Một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo điển hình

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

1.3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.3.4. Một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo điển hình

Các hình thức, phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động TNST được trình bày sau đây là những gợi ý để nhà trường có thể tổ chức được nhiều nhất, hiệu quả nhất hoạt động giáo dục, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện các trường có thể đóng góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung thêm những hình thức hoạt động TNST khác [11].

Bảng 1.2. Các hình thức về TNST Tên hình

thức

Nội dung

Câu lạc bộ GV thành lập các câu lạc bộ và tổ chức cho HS các hoạt động một nhóm học sinh có chung niềm đam mê môn học, lĩnh vực, hoạt động trong nhà trường nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau.

Trò chơi kết hợp hài hòa giữa hoạt động học và sự vận động của học sinh để học sinh thõa mãn, “giải trí”. Qua hoạt động chơi học sinh sẽ cố gắng để chiến thắng và tự mình học để khám phá trò chơi, học để trở thành người chiến thắng, có tác dụng giáo dục “học mà chơi, chơi mà học”.

Diễn đàn Cách tổ chức hoạt động giúp HS có cơ hội trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Qua đó là dịp để học sinh bày tỏa quan điểm, chính kiến của mình với cộng đồng, bạn bè và gia đình trong định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai và quan điểm sống của bản thân mình.

Sân khấu hóa

Chuyển thể các nội dung, các cốc truyện, các tác phẩm và các ý tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó mà cần sự cộng tác, hóa thân của nhiều người vào các nhân vật đặc trưng cho tính cách nhân vật nội dung bài học. Trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản, viết lời thoại, tạo đặc tính nhân vật cần tạo điều kiện để học sinh phát triển trí thông minh như hình thể, ngôn ngữ, không gian, hội họa… Nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống.

Tham quan, dã ngoại

Tổ chức hoạt động cho các HS đi tham quan các thắm cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở gần hoặc xa các em sinh sống… GV cần có một kế hoạch giáo dục chi tiết để đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường, của môn học qua đó giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

Hội thi/cuộc thi

Tạo ra không khí thi đua sôi nổi giữa các HS, nhóm HS, các lớp trong nhà trường là một trong các hình thức trải nghiệm được phát triển nhằm tạo môi trường cạnh tranh giữa các cá nhân, tập thể thi đua để học sinh tự lên kế hoạch tổ chức, tự thành lập nhóm và xây dựng các sản phẩm, các chiến lược, các nội dung tham gia cuộc thi.

Hoạt động giao lưu

GV tổ chức cho HS tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó giúp cho các em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.

Hoạt động Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề

chiến dịch môi trường, giao thông, an toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đáng giá và kĩ năng ra quyết định.

Hoạt động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: người nghèo, người nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao.

Qua nhận thức, HS tự nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công sức, tiền của,…), không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật chất cho bản thân.

Lao động công ích

Tổ chức cho HS đóng góp một phần công sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng , dọn dẹp cảnh quan môi trường nơi mình sống vì lợi ích chung của cộng ddoodng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng, các di tích cũng như tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…

Sinh hoạt tập thể

Cách giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS thông qua các bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, điệu dân vũ, vở kịch hay trò chơi,…để các em được học tập một cách dễ hiểu, gần gũi, thoải mái nhất.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề “mắt” vật lí 11 theo định hướng giáo dục stem (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)