CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
3.7. Kết quả thực nghiệm
3.7.1. Phân tích diễn biến các buổi học
Quá trình tổ chức dạy học chủ đề trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM trong 6 tiết học chính sau khi học song bài “Mắt” của chương trình vật lí 11.
3.7.1.1. Hoạt động 1
GV giới thiệu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hình thức trải nghiệm và dạy học theo định hướng giáo dục STEM, các bước tiến hành học theo chủ đề.
GV hướng dẫn HS kĩ năng tiềm kiếm tài liệu trên intrernet, sách báo, và vẽ sơ đồ tư duy trình bày trước đám đông, kĩ năng hoạt động nhóm.
GV chia 4 nhóm cho HS dựa theo năng lực đồng đề mỗi nhóm, các em tự chia thư kí và nhóm trưởng.
GV đưa ra các câu hỏi và yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời, từ đó GV và HS cùng xây dựng nội dung kiến thức cần tiềm hiểu để nắm rõ về chủ đề “Mắt”.
GV cùng với HS xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm cũng như các thành viên trong nhóm.
GV hỗ trợ HS bằng phiếu học tập, các thành viên mỗi nhóm được phân công nhiệm vụ tìm hiểu tài liệu cho chủ đề và nhận nhiệm vụ của nhóm để hoàn thành báo cáo bằng sơ đồ tư duy trên giấp A0 và từ đó mỗi tổ sẽ thuyết trình và các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi.
Hình 3.1 Nhóm 1 đang trình bày về cấu tạo và chức năng của mắt.
Qua báo cáo của HS đã đạt được kiến thức so với mục tiêu đặt ra, các em chăm chú lắng nghe nhóm bạn báo cáo, tiết học diễn ra sôi nổi, không khí trao đổi hăng say tham gia đóng góp ý kiến. Nhóm trình bày đưa ra lập luận phản biện ý kiến của nhóm.
HS tích cực nguyên cứu, thảo luận hiểu và tổng kết lại kiến thức đã học và kiến thức này có phần nâng cao so với chương trình học. Vận dụng tốt kiến thức để giải thích sự tạo ảnh của vật qua màng mắt và cách khắc phục các tật của mắt.
Hình 3.2 Nhóm 3 đang trình bày về các bệnh về mắt và cách khắc phục
GV nhận xét các nhóm, đưa ra những kết luận và giải thích thêm những gì mà HS đang tìm hiểu nhưng chưa thể hiểu rõ được bản chất của nó, và giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu về bộ dụng cụ về mắt mà có thể điều tiết được để tiết sau hoàn thành và báo cáo.
Như vậy, thông qua phân tích diễn biến của tiết học bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn và quan sát thông qua phiếu học tập cũng như quan sát trực tiếp, thì tôi nhận thấy các hành vi đã bắt đầu bộc lộ và thể hiện rõ trong từng HS.
3.7.1.2. Hoạt động 2
GV cho các nhóm thiết kế và trình bày về mô hình mắt trên giấy A4 từ những gì mà các nhóm thu thập được từ những thông tin từ nhiều khác nhau, và tìm hiểu và dự kiến vật liệu để thiết kế được mô hình về mắt mà có thể điều tiết được. Đa phần nhóm đều đưa ra bản thiết kết với đầy đủ các bộ phận chính.
Hình 3.3 Nhóm 2 trình bày về bản vẽ thiết kế mô hình mắt
Các nhóm trình bày tương đối rõ ràng, chi tiết về các thiết kế và các dụng cụ có thể tìm có trong tự nhiên, và bắt đầu giao nhiệm vụ tìm kiếm cho các thành viên của nhóm mình và thư kí ghi lại những dụng cụ cần tìm và vào mẫu bảng của GV.
GV đánh giá kết quả báo cáo học tập kiến thức, và kết luận nội dung kiến thức trọng tâm, và triển khai các nhiệm vụ của tiết tiếp theo.
Trong tiết học này có thể phân tích qua các phiếu học tập số 2 và sổ GV ghi lại các HS qua đó ta có thể thấy các HS đã bắt đầu bộc lộ rõ hơn và thể hiện các biểu hiện và năng lực ra biên ngoài nhiều hơn.
3.7.1.3. Hoạt động 3
GV cho các nhóm tổng kết lại những vật liệu mà các thành viên trong nhóm ở tiết trước đã giao. Những vật liệu nào tìm kiếm nào tìm không có thì nhóm có thể thay thế bằng những vật liệu nào dễ tìm hơn. Đa phần các em điều tích cực, thích thú tham gia nên những dụng cụ đều đa phần đầy đủ.
Các nhóm sau khi được GV nhận xét và góp ý về các vật liệu mà nhóm mình tìm kiếm được thì đã tiến hành thảo luận nhóm để thực hiện chế tạo mô hình mắt có thể điều tiết được theo sơ đồ mà tiết trước đã vẽ ra và tài liệu cách lắp đặt do GV cung cấp.
HS phải sử dụng tất cả các kiến thức đã học để tính toán và sử dụng các thiết bị do GV hỗ trợ để lắp đặt, tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các nhóm đều tích cực, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trong hoạt động này, mặc dù HS phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khâu lắp đặt vì những vật liệu do nhiều bạn tìm kiếm nên khi lắp đặt có những dụng cụ không trùng khớp với nhau, nên các nhóm phải vận dụng những kiến thức đã học ở tất cả các môn hay những tình hình thực tế mình đã gặp của nhóm để lắp ráp lại với nhau để hoàn chỉnh nhưng nhờ đó mà các em có cơ hội sáng tạo và có thể áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đặc biệt là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sau này.
Như vậy, thông qua hoạt động này HS đã bộc lộ chỉ số hành vi, qua đó tìm tòi và khám phá nhiều kiến thức mới trong thực tiễn.
3.7.1.3. Hoạt động 4
Sau khi các nhóm đã làm song mô hình mắt GV cho HS tiến hành thử nghiệm trên mô hình mắt mà nhóm mình đã hoàn thành. Để cải thiện lại những thứ còn thiết sót trong quá trình làm.
GV đưa câu hỏi định hướng về tiến trình thử nghiệm về các bệnh của mắt và khi đó cho HS tìm cách giải quyết trên bộ thí nghiệm của mình, đặc biệt là hai bệnh cận thị và viễn thị hai bệnh mà các em dễ mắc phải nhất để tìm cách giải quyết.
HS đã tìm hiểu ở phần trước về các tật của mắt nên có thể xát định được trường hợp nào đeo kính phân kì trường hợp nào đeo kính hội tụ và tiến hành tìm hiểu sau đó lắp đặt trong mỗi trường hợp.
Các nhóm phải làm cách nào để lắp đặt kính lên dụng cụ thí nghiệm của mình, trong hoạt động này các em trong nhóm phải vận dụng các cách tính toán sao cho hợp lí để lắp đặt kính vào dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm phải vận dụng sự sáng tạo của mình hay những gì mình đã nhìn thấy ở ngoài để áp dụng vào lắp đặt sao cho giải quyết được các bệnh về mắt.
GV cho HS gia cố lại sản phẩm và điều chỉnh lại các dụng cụ mình đã làm để cho sản phẩm tốt hơn và có thể tiến hành báo cáo.
Trong hoạt động này các HS vận dụng sự sáng tạo của mình để hoàn thành và củng cố lại các kiến thức đã hoạt để hoàn thành bộ dụng cụ về mô hình mắt. Đã trải nghiệm về các cách chữa bệnh các tật của mắt, và các cách khắc phục cá tật về mắt để từ đó có thể hiểu hơn về các tật cũng như là cách khắc phục để có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề về thực tiễn.
Qua quan sát và phân tích phiếu học tập phát cho mỗi nhóm cũng như qua sổ ghi của GV, HS đã bộ lộ chỉ số hành vi “Giải thích, phân tích, đánh giá các hiện tượng thực tiễn (tự nhiên, kĩ thuật) một cách có căn cứ khoa học”.
Trong phiếu học tập một số HS đã bộ lộ thêm được chỉ số hành vi “Đề suất được các biện pháp mới để giải quyết các vấn đề để áp dụng vào đời sống cũng như áp dụng vào bản thân và gia đinh một cách có khoa học”.
3.7.1.5 Hoạt động 5
Báo cáo, đánh giá về chủ đề về mắt đã thực hiện. Ban giám khảo gồm các thầy cô trong trường và các nhóm cử đại diện làm ban giám khảo để đánh giá về chủ đề của các nhóm , GV phát phiếu đánh giá về chủ đề của mỗi nhóm.
Mỗi nhóm báo cáo lần lược những gì mình đã làm và thử nghiệm lại mô hình mắt nhóm mình đã thực hiện các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
HS các nhóm trả lời câu hỏi của ban giám khảo và GV về báo cáo cũng như sản phẩm của mình.
Các HS trong cùng nhóm đánh giá điểm của nhau qua quá trình làm đề tài và nộp kết quả lại cho GV. Kết hợp với kết quả của các thành viên trong nhóm ban giám khảo trong phiếu chấm chung GV cho điểm từng nhóm và từng thành viên.
Cuối tiết học GV cho HS làm phiếu đánh giá cá nhân sau hoạt động qua dạy học chủ đề và bài kiểm tra kiến thức 30 phút.
Qua kết quả báo cáo, sản phẩm về mô hình mắt và các phiếu học tập của mỗi nhóm, sổ ghi chép GV cũng như là phiếu điểm của ban giám khảo kết hợp với bài kiểm tra tự luận mà HS làm. HS đã biết cách xác định vấn đề và cố gắng giải quyết tốt các vấn đề về thực tiễn đưa ra, tự thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là các HS đã bộc lộ rất nhiều về chỉ số hành vi cũng như đã có thể áp dụng các kiến thức của chủ đề vào đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn cũng như đề xuất được biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề cũng như đã đề xuất được một số vấn đề mới liên quan đến chủ đề theo một cách khoa học có thể áp dụng và thực hiện ở thực tiễn.