Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 20 - 33)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng

1.2. KHÁI NIỆM HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG, HIỆU LỰC TƯƠNG ĐỐI CỦA HỢP ĐỒNG

Hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất của hợp đồng, vì suy cho cùng, các bên thiết lập hợp đồng là để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Khi thiết lập một hợp đồng, người ta luôn hướng đến việc tạo lập “sự ràng buộc pháp lý” đối với nhau và trông đợi bên kia cùng thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, nhằm thỏa mãn các lợi ích các bên. Nội dung sau đây làm rõ khái niệm hiệu lực hợp đồng.

1.2.1. Khái nim hiu lc hp đồng

Hiệu lực của hợp đồng đối với sự tồn tại của hợp đồng có thể được ví giống như là ‘hơi thở’ hay ‘linh hồn’ đối với sự sống của con người. Một hợp đồng không có hiệu lực cũng có nghĩa là giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng. Tuy nhận thức

được tính chất quan trọng của hiệu lực hợp đồng là như vậy, nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về hiệu lực của hợp đồng, quả là điều không dễ.

Trong hầu hết các quyển Từ điển Tiếng Việt và Từ điển chuyên ngành Luật ở Việt Nam hiện nay (trừ quyển “Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học” của Trường Đại học Luật Hà Nội) đều không có mục từ “hiệu lực của hợp đồng” mà chỉ có các mục từ khác gần với nó, như “hiệu lực pháp luật của di chúc” hay “hiệu lực của các văn bản pháp luật” [92, tr.289; 225, tr.203-4]. Theo các Từ điển này thì hiệu lực pháp luật (của văn bản pháp luật nói chung) là tính bắt buộc thi hành của văn bản…”, “là giá trị pháp lý của văn bản…, hoặc (giá trị) áp dụng của văn bản đó,… thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng” [225, tr.202; 287, tr.357-58].

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học có giải thích khái niệm “hiệu lực của hợp đồng dân sự” là “giá trị bắt buộc thi hành đối các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng” [241, tr.65]. Tuy ngắn gọn, nhưng định nghĩa này cũng phản ánh được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng. Tuy vậy, nội hàm của định nghĩa này vẫn chưa đầy đủ, và nếu giải thích rõ ra thì cũng có phần chưa chính xác. Bởi lẽ, hiệu lực của hợp đồng, hiểu theo đúng bản chất của nó, thì không chỉ là ‘giá trị bắt buộc thi hành

mà còn bao gồm cả việc sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Giá trị bắt buộc thi hành còn là đặc điểm chung của nhiều loại giao dịch pháp lý khác, chứ không phải là đặc trưng riêng có của hiệu lực hợp đồng. Mặt khác, trong định nghĩa này sử dụng cụm từ “đối với các chủ thể giao kết hợp đồng” là có phần chưa chính xác. Bởi vì, chủ thể giao kết hợp đồng hoặc chủ thể thực hiện hợp đồng chưa chắc là chủ thể của hợp đồng đó. Ở đây nếu sử dụng cụm từ “chủ thể tham gia xác lập và thực hiện hợp đồng” thì đúng hơn và rõ nghĩa hơn.

Khái niệm hiệu lực hợp đồng cũng không được tìm thấy trong một số từ điển của nước ngoài bằng tiếng Anh, như quyển “Oran’s Dictionary of The Law - 3rd ed.

[334], “A Oxford Dictionary of Law – 5th ed.” [329] hay quyển “Dictionary of Law - 4th ed. [307]. Tuy vậy, trong quyển Từ điển Bách khoa pháp luật Hoa Kỳ có đưa ra định nghĩa về ‘hiệu lực’ (valid): “Hiệu lực là sự ràng buộc; sự cưỡng chế pháp lý…

[306, tr.203]. Trong quyển “Black’ Law Dictionary – 6th ed.” của Henry Campell Black cũng không nêu khái niệm hiệu lực hợp đồng mà chỉ nêu khái niệm hợp đồng hiệu lực như sau: “Hợp đồng mà trong hợp đồng đó có đầy đủ các yếu tố pháp lý thì

có hiệu lực như pháp luật đối với các bên. Khi một hợp đồng được công nhận có hiệu lực thì có sự ràng buộc pháp lý” [299, tr.1550]. Như vậy, trên phương diện giải thích thuật ngữ, các từ điển trên đã đưa ra khái niệm hiệu lực hợp đồng với dấu hiệu đặc trưng cơ bản của nó là giá trị ràng buộc các bên phải thi hành nghiêm túc. Tuy vậy, chỉ với dấu hiệu này, các khái niệm về hiệu lực hợp đồng trong các từ điển trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ các dấu hiệu thể hiện bản chất của hiệu lực hợp đồng.

Trong luật thực định, khái niệm hiệu lực hợp đồng cũng được qui định trong các văn bản pháp luật của một số quốc gia. Chẳng hạn, BLDS Pháp có qui định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá tr là lut đối với các bên”, “chỉ có thể bị hủy bỏ trên cơ sở có thỏa thuận chung, hoặc theo những căn cứ do pháp luật qui định” và

phải được thực hiện một cách thiện chí” [19, Điều 1134]. Theo qui định này, hợp đồng có hiệu lực thì có giá trị là luật đối với các bên, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, được các bên phải tuân thủ và thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm túc, có thiện chí. Các bên không thể hủy bỏ hợp đồng nếu không dựa trên ý chí tự nguyện của tất cả các bên hoặc các căn cứ do pháp luật qui định.

Trong luật thực định Việt Nam, qui định về “hiệu lực hợp đồng” cũng được tìm thấy trong một số BLDS ở Việt Nam trước đây. Theo Điều 673 DLB 1931 và Điều 713 DLT 1936-1939, “các hợp ước được kết lập theo pháp luật cũng có hiệu lực như luật pháp đối với các bên kết ước”. Điều 687 DLSG 1972 cũng có qui định về “hiệu lực của khế ước”, với nội dung cũng tương tự như Điều 1134 BLDS Pháp.

BLDS 1995 từng có qui định về hiệu lực hợp đồng như sau: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; 2- Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định…” [16, Điều 404].

BLDS 2005 không qui định cụ thể về hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ qui định khái quát là: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” [15, Điều 405]. Có thể nói, qui định này không thể hiện được bản chất của khái niệm hiệu lực hợp đồng – đó là giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên, mà chủ yếu là để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Ngoài ra, tại Điều 4 BLDS 2005 cũng có qui định chung về hiệu lực của các cam kết dân sự: “cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”.

Tóm lại, qua nghiên cứu khía cạnh pháp lý và từ điển của khái niệm hiệu lực hợp đồng, chúng ta thấy có hai dấu hiệu thể hiện bản chất của nó, đó là: (i) giá trị pháp lý của hợp đồng giống như pháp luật; và (ii) hiệu lực ràng buộc mang tính cưỡng chế nhằm buộc các bên phải tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Giá trị pháp lýhiệu lực ràng buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng là hai mặt không thể thiếu của hiệu lực hợp đồng. Trên cơ sở nhận thức bản chất của

hiệu lực hợp đồng’, tác giả xin đưa ra khái niệm hiệu lực hợp đồng như sau:

Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.

Về phương diện lý luận, việc nhận thức đúng khái niệm hiệu lực hợp đồng là cơ sở để tiếp cận các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xác nhận giá trị pháp lý và thực thi hợp đồng. Khái niệm này cũng thể hiện rõ các yếu tố quan trọng mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng, đó là sáng tạo ra, làm thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên; đồng thời tạo ra sự ràng buộc pháp lý nhằm bắt buộc các bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Khi bàn về hiệu lực của hợp đồng, người ta thường nhìn nhận hiệu lực hợp đồng ở nhiều khía cạnh: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Ba nội dung đầu sẽ được lần lượt trình bày trong các chương 2, chương 3, chương 4 của Luận án. Nội dung cuối được trình bày trong mục 1.2.2. dưới đây.

1.2.2. Hiu lc tương đối ca hp đồng

Xét về phạm vi chủ thể, hiệu lực của hợp đồng chỉ ràng buộc đối với các bên tham gia. Đây là hiệu lực tương đối của hợp đồng. Tuy nhiên, trong pháp luật hợp đồng hiện đại, đôi khi hợp đồng còn có giá trị pháp lý đối với một số chủ thể khác.

Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, “hợp đồng có hiệu lực áp dụng ngay cả đối với tòa án” [227, tr.7].

1.2.2.1. Hiệu lực đối với các bên trực tiếp tham gia

Trong quan hệ hợp đồng thường có từ hai bên hoặc nhiều hơn hai bên tham gia, gọi là các bên chủ thể hợp đồng. Các bên chủ thể hợp đồng rất đa dạng, bao gồm cá nhân, pháp nhân, và các loại chủ thể khác theo qui định của pháp luật.

Như đã trình bày, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, trong quan hệ hợp đồng, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thường đối lập nhau một cách tương xứng.

Thường thì các bên có thể nhân danh chính mình để trực tiếp xác lập, thực hiện hợp đồng, hoặc có thể gián tiếp tham gia hợp đồng thông qua trung gian là người đại diện hợp pháp. Tuy vậy, người đại diện hợp pháp không phải là chủ thể của hợp đồng mà chỉ là người thay mặt và nhân danh chủ thể hợp đồng để xác lập, thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc người đại diện (trực tiếp giao kết, thực hiện hợp đồng) mà chỉ có giá trị ràng buộc đối với người được đại diện.

Riêng đối với những hợp đồng mang tính chất “gia nhập” thì các bên không cần phải tham gia ngay từ đầu, mà có thể tự nguyện tuyên bố gia nhập sau khi hợp đồng xác lập. Việc chủ thể tuyên bố ý chí tham gia hợp đồng sau khi hợp đồng đã được xác lập và được sự “chấp nhận” của các bên có liên quan trong hợp đồng, thì cũng được xem là chủ thể, có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng kể từ thời điểm đó. Ví dụ: trong hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác. Ban đầu, hợp đồng chỉ được ký kết bởi các thành viên “sáng lập” tổ hợp tác. Sau này, nếu có người muốn gia nhập, thì có thể làm đơn xin gia nhập gửi cho tổ hợp tác [182, Điều 7]. Khi có sự đồng ý của đa số tổ viên, thì người đó trở thành thành viên của tổ hợp tác [15, Điều 118], theo đó coi như người xin “gia nhập” tổ hợp tác đã mặc nhiên chấp nhận nội dung hợp đồng hợp tác mà không cần trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng.

Như vậy, khác với hiệu lực của pháp luật có giá trị bắt buộc chung đối với mọi người trong xã hội, hiệu lực của hợp đồng có giá trị ràng buộc trước hết và chủ yếu là đối với các bên trực tiếp tham gia hợp đồng - những người đã tự nguyện thỏa thuận xác lập hợp đồng. Sở dĩ hợp đồng chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia là vì hợp đồng được tạo ra bằng sự thỏa thuận của các bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện và tự do ý chí. Bởi vậy, đối với các bên đã tự nguyện thỏa thuận tạo lập hợp đồng thì phải chấp nhận sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.

Tóm lại, theo nguyên tắc hiệu lực tương đối, hợp đồng có hiệu lực ràng buộc chủ yếu đối với các bên tham gia hợp đồng, trừ những trường hợp ngoại lệ sau đây:

1.2.2.2. Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba là người kế vị pháp lý

Khái niệm các bên hợp đồng không phải chỉ dùng để chỉ người trực tiếp tham gia hợp đồng hoặc người gián tiếp tham gia hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp, mà các bên hợp đồng nói ở đây còn bao gồm cả những người kế vị pháp lý.

Người kế vị pháp lý không phải là người thứ ba bên ngoài hợp đồng, mà là người thay thế tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng đó, bao gồm các trường hợp thay thế chủ thể hợp đồng do chuyển nhượng quyền hoặc chuyển giao nghĩa vụ [15, các Điều 309-317], hoặc do cải tổ các pháp nhân [15, điểm a khoản 1 Điều 99 và các Điều 94-97], hoặc do thừa kế tài sản có kèm theo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ [15, Điều 634, 637]. Nhưng tư cách của người kế vị pháp lý có hai điểm khác biệt so với các bên trực tiếp xác lập hợp đồng:

+ Một là, theo qui định của BLDS 2005, có những loại nghĩa vụ mà theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận, chủ thể phải tự mình thực hiện thì không thể chuyển giao cho người kế vị pháp lý (Điều 424, khoản 8 & 9 Điều 374, Điều 384, Điều 385). Ví dụ: khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt (khoản 4 Điều 589); hay trong hợp đồng thuê nhà, khi bên thuê chết mà không có ai cùng chung sống thì hợp đồng thuê chấm dứt (khoản 3 Điều 499). Trong các trường hợp này, tuy người thừa kế của người đã chết không kế vị pháp lý đối với hiệu lực hợp đồng, nhưng lại kế vị pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: đòi bồi thường, đòi thực hiện các nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc đòi hoàn lại các khoản thanh toán còn thừa, sau khi trừ đi giá trị của phần nghĩa vụ đã thực hiện.

+ Hai là, sự kế vị pháp lý thông qua việc thừa kế tổng quát hoặc thừa kế đặc định một tài sản cụ thể có kèm theo nghĩa vụ thích ứng của người tham gia hợp đồng, thì người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi giới hạn của giá trị phần di sản mà mình được hưởng [15, Điều 637]. Về nguyên tắc, một bên trong hợp đồng có thể loại trừ trong hợp đồng việc chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng cho người thừa kế thực hiện. Tuy nhiên, các bên hợp đồng không thể thỏa thuận và qui định trong hợp đồng điều khoản chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng đó cho người thừa kế thực hiện, vì điều này trái với nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng, trừ trường hợp việc chuyển giao cho người kế vị pháp lý những lợi ích gắn liền với nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ: khi hợp đồng thuê nhà đang còn hiệu lực, bên cho thuê nhà chết để lại thừa kế ngôi nhà đang cho thuê. Trường hợp này, người thừa kế được kế vị toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng thuê nhà.

Suy cho cùng thì sự chuyển giao nghĩa vụ cũng là một hợp đồng vì đó là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ ba để giao nghĩa vụ cho người thứ ba thực hiện, trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền. Bởi vậy, đây cũng có thể được xem là ngoại lệ của sự kế vị pháp lý, tức là thỏa thuận tạo lập nghĩa vụ để người thứ ba thực hiện. Tuy vậy, nghĩa vụ ở đây không phải là nghĩa vụ mới được tạo ra từ hợp đồng mà chỉ là nghĩa vụ đã được xác định trước khi hợp đồng “chuyển nghĩa vụ” được thiết lập.

Mặt khác, dựa trên ý chí của các bên trong hợp đồng, ‘hiệu lực tương đối’ của hợp đồng cũng có sự ràng buộc và ảnh hưởng đáng kể đối với người kế vị pháp lý. Đó là việc các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận giới hạn hiệu lực của hợp đồng đối với người kế vị pháp lý, bao gồm việc hạn chế phạm vi người được kế vị pháp lý, hoặc loại trừ việc kế vị pháp lý. Điều này có nghĩa, theo lẽ thông thường, đối với nghĩa vụ có thể chuyển giao được, thì khi một bên chủ thể không còn tồn tại do chết hoặc do chuyển nhượng tài sản hoặc do cải tổ pháp nhân, thì người thế quyền sẽ được kế vị pháp lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Nhưng nếu các bên thỏa thuận không cho kế vị pháp lý hoặc hạn chế phạm vi người được kế vị pháp lý, thì khi tư cách chủ thể của một bên chấm dứt, hợp đồng sẽ được thanh lý mà không chuyển giao cho người khác kế vị.

Ví dụ: trong hợp đồng thuê mua nhà có thời hạn thanh toán 15 năm, các bên có thỏa thuận người thuê mua chết trước khi trả đủ tiền mua nhà, thì hợp đồng chấm dứt và người thừa kế chỉ được nhận lại tiền mua nhà, sau khi trừ tiền thuê. Do đó, nếu người thuê mua chết trước khi thanh toán xong tiền mua nhà, thì người thừa kế của họ sẽ không được kế vị pháp lý đối với hợp đồng thuê mua nói trên. Như vậy, cam kết này đã có hiệu lực làm hạn chế việc thế quyền của người kế vị pháp lý, theo đó tư cách kế vị pháp lý của người thừa kế bị hợp đồng “từ chối”. Tuy vậy, trong trường hợp này, người thừa kế của chủ thể hợp đồng vẫn kế vị pháp lý đối với hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng theo qui định chung, như yêu cầu thanh toán tiền còn thiếu, hoặc hoàn trả khoản tiền được thanh toán thừa, và các hậu quả vật chất khác.

1.2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba không phải là người kế vị pháp lý Một trong những vấn đề pháp lý rất đáng được quan tâm là, liệu một hợp đồng do các bên thiết lập thì có hiệu lực đối với người khác, ngoài các bên trực tiếp tham gia và người kế vị pháp lý của họ, hay không. Nói ngắn gọn, hợp đồng có hiệu đối với người thứ ba ngoại cuộc hay không ?

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 20 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)