Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 165 - 175)

Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế

5.2.1. Điu khon sa đổi hp đồng khi hoàn cnh thay đổi trong thc tin pháp lý ca mt s nước chu nh hưởng ca h thng lut Châu Âu lc địa - Civil law

Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (điều khoản hardship) để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi được các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa chấp nhận ở những mức độ khác nhau:

Ở Pháp: Trong vụ tranh chấp về hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Công ty khí gas Bordeaux với Tòa Thị chính thành phố, do Tham chính viện (Tòa Hành chính tối cao Pháp) xử ngày 30/3/1916. Tham chính viện đã khẳng định rằng, khi hoàn cảnh thay đổi không lường trước được đối với một hợp đồng hành chính (khái niệm hợp đồng hành chính [Xem 228, tr.134]) một bên có thể được bồi thường để xác lập lại sự cân bằng về tài chính trong hợp đồng và để tránh việc cung cấp dịch vụ công cộng bị gián đoạn. Mặc dù các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng một giá cung cấp khí đốt cố định trong một khoảng thời gian dài, nhưng do giá khí đốt tăng đột biến, nếu tòa không

sửa đổi các điều kiện (hoặc tăng giá) cung cấp khí đốt, chắc chắn công ty khí đốt sẽ đi đến bờ vực phá sản và việc cung cấp khí đốt sẽ phải dừng lại. Do đó, Tham chính viện đã cho rằng, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi hợp đồng, nhưng nếu bên mua khí đốt từ chối việc này thì công ty khí đốt có quyền đòi một khoản tiền bù đắp tổn thất, gọi là tiền bồi thường cho khoản tổn thất không thể dự đoán, do cơ quan hành chính được cung cấp khí đốt trả.19

Tuy được án lệ hành chính chấp nhận, nhưng lý thuyết này đã bị các tòa án tư pháp của Pháp bác bỏ gần như tuyệt đối. Trong vụ Kênh đào Craponne (S. 1876, I, trang 161; D.1876, I, trang 193) do Toà án tư pháp tối cao xử ngày 06/3/1876: “Trong mọi trường hợp, toà án không thể căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh để thay đổi các thoả thuận của các bên và thay thế các thoả thuận đã được các bên tự do chấp thuận bằng những điều khoản mới, dù toà án cho rằng quyết định của mình có công bằng thế nào chăng nữa” [268, tr.154]. Và, các toà án tư pháp đã luôn trung thành với định hướng này, bất chấp những biến động kinh tế và tiền tệ xảy ra sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Bản án của Toà án tư pháp tối cao ngày 18/1/1950 (D. 1950, tr. 227), một lần nữa đã khẳng định: “Thẩm phán không thể viện dẫn việc tăng giá, kể cả khi điều đó đã được xác nhận, để giải phóng một bên khỏi những cam kết rõ ràng và chính xác mà bên đó đã tự do chấp thuận” [268, tr.14]. Mặc dù vậy, Tòa Paris cũng đã từng dẫn

“Điều khoản tự vệ” của hợp đồng để cho phép các bên được “tiến hành thương lượng để xem xét khả năng thay đổi hợp đồng (về giá hoặc một điều khoản khác)” nếu giá xăng tăng hơn 6 francs một tấn so với giá quy định trong hợp đồng (Paris, 28/9/1976, JCP 1978, II, 18810, ghi chú J.Robert) [268, tr.154].

Các phán quyết của Tòa án Tư pháp tối cao bị nhiều học giả nhận xét là cứng nhắc, và cho rằng cần phải thay đổi cách nhìn nhận này [268, tr.154]. Thực tiễn thương mại ở Pháp cũng đã phản ứng lại các phán quyết này bằng cách, khi ký kết hợp đồng, các bên thường đưa vào các hợp đồng của mình điều khoản cho phép đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Michel Trochu đã nhận xét về thực tế này như sau: “ lẽ điều này giải thích vì sao có ít phán quyết được đưa ra trong lĩnh vực này, bởi vì các bên đã tự tìm ra những giải pháp khác cho những vấn đề của họ” [268, tr.154].

Nhìn nhận lại vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Pacta sunt servanda vẫn là nguyên tắc

19 Xem: CE. 30-3-1916 Gaz de Bordeaux, Rec. 125 Les Grands errêtts No. 34.

thống trị nghiêm cấm sự thích ứng của hợp đồng tư đối với hoàn cảnh thay đổi.”

Nhưng qua phán quyết gần đây của Tòa Phúc thẩm ngày 16/3/2004 (Dalloz 2004, Jur.

P. 1754, note D. Mazeaud.), thì “nguyên tắc này rõ ràng là đã bị mài giũa và có lẽ là dần dần phải thay đổiVà rất rõ ràng là học thuyết hardship cuối cùng lại được chấp nhận” [318, tr.426].

Trái ngược với án lệ, luật thực định của Pháp lại qui định minh thị cho phép điều chỉnh nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi, như khoản 1 và khoản 2 Điều 900 BLDS Pháp cho phép bên tặng cho tài sản có quyền yêu cầu tòa án điều chỉnh lại hợp đồng trong trường hợp có sự thay đổi của tình hình làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn, hoặc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, hoặc lý do để duy trì điều khoản của hợp đồng tặng cho không còn nữa [227, tr. 91-2]. Sau Đại chiến 1914 – 1918, do đồng tiền của Pháp bị mất giá, Quốc hội đã ban hành đạo luật Failliot ngày 21/01/1918 cho phép các thẩm phán được chấm dứt các hợp đồng xác lập trước 1914 mà việc thực hiện là quá bất công đối với người có nghĩa vụ. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, Quốc hội Pháp cũng đã ban hành đạo luật ngày 22/4/1949 cho phép tòa án chấm dứt các hợp đồng ký kết trước ngày 02/9/1939 mà việc thực hiện (giao hàng hay làm một công việc) trở nên quá nặng nhọc cho người có nghĩa vụ, vì tình hình chiến tranh hay do sự thay đổi kinh tế không thể dự đoán được khi giao kết hợp đồng [168, tr.256]. Như vậy, điều khoản hardship tuy không được thừa nhận rộng rãi trong án lệ, nhưng lại được ghi nhận trong luật thực định khi xảy ra những biến cố đặc biệt, ví dụ khi có sự mất giá đồng tiền trong thời kỳ hậu chiến, như vừa nêu trên, và được chấp nhận khá phổ biến trong thực tiễn thương mại tại Pháp.

Ở Đức: BLDS Đức cũng có những điều khoản qui định gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thể hiện trong Điều 313 BGB qui định về “Interference with the basis of the transaction”, hay Điều 242 BGB “Performance in good faith”. Trong Luật về Điều kiện thương mại chung của CHLB Đức (AGBG)20 [208, tr.55], một mặt nhà làm luật cho phép điều chỉnh nội dung hợp đồng, nhưng mặt khác cũng cấm các bên tuyệt đối không được bảo lưu “Điều khoản nhằm tăng khoản thù lao đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đã được thực hiện trong vòng 4 tháng sau khi ký hợp đồng. Tuy vậy, “Qui định này không áp dụng cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đã thực hiện trong phạm vi các quan

20 Luật này đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2001. Các nội dung liên quan này hiện đã được đưa vào trong BLDS Đức, quy định tại các Điều 305-310.

hệ nghĩa vụ lâu dài, cũng như các dịch vụ có liên quan tới giá cả, áp dụng theo khoản 1 thuộc mục 99 Luật về hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.”[208, tr.58]. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đến sự khó khăn hoặc sự thay đổi hoàn cảnh, làm cho hợp đồng không thể thực hiện, hoặc nếu thực hiện thì tốn kém chi phí lớn, hoặc làm giảm nghiêm trọng thu nhập của bên có nghĩa vụ. Có thể xem các án lệ, như: RGZ 112, 329, 333–4; RGZ 119, 133 (sale of land); RGZ 147, 286 (sale of cotton) [328, tr.340].

Ở Italia: Theo các Điều 1467 - Điều 1469 BLDS Italia, các cam kết hợp đồng có thể bị huỷ bỏ khi có sự kiện bất ngờ xảy ra một cách bất thường, không thể lường trước được, sau khi hợp đồng được ký kết và trước khi thực hiện hợp đồng, và sự kiện này làm cho việc thực hiện hợp đồng của một bên trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng các bên cam kết có thể tránh việc huỷ bỏ hợp đồng bằng cách đề nghị chỉnh sửa hợp đồng một cách công bằng (khoản 3 Điều 1467) [310, tr.211], hoặc áp dụng Điều 1374 BLDS và Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự để yêu cầu thẩm phán “thiết lập lại sự cân bằng trong hợp đồng theo một số điều kiện do pháp luật qui định” [4, tr.8-9]. Tuy nhiên, các quy định này không phải là bắt buộc và các bên có thể thoả thuận với nhau không phải áp dụng chúng. Án lệ của các tòa án ở Italia cũng từng có phán quyết về vấn đề này, ví dụ: xem các án lệ Cass. civ., sez. II, 20/6/1996, no. 5690 (Roccheri c.

Mazzara); Cass. civ., 9/4/1994, no. 3342 (Soc. Arbos c. Com. Piacenza)…

Ở Bồ Đào Nha: cơ sở của việc thỏa thuận nội dung hợp đồng trong BLDS Bồ Đào Nha dựa trên hai điều luật như: khoản 2 Điều 252 nói về sự sai sót trong việc xác định ý chí, động cơ để ký hợp đồng, và các Điều 437 – 439 để giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng dựa trên cơ sở là có hoàn cảnh thay đổi. Mặt khác, Khoản 1 Điều 437 cũng qui định: “Khi có hoàn cảnh mà các bên dựa trên hoàn cảnh đó để quyết định giao kết hợp đồng bị thay đổi bất thường và đó không phải là rủi ro hợp lý trong hợp đồng, thì bên bất lợi có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, hoặc sửa đổi hợp đồng dựa trên cơ sở công bằng, khi nghĩa vụ mà người đó buộc phải thực hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí”. Còn theo Điều 438 thì “bên bị thiệt hại không được yêu cầu sửa đổi bổ sung hợp đồng, nếu bên đó vi phạm hợp đồng tại thời điểm có sự thay đổi hoàn cảnh”. Điều 439 còn qui định thêm rằng: “nguyên tắc chung liên quan đến hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng thì vẫn áp dụng, kể cả việc chấm dứt hợp đồng dựa trên hoàn cảnh thay đổi.” [296, tr.323 - 25].

Ở Hà Lan: Tương tự như qui định Điều 437 BLDS Bồ Đào Nha, Điều 258 BLDS Hà Lan cũng cho phép thẩm phán có quyền can thiệp, chỉnh sửa các điều khoản của hợp đồng dựa trên sự thay đổi của hoàn cảnh mà các bên không lường trước được khi giao kết hợp đồng [314, tr.202 & 204]. Ngoài ra, việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hoàn cảnh hardship) còn được chấp nhận bởi các nước khác như Hy Lạp và Đan Mạch [318, tr.427].

Ở Nhật Bản: Luật thực định cũng thừa nhận điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Điều 415 BLDS Nhật Bản qui định bên đã cam kết phải có trách nhiệm với bên kia do việc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Có ý kiến cho rằng

Điều này cho phép suy luận ngược lại là, một bên trong hợp đồng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu việc không thực hiện hợp đồng là do những sự kiện khách quan ngoài ý muốn” [333, tr.398]. Các luật gia Nhật Bản cũng chấp nhận học thuyết “thay đổi hoàn cảnh” khi chi phí thực hiện hợp đồng hay giá cả thị trường có sự thay đổi lớn.

Theo Luke Nottage, “học thuyết này phát triển trước hết là do các nhà nghiên cứu pháp luật Nhật Bản đề xướng, do rút ra từ lý luận pháp lý của Đức, có nguồn gốc từ tình trạng lạm phát sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và được đưa vào BLDS Đức, thể hiện minh thị trong qui định về nguyên tắc thiện chí và trung thực”. Học thuyết này cũng được tòa án Nhật Bản chấp nhận và áp dụng từ sau thế chiến thứ hai, đến nhiều thập niên sau này [333, tr.385 – 418], cụ thể là từ sau Sắc lệnh kiểm soát hóa được ban hành (Bản án của Tòa án Tối cao 06/12/1944), “và sau đó trở thành nguyên tắc chung của hợp đồng” (Bản án Tòa án Tối cao ngày 28/01/1954) [283, tr.500 -1].

Ở một số nước thuộc Châu Phi như Ai Cập, Syrie, Algérie đều có những quy phạm điều chỉnh các hợp đồng, công hoặc tư, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi bất ngờ. Những điều khoản do các bên thỏa thuận trái với các quy phạm này đều vô giá trị [268, tr.153].

5.2.2. Điu khon hardship trong thc tin pháp lý mt s nước theo h thng Thông lut - Common law

Các nước có pháp luật chịu ảnh của hệ thống Thông luật, điển hình là Anh và Mỹ, cũng có những cách tiếp cận khác nhau đối với điều khoản hardship.

Ở Anh: theo Richard Stone, việc thay đổi hoàn cảnh không được xem là căn cứ để điều chỉnh hay đàm phán lại hợp đồng [341, tr.404]. Một tác giả khác cũng có cùng quan điểm: “ở Anh – theo quan điểm luật truyền thống thì người mắc nợ chỉ phải đảm

bảo trả đủ cho chủ nợ một số tiền nào đó, chứ không phải thực hiện nghĩa vụ theo thực chất.” [208, tr.20]. Nhưng theo Ewan McKendrick thì nhận định này không đúng:

người ta thường nói rằng luật Anh không khuyến khích việc chỉnh sửa việc thoả thuận trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn. Điều này không hoàn toàn chính xác.” [317, tr.303]. Cũng theo McKendrick, trong những trường hợp này, tòa án Anh có thể cho phép điều chỉnh hợp đồng và chính các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện việc chỉnh sửa. Toà án không thực hiện việc chỉnh sửa hợp đồng đã ký giữa các bên, cũng không đưa ra bất kỳ trở ngại nào khi các bên cố gắng chỉnh sửa thoả thuận của họ để phù hợp với hoàn cảnh thay đổi, như quyết định của Thượng Viện trong vụ Walford v. Miles [1992] 2 AC 128 [317, tr.61 & 303].

Án lệ Anh cũng chấp nhận một cách hiếm hoi việc thay đổi hoàn cảnh dẫn đến chấm dứt hợp đồng, như phán quyết của Tòa Phúc thẩm, trong vụ Krell v. Henry [1903] 2 KB 740: Bị đơn thuê một căn hộ tại Pall Mall trong vòng 2 ngày. Mục đích khi ký kết hợp đồng là nhìn thấy lễ diễu hành đăng quang của Edward VII, mặc dù mục đích này không được nêu ra trong hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, lễ đăng quang bị hoãn do nhà vua bị bệnh nên hợp đồng không thể thực hiện được. Tòa đã tuyên cho phép bên thuê được từ chối thực hợp đồng mà không phải bồi thường.

Nhưng thực chất phán quyết này không dựa trên điều khoản sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (hardship) mà lại căn cứ vào điều khoản không thể thực hiện hợp đồng do mục đích của hợp đồng không còn tồn tại (Frustration of purpose).

Ở Mỹ: án lệ có những phán quyết không nhất quán về vấn đề này. Trong vụ Transatlanic Corp. v United States, CA Dis Col 363 F2d 312 (1966): Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (A) thuê Công ty xuyên Đại tây dương (B) chở tàu chiến qua kênh đào Suez, Ai Cập. Nhưng do kênh đào này bị đóng cửa, nên B phải đi đường vòng quanh Châu Phi, làm tăng chi phí rất lớn. B đòi A phải thanh toán chi phí tăng lên ngoài dự kiến.

Mặc dù tòa nhận xét: “nghĩa vụ không thể thực hiện được” không cần phải hiểu theo nghĩa tuyệt đối mà chỉ dựa trên các lý do kinh tế là đủ, nhưng tòa lại kết luận rằng, rủi ro này có thể phải do một bên dự liệu và phải tự gánh chịu. Trái lại, các án lệ Mineral Park land Co. v. Howard, 156 P. 458 Cal. 1916 và án lệ Waegemann v. Montgomary Ward & Co., Inc. CA9 Cal 713 F2d 452 (1983) cũng như Điều 2 – 609 UCC lại thừa nhận và cho áp dụng điều khoản đàm phán lại hợp đồng do thay đổi hoàn cảnh. Theo đó, “nếu chi phí để thực hiện nghĩa vụ trong thực tế đã thay đổi đáng kể, lớn hơn gấp

10 lần chi phí đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng, thì bên phải thực hiện nghĩa vụ có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chấm dứt quan hệ hợp đồng vì lý do không thể thực hiện được” [203, tr.204–5] hoặc cho phép điều chỉnh hợp đồng.

Trong vụ Waegemann kiện Montgomary Ward & Co., Inc., bị đơn thuê nhà của nguyên đơn, thời hạn 10 năm, với số tiền là 16.703 USD/năm gồm cả tiền thuế bất động sản, đáo hạn sau mỗi 5 năm. Sau 5 năm lần thứ nhất, nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng vì chính phủ Bang California quyết định giảm thuế bất động sản dẫn đến giảm giá trị bất động sản. Điều này dẫn đến tiền thuê nhà (được tính theo bảng giá lũy tiến) cũng giảm xuống còn 15.854,49 USD/năm, nên bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải tính lại tiền thuê theo giá này. Nguyên đơn đã kiện bị đơn ra tòa yêu cầu tòa án cho chấm dứt hợp đồng vì cho rằng, hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được là do bất khả kháng. Nhưng cả tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm đều bác yêu cầu của bên nguyên đơn vì cho rằng, đây là hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, không phải là bất khả kháng, và buộc các bên phải tiếp tục hợp đồng theo giá mà bị đơn đề xuất. Tòa sơ thẩm đã lập luận rằng: “các bên đã giao kết hợp đồng thì phải thực hiện cam kết đó dựa trên niềm tin chắc chắn là hợp đồng sẽ được thực hiện, nhưng qui tắc này sẽ phải bị giới hạn trong một số trường hợp gọi là extreme hardship (hoàn cảnh khó khăn tột cùng).”21 Tương tự quan điểm này, có thể xem thêm các án lệ khác, như: Cutter Laboratories, Inc. v.

Twining, 221 Cal.App.2d 302, 34 Cal.Rptr. 317 (1963); Lloyd v. Murphy, 25 Cal.2d 48, 153 P.2d 47 (1944); Davidson v. Goldstein, 58 Cal.App.2d Supp. 909, 136 P.2d 665 (1943); Grace v. Croninger, 12 Cal.App.2d 603, 55 P.2d 940 (1936)...

Như vậy, những thông tin trên cho thấy bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, pháp luật hợp đồng của các nước phát triển phương Tây và nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện nay đều có xu hướng chấp nhận cơ chế cho phép một bên được quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại, hay điều chỉnh nội dung hợp đồng khi “hoàn cảnh kinh tế biến động” so với thời điểm xác lập hợp đồng, “nếu việc làm đó thỏa mãn tiêu chuẩn hợp lý và công bằng” [208, tr.21].

5.2.3. Qui định v hardship trong các b nguyên tc hp đồng thương mi quc tế Trên bình diện quốc tế, trong thực tiễn thương mại, điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi thường được các thương gia đưa vào hợp đồng để chia sẻ

21 Waegemann v. Montgomary Ward & Co., Inc. CA9 Cal 713 F2d 452 (1983).

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 165 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)