Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 159 - 165)

Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản

5.1.1. Khái nim điu khon sa đổi hp đồng do hoàn cnh thay đổi

Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên. Nhưng trên thực tế, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan, một hoặc các bên không thể thực hiện được các nghĩa vụ hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác trên thế giới, nếu việc không thực hiện hợp đồng là do hành vi trái pháp luậtcó lỗi của bên vi phạm hợp đồng, thì bên vi phạm bị buộc phải gánh chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền bị vi phạm [15, Khoản 1 Điều 302]. Nhưng nếu việc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng là do nguyên nhân bất khả kháng (hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền), thì bên không thực hiện hợp đồng không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện đó [15, Khoản 2 và khoản 3 Điều 302 ].

Tuy vậy, qui định về điều khoản bất khả kháng có phạm vi áp dụng rất hạn chế và cũng chưa bao quát hết các trường hợp cản trở thực hiện hợp đồng phát sinh từ thực tiễn đời sống, nên không thể là căn cứ pháp lý phù hợp để giải quyết các tranh chấp này. Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp, do gặp những trở ngại khách quan không lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng, nên hợp đồng không thể thực hiện được hoặc nếu cố gắng tiếp tục thực hiện hợp đồng thì một hoặc cả hai bên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bất lợi, hoặc sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Ví dụ như việc xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc18 do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam (Southern Airports Corporation- SAA) làm chủ đầu tư, Liên danh CPG- PAE (Singapore và Mỹ) là nhà thầu tư vấn, và Tổng công ty ACC Bộ Quốc phòng là nhà thầu thi công [128][259]. Trong quá trình thi công, ACC phát hiện vùng đất nền của công trình có địa chất rất phức tạp, không giống như kết quả mà CPG- PAE đã khảo sát trước đó. Mặc dù vậy, cả SAA và CPG- PAE đều không có lỗi, vì việc khảo sát đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn xây dựng theo qui định của luật pháp Việt Nam. Nếu tiếp tục thi công theo phương án ban đầu sẽ không đảm bảo an toàn cho công trình khi sử dụng, và chi phí xây dựng sẽ tăng lên rất cao so với dự kiến, gây ra thiệt hại rất lớn cho nhà thầu. Trên thực tế, trở ngại này phát hiện sau khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực, và ACC đã tiến hành một phần công đoạn của dự án. Vì thế, phía nhà thầu ACC muốn đàm phán lại nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn về mặt pháp lý ở đây là, việc phát hiện nền đất công trình có địa chất phức tạp, gây khó khăn rất lớn cho việc thi công và làm tăng giá thành của công trình lên rất nhiều lại không phải là bất khả kháng đối với việc thực hiện hợp đồng. Đây cũng không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng, hay để đàm phán lại hợp đồng. Nhưng nếu không đàm phán lại hợp đồng, thì việc tiếp tục thi công sẽ gặp khó khăn trở ngại rất lớn về kỹ thuật, tăng đáng kể chi phí và cũng là sự bất công đối với ACC.

Ví dụ vừa nêu cho thấy, vấn đề thay đổi hoàn cảnh làm cho việc thực hiện hợp đồng gặp khó khăn trở ngại là vấn đề pháp lý không hiếm gặp trên thực tế, và rất cần được dự liệu trong luật để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp liên quan.

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ điều khoản qui định quyền được yêu cầu đàm phán lại hợp đồng dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí khi có sự thay đổi lớn về hoàn cảnh, làm mất cân bằng lợi ích cơ bản giữa các bên tham gia hợp đồng. Điều khoản này được gọi ngắn gọn là

hardship clause”, hay “change of circumstances”. Trên bình diện quốc tế, điều khoản này được chấp nhận rộng rãi trong luật thực định, thực tiễn thương mại, thực tiễn xét xử của nhiều quốc gia, cũng như trong các bộ nguyên tắc tập quán thương mại quốc tế.

Về phương diện lý thuyết, khái niệm ‘hardship’ xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960, và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu

18 Xem thêm: Quyết định số 1608/QĐ-TTg ngày 10/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

của Marcel Fontaine in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989 [49, tr.181-2]. Nội dung của điều khoản hardship cũng được thể hiện trong các hợp đồng thương mại quốc tế, dưới nhiều dạng điều khoản khác nhau. Theo GS. Marcel Fontain, từ những năm 1975, Nhóm nghiên cứu của ông tập hợp được hơn 120 điều khoản hardship từ thực tiễn thương mại [66, tr.117-22]. Một số điều khoản loại này đã được GS. Henry Lesguillons khái quát lại và trình bày trong Hội thảo quốc tế tổ chức ở Hà Nội năm 2004 [119, tr.86 -94]. Khái niệm ‘hardship’ và các khái niệm tương tự cũng đã được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, như thuật ngữ ‘commercial impracticcability’, ‘frustration of purpose’ [301, tr.275] hay ‘change of circumstances

trong Thụng luật [341, tr.403-4; 317, tr. 302-3], ‘Wegfall der Geschọftsgrundlage

trong tiếng Đức [339, tr.378], hoặc được các học giả người Đức dùng với thuật ngữ khác là ‘the foundation of the transaction’ [328, tr.319 – 48, đặc biệt xem tr.318 &

381], hoặc những thuật ngữ khác tương tự như ‘impossibility’, ‘imprévision’,

eccessiva onerosit à sopravvenuta’[318, tr.415].

Trong chương này, chúng tác giả không nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới bất khả khánghardship, mà chỉ tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của điều khoản sửa đổi (điều chỉnh) hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi.

Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là điều khoản qui định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những tác động khách quan làm thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế tới mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của một hoặc các bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém [100, tr.42].

Theo đó, điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi qui định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hợp đồng, hoặc nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế. Đây được xem là là nguyên tắc vừa đối lập, vừa bổ sung cho nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng; đồng thời cũng là một ngoại lệ quan trọng và không thể thiếu của nguyên tắc hiệu lực bất biến của hợp đồng.

Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi được định chế trong luật nhằm xác lập căn cứ pháp lý để sửa đổi hợp đồng đang có hiệu lực với điều kiện: khi

có sự thay đổi không thể lường trước được của hoàn cảnh; nằm ngoài sự kiểm soát của các bên; ảnh hưởng tới hợp đồng với mức độ làm đảo lộn sự cân bằng trong hợp đồng. Vì thế, vai trò của điều khoản này sẽ là: (i) duy trì sự cân bằng về mặt kinh tế và đảm bảo sự tiếp tục thực hiện hợp đồng; (ii) phân chia rủi ro giữa các bên; và (iii) thiết lập một cơ chế điều chỉnh hợp đồng phù hợp với lợi ích của các bên [119, tr.87].

Cũng cần lưu ý, giữa điều khoản qui định về sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và điều khoản qui định về sự kiện bất khả kháng có sự khác biệt rõ rệt. Trong pháp luật Việt Nam, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa là “sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”[15, khoản 1 Điều 161]. Sự kiện bất khả kháng thường có các đặc điểm là xảy ra một cách khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Pháp luật của các nước và cả trong các bộ pháp điển quốc tế đều xem sự kiện bất khả kháng là căn cứ để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng, hoặc cho phép chấm dứt việc thực hiện hợp đồng [37, Điều 79] [25, Điều 7.1.7] [227, tr.110; 317, tr.403 – 4], thậm chí là “tước đoạt khả năng thực hiện hợp đồng” [119, tr.78]. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi có những đặc điểm gần giống với sự kiện bất khả kháng như cả hai đều là sự kiện khách quan, xảy ra sau khi các bên xác lập hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cũng khác với sự kiện bất khả kháng ở nhiều điểm quan trọng, như: có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn; thường được dành cho việc điều chỉnh các hợp đồng dài hạn; và mục đích của điều khoản này là đề xuất việc đàm phán lại và tu chỉnh các điều khoản hợp đồng sao cho việc thực hiện hợp đồng có thể được tiếp tục, thay vì sự kiện bất khả kháng là làm chấm dứt hợp đồng hoặc để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng.

5.1.2. Ni dung cơ bn ca điu khon sa đổi hp đồng khi hoàn cnh thay đổi Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước và các bộ qui tắc về hợp đồng quốc tế có qui định về điều khoản hardship hoặc các điều khoản tương đồng, có thể thấy nội dung cơ bản của qui định này thường dự liệu về ba vấn đề sau đây:

5.1.2.1. Quy định khái niệm điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và hạn chế áp dụng

Nội dung quan trọng nhất và là căn cứ để áp dụng điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi chính là qui định về khái niệm và nội dung cơ bản của điều khoản này, cũng như những điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng chúng. Tuy vậy, nội dung này được qui định trong pháp luật của các nước là không giống nhau. Theo các chuyên gia quốc tế về vấn đề này, thì vấn đề xác định như thế nào là hoàn cảnh thay đổi (hay sự kiện hardship), dường như còn là câu chuyện riêng của pháp luật mỗi quốc gia [296, tr.319 – 22; 318, tr.415 -33] vì qui định về vấn đề này trong pháp luật các nước vẫn còn có sự khác biệt nhất định. Điều này cũng không phải là khó hiểu, vì pháp luật là sự phản ánh của kiến trúc thượng tầng và dựa trên các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của mỗi nước. Ngay cả các qui định về cùng vấn đề này trong các bộ nguyên tắc về hợp đồng quốc tế là PICC và PECL cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong thực tiễn thương mại quốc tế cũng vậy, tùy hoàn cảnh và mục đích cụ thể trong mỗi hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận những điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi thích hợp. Qua nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn, GS. Henry Lesguillons cũng đã chỉ ra có gần 10 cách qui định khác nhau về điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) thường thấy trong các hợp đồng quốc tế [119, tr.88].

Nhìn chung, điều khoản này thường qui định các nội dung chủ yếu sau đây:

- Khái niệm hoàn cảnh thay đổi: thường thì khái niệm hoàn cảnh thay đổi được xác định dựa trên hai yếu tố cơ bản để điều khoản này ra đời, đó là sự xuất hiện của các sự kiện khách quan ngoài ý chí và ngoài sự dự liệu của các bên, sau khi xác lập hợp đồng, mà hậu quả của nó là làm thay đổi cơ bản sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng (điển hình như cách tiếp cận của PICC).

- Những dấu hiệu bổ sung kèm theo để nhận biết về hoàn cảnh thay đổi và/hoặc những sự kiện bị loại trừ (không được coi là hoàn cảnh thay đổi). Người ta có thể loại trừ các trường hợp như: tình trạng rủi ro về đối tượng của hợp đồng, những biến động về chính trị, sự tăng giá của một mặt hàng xác định nào đó được sử dụng trong việc thực hiện hợp đồng, hoặc thậm chí là loại trừ cả sự mất giá của đồng tiền thanh toán trong hợp đồng…

5.1.2.2. Nghĩa vụ thương thảo lại hợp đồng và các thủ tục pháp lý cần thiết của việc thương thảo lại hợp đồng

Theo qui định trong luật hợp đồng của nhiều nước, các sự kiện bất khả kháng thường đưa đến hệ quả là làm cho hợp đồng chấm dứt hiệu lực và bên không thực hiện hợp đồng thường được miễn trừ trách nhiệm dân sự trước bên kia [339, tr.378]. Theo Richard Stone, thì “sự kiện bất khả kháng” được thực hiện theo cơ chế “tất cả” hoặc là “không có gì”, và không có một cách thức nào được đưa ra để làm thay đổi hợp đồng [341, tr.304].

Khác với việc xử lý hậu quả của việc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, các giải pháp để điều chỉnh tình trạng mất cân đối lợi ích giữa các bên trong hợp đồng do thay đổi hoàn cảnh thường cho phép các bên thương thảo lại hợp đồng.

Điều này thậm chí được chấp nhận ngay cả đối với các nước như “Đức, Hà Lan, Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Đan Mạch, mặc dù ở một vài quốc gia trong những quốc gia này thì chỉ có thẩm phán mới có thể chỉnh sửa hợp đồng, chứ không phải là các bên”, như GS. Catherine Kessedjian đã từng nhận xét [318, tr.426 – 7].

Tóm lại, để xử lý hậu quả của hoàn cảnh thay đổi mang lại, người ta thường qui định về cách thức và thủ tục để các bên có thể thương thảo lại với nhau về việc sửa đổi nội dung hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và sự công bằng giữa các bên.

Một vấn đề gây băn khoăn của nhiều học giả là, nên qui định cơ chế thương thảo tự động sau khi một bên chứng minh được sự kiện hoàn cảnh thay đổi cản trở thực hiện hợp đồng, hay phải nhờ đến một cơ chế khác thích hợp. Cách chọn lựa của PICC [Điều 6.2.2], PECL [Điều 6: 111]và qui định trong pháp luật của nhiều nước [Ví dụ : Khoản 3 Điều 1467 BLDS Italia] là thông qua cơ chế yêu cầu tòa án xem xét trong thời gian không chậm trễ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5.1.2.3. Thương thảo lại không thành công và hậu quả pháp lý của nó.

Một trong những nội dung rất cần được dự liệu là hậu quả pháp lý khi các bên không tự nguyện thương thảo, hoặc việc thương thảo lại nội dung của hợp đồng không thành công. Đây là vấn đề khó và gây nhiều tranh cãi. Thực tiễn thương mại và các tổ chức tham gia soạn thảo PICC đã đề xuất nhiều phương án để lựa chọn cho qui định này trong PICC, như Điều khoản do Phòng Thương mại Paris đề xuất là:

Nếu các Bên không thoả thuận được với nhau về việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn 90 ngày sau khi có yêu cầu sửa đổi hợp đồng, thì hợp đồng tiếp tục có hiệu lực theo quy định ban đầu.

hoặc Điều khoản do Phòng Thương mại Quốc tế đề xuất:

Nếu các Bên không thể thoả thuận được với nhau về việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn 90 ngày sau khi có yêu cầu sửa đổi hợp đồng thì một trong các Bên có quyền đưa vụ việc ra Uỷ ban thường trực điều tiết quan hệ hợp đồng của Phòng Thương mại [Q]uốc tế giải quyết, để Uỷ ban này chỉ định một bên thứ ba (hoặc một hội đồng gồm ba thành viên) theo quy định của Quy chế điều tiết quan hệ hợp đồng của Phòng Thương mại [Q]uốc tế.

Vì quyền lợi của các Bên trong hợp đồng, bên thứ ba xác định xem các điều kiện sửa đổi hợp đồng quy định tại khoản 1 đã hội đủ chưa. Nếu các điều kiện này đã hội đủ thì bên thứ ba sẽ sửa đổi hợp đồng một cách công bằng nhằm đảm bảo không một Bên nào bị thiệt hại một cách thái quá. Các quyết định của bên thứ ba ràng buộc các Bên trong hợp đồng và được nhập vào hợp đồng.

Tuy vậy, các giải pháp này đều không thành công [119, tr.93]. Trên thực tế, PICC và PECL đều chọn giải pháp là, tùy trường hợp, một cách hợp lý và có căn cứ, tòa án hoặc cho phép chấm dứt hợp đồng, hoặc buộc các bên phải đàm phán lại hợp đồng trên cơ sở của nguyên tắc trung thực, thiện chí [25, Khoản 3, 4 Điều 6.2.3; 343, Khoản 2, 3 Điều 6.111].

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 159 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)