+ Đặc điểm của mắt cận.

+ Cách khắc phục tật cận thị.

- Viễn thị

+ Đặc điểm của mắt viễn.

+ Cách khắc phục tật viễn thị - Lão thị

+ Đặc điểm của mắt lão.

+ Cách khắc phục tật lão thị.

Vậy trong chương trình phổ thông hiện hành kiến thức về mắt rất phân tán, rải rác ở các môn học với lượng kiến thức khác nhau nên trong đề tài tôi đã tổng hợp lại các kiến thức này thành kiến thức chung nhất, và có bổ xung thêm một vài kiến thức về thực tế.

2.1.2. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đạt được trong chủ đề “Mắt”

Mục tiêu của tài nguyên cứu nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về mắt của con người:

- Khai thác được các tài liệu khoa học và chỉ ra được cấu tạo của mắt về quang học và cấu tạo của mắt về mặt sinh học gồm những bộ phận nào, chức năng của các bộ phận đó.

- Từ mô hình của mắt người có thể chỉ ra được các bộ phận chính của mắt người.

- Nêu được cơ chế và điều kiện để nhìn rõ một vật khi vật ở các khoảng cách khác nhau, cường độ sáng của môi trường khi nhìn khác nhau.

- Đưa ra được các giải pháp, lời khuyên để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí (khói, bụi), nước, ánh sáng.

- Đưa ra được các giải pháp, lời khuyên để phòng tránh, khắc phục sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí (khói, bụi), nước, ánh sáng đến mắt nói riêng và sức khỏe nói chung.

- Khai thác được tài liệu để tìm hiểu về đặc điểm, nguyên nguyên nhân, cách khắc phục một số tật về mắt trong học đường: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị.

- Vận dụng được những kiến thức trong chủ đề “Mắt” vào đời sống và kĩ thuật nhằm bảo về mắt tránh những tác nhân có hại.

2.1.2.1. Kiến thức

Sau khi học xong về chủ đề “Mắt” học sinh cần đạt được mục tiêu về kiến thức như sau:

- Mô tả được cấu tạo của mắt (người).

- Nêu được chức năng của từng bộ phận cơ bản của mắt.

- Mô tả được cơ chế của sự điều tiết của mắt.

- Nêu được các nguyên nhân của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách khắc phục các khó khăn trong việc nhìn của các loại mắt đó.

- Nêu được các cách để giữ vệ sinh an toàn cho mắt.

2.1.2.2. Kĩ năng

- Vẽ hình diễn tả sự tạo ảnh trong quá trình nhìn của mắt.

- Xây dựng được phương án thí nghiệm để minh họa sự tạo ảnh của mắt.

- Chế tạo được dụng cụ thí nghiệm đơn giản nghiên cứu sự tảo ảnh và một số tật về mắt.

- Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để đưa ra kết luận.

- Đề ra một số biện pháp để bảo vệ mắt và cách khắc phục các tật về mắt.

- Vận dụng được những kiến thức trong chủ đề “Mắt” vào đời sống và kĩ thuật nhằm bảo vệ mắt tránh các tác nhân có hại và cách khắc phục các tật về mắt.

2.1.2.3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết về chủ đề vào đời sống, học tập.

- Có thái độ bảo vệ đôi mắt và bảo vệ mắt một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)