CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
1.5. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo định hướng STEM ở trường
1.5.4. Phân tích thực trạng
Qua việc tổng hợp kết quả từ 17 phiếu điều tra, dự giờ, hỏi ý kiến trực tiếp, tham khảo giáo án của các GV Vật lí của các trường nói trên về tình hình dạy phần mắt ở lớp 11 chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết các giáo viên vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo. Trong các tiết dạy, giáo viên ít tiến hành thí nghiệm, cũng như không sử dụng thiết bị trực quan, học sinh chỉ được học những nội dung thuần túy lí thuyết. Do đó, HS khó có thể hiểu sâu được kiến thức, khả năng tư duy, sáng tạo, chế tạo và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
Các giáo án của giáo viên chủ yếu là tóm tắt lại kiến thức sách giáo khoa, chưa nêu lên được rõ ràng các hoạt động của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học, vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên chưa được thể qua từng phần.
Trong giờ dạy, cũng có một số giáo viên đã tìm cách tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu học sinh suy nghĩ giải quyết nhưng phần lớn những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu học sinh suy nghĩ giải quyết nhưng phần lớn những câu hỏi ít đòi hỏi học sinh suy luận, phân tích, tìm tòi mà chỉ chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện thông thường nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh cũng như ít có tác dụng đối với sự phát triển tư duy của học sinh trong quá trình học tập.
Hầu hết giáo viên không chế tạo thêm dụng cụ thí nghiệm cũng như các thiết bị trực quan cho phần này.
Giáo viên đã tiếp cận với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM thông qua các buổi tập huấn và một phần khác giáo viên đã biết đến hoạt động do tự nguyên cứu tài liệu. Tuy nhiên việc trang bị các kiến thức liên quan đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng STEM cho giáo viên còn hạn chế nên giáo viên chưa nắm được phương pháp tổ chức thế nào là hiệu quả.
Bảng 1.4. Những khó khăn của việc tổ chức hoạt đông trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM.
Khó khăn cho việc tổ chức hoạt động TNST theo định hướng STEM cho học sinh
Tổng số
Số lượng Tỉ lệ %
Hoạt động mới nên giáo viên chưa có kinh nghiệm
4 23,5
Chưa có tài liệu hướng dẫn giáo viên
7 41,2
Giáo viên khó tích hợp kiến thức vào một chủ đề
5 29,4
Ý kiến khác 1 5,9
Bảng 1.5. Mức độ quan tâm của giáo viên đối với những ứng dụng của kiến thức học được sau mỗi bài học vào thực tiễn.
Mức độ quan tâm tới ứng dụng của kiến thức được
học vào đời sống
Tổng số
Số lượng Tỉ lệ %
Thường xuyên 6 35,3
Thỉnh thoảng 10 58,8
Hiếm khi 1 5,9
Qua hai bảng số liệu trên có thể thấy, giáo viên Vật lí ở trường phổ thông khá quan tâm tới việc tổ chức hoạt động sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh, đồng thời đánh giá cao tầm quan trọng của vấn đề này trong hoạt động dạy học Vật lí.
Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự nhận thức đúng đắng của giáo viên ở trường THPT về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh.
b) Về Học sinh
Tôi đã tiến hành điều tra thực tế bằng phiến điều tra cho học sinh ( số lượng 112) về hoạt động trên lớp và các số liệu kết quả thu được:
Bảng 1.6. Mức độ quan tâm của học sinh tới những ứng dụng của kiến thức học được sau mỗi bài học.
Mức độ quan tâm tới ứng dụng kiến thức được học
vào đời sống
Tổng số
Số lượng Tỉ lệ %
Thường xuyên 25 22,3
Thỉnh thoảng 85 75,9
Chưa bao giờ 2 1,8
Bảng 1.7. Mức độ thường xuyên được thao tác thực hành trên lớp của học sinh.
Mức độ được thường xuyên được thao tác thực hành trên lớp của học sinh
Tổng số
Số lượng Tỉ lệ %
Thường xuyên 40 35,7
Thỉnh thoảng 67 59,8
Không bao giờ 5 4,5
Qua phiếu điều tra trên có thể thấy được học sinh về cơ bản đã nắm được nội dung lí thuyết chương, làm được một số bài tập và một số học sinh biết được và đã làm một số ứng dụng kĩ thuật của chương.
Tuy nhiên học sinh vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
- Do giờ học trên lớp còn nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh cho nên có nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức: lười suy nghĩ, lười hoạt động chỉ ngồi nghe những gì giáo viên giảng mà chưa mạnh dạn đặt câu hỏi về những vấn đề được học, thậm chí các vấn đề mà các em chưa hiểu.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí đã được học vào giải thích các hiện tượng Vật lí trong đời sống và ứng dụng còn kém.
- Học sinh chưa bao giờ được tham gia các hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi về Vật lí nên nhiều em thấy sợ môn học này, kiến thức các em đạt được còn hời hợt không chắc chắn và còn lúng túng.
- Đa số các em không có khả năng sáng tạo, thiết kế, chế tạo các thiết bị. Học sinh ít có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà chủ yếu chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc.
- Khả năng làm việc tự học, sinh hoạt nhóm, diễn đạt về vấn đề của học sinh còn rất kém, thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn hỏi, do các em ít được trao đổi, tranh luận với bạn bè và thầy cô.
- Hầu hết khi được hỏi các em chưa từng được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo về Vật lí và đều muốn được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM để sáng tạo thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm về “Mắt”.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nguyên cứu được những vấn đề sau:
Nguyên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hình thức dạy học trải nghiệm sáng theo định hướng giáo dục STEM và vận dụng hình thức trải nghiệm sáng tạo vào dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT.
Nguyên cứu cơ sở lí luận về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của:
Khái niệm, cấu trúc, công cụ đánh giá năng lực.
Dạy học trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM thường gắn với các nhiệm vụ thực tiễn, do đó cần đòi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp một cách linh hoạt và tổng hợp. Cũng bởi xuất phát từ thực tiễn nên với định hướng
thực hành, định hướng sản phẩm đã rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết hàn lâm và thực tế.
Mỗi phương pháp hay hình thức dạy học đều có những ưu và nhược điểm riêng cần phối hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả dạy tốt nhất.
Những cơ sở lí luận trên sẽ được chúng tôi vận dụng trong quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm trong giảng dạy Vật lí chủ đề “Mắt” Vật lí 11 theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT.