Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 89 - 99)

Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung

3.1.1. Khái nim thi đim có hiu lc ca hp đồng

Hiệu lực của hợp đồng xét về mặt thời gian, là thời hạn mà hợp đồng có hiệu lực. Đó là khoảng thời gian được xác định từ khi hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực cho đến khi hợp đồng chấm dứt. Trong đó, thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực là một trong những yếu tố pháp lý quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng, và là mốc để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là mốc để xác định thời điểm khởi lưu của hiệu lực của hợp đồng. BLDS 2005 không định nghĩa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ qui định cụ thể về các thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Thời điểm giao kết hợp đồng nói ở đây đã được qui định cụ thể tại Điều 404 BLDS 2005.

Với qui định này, nhà làm luật Việt Nam thừa nhận đồng thời hai loại thời điểm khác nhau: thời điểm giao kếtthời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, qui định này là một điểm pháp lý khá thú vị và đặc thù, vì các BLDS trên thế giới hoặc các Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế đều không có qui định tương tự như vậy.

Một số ý kiến cho rằng, các qui định của BLDS Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các BLDS của Pháp [10], [122, tr.17 – 8], Đức, Nga [256, tr. 83 – 4], thậm chí là của Nhật. Nhưng tìm trong BLDS của các nước nói trên, cũng như các Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế đều không thấy các qui định tương đồng như Điều 405 BLDS 2005. Hầu hết các bộ pháp điển về Luật Hợp đồng trên thế giới đều qui định về một loại thời điểm là thời điểm giao kết hợp đồng, và thời điểm giao kết cũng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong hầu hết các bộ pháp điển này đều dựa vào phương thức giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng với người có mặt thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, qui định về thời điểm giao kết hợp đồng với người vắng mặt trong các bộ pháp điển lại có một sự khác biệt cơ bản.

Theo các luật gia, việc qui định về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này thường dựa theo một trong các học thuyết: thuyết tuyên bố ý chí, thuyết vận tống (hay bày tỏ), thuyết tiếp nhận và thuyết thông đạt [168, tr.99 – 100; 227, tr.38].

BLDS Đức không qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng có qui định chung về thời điểm có hiệu lực của sự tuyên bố ý chí, và qui định này cũng được áp dụng cả với việc giao kết hợp đồng: “Tuyên bố ý chí đối với một người vắng mặt có hiệu lực vào thời điểm người đó nhận được tuyên bố” (khoản 1 Điều 130).

BLDS Nga cũng có qui định tương tự: “hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận” (khoản 1 Điều 433). Qui định này của BLDS Nga tương đồng với qui định tại khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 của Việt Nam.

Khác với các BLDS của Đức và Nga, BLDS của Pháp không có qui định về thời điểm giao kết hợp đồng nói chung, mà chỉ có qui định về thời điểm có hiệu lực của hai hợp đồng cụ thể là hợp đồng tặng cho (Điều 932) và hợp đồng ủy quyền (khoản 2 Điều 1985). Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nói chung, án lệ của Pháp cho rằng, “việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng…thuộc thẩm quyền của tòa án”, và theo quan điểm mới đây của Tòa Phúc thẩm, “trường hợp các bên không có ý kiến ngược lại, thì áp dụng thuyết bày tỏ”, tức là khi bên được đề nghị

trao thư trả lời chấp nhận cho bưu điện” [227, tr.38].

BLDS của Nhật Bản cũng dựa trên thuyết “bày tỏ” (‘vận tống’) khi qui định rằng: “Hợp đồng giao kết với những người vắng mặt có hiệu lực từ thời điểm trả lời chấp nhận đã được chuyển đi” (đoạn 1 Điều 526). Qui định này của Nhật cũng tương

đồng với nguyên tắc thư được gửi đi - ‘postal rule’ (hay ‘mail-box’ rule) của các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ: hợp đồng được giao kết tại thời điểm thư trả lời chấp nhận được gửi đi [108, tr.248 – 9; 335, tr.59 – 61; 341, tr.49 -50].

Xem xét qui định tại khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 cho thấy, luật Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi thuyết “tiếp nhận”: thời điểm hợp đồng giao kết với người vắng mặt là thời điểm bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận.

Nói tóm lại, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bắt đầu sự ràng buộc pháp lý giữa các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, mà kể từ thời điểm đó các bên không được đơn phương thay đổi hoặc rút lại các cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng.

Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa pháp lý quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:

(1) Về mặt lý luận, việc xác định hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở phân loại hợp đồng. Dựa vào tiêu chí này, hợp đồng được chia thành hợp đồng ưng thuậnhợp đồng thực tế [243, tr.104 – 5]. Theo đó, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà theo qui định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh ngay sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản…

(2) Về mặt pháp lý, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Kể từ thời điểm này, các bên đã chính thức tạo lập nên quan hệ pháp luật về hợp đồng, đồng thời các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết trong hợp đồng. Cũng từ thời điểm này, hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giống như pháp luật. Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng, và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng. Còn bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.

(3) Đối với các hợp đồng được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo qui định của pháp luật, việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không chỉ

xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với các bên (đối với hợp đồng được công chứng, chứng thực), mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hợp đồng có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba, thực hiện quyền ưu tiên thanh toán, bảo vệ người thứ ba ngay tình. Ví dụ: hợp đồng được công chứng thì có giá trị pháp lý đối với các bên liên quan [136, Khoản 3 Điều 4, và khoản 1, 2 Điều 6]; hoặc một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều món nợ khác nhau mà giá trị không đủ để thanh toán cho toàn bộ các món nợ, hợp đồng bảo đảm giữa các chủ nợ với người mắc nợ đều được đăng ký, áp dụng nguyên tắc ai đăng ký hợp đồng trước thì được ưu tiên thanh toán trước từ tiền bán tài sản bảo đảm [15, Khoản 3 Điều 323 và Điều 325]; hoặc để bảo vệ quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm ngay tình [186, khoản 2, 3 Điều 13, và điểm a, b Khoản 1 Điều 20].

(4) Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là căn cứ pháp lý để tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định thời điểm các bên bị xem là vi phạm hợp đồng, và đưa ra đường lối xét xử phù hợp nhằm buộc bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm dân sự tương ứng. Theo đó, nếu hợp đồng đã có hiệu lực mà các bên không tuân thủ, thì tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng và/hoặc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; nếu hợp đồng chưa có hiệu lực, thì tùy trường hợp cụ thể mà tòa án có thể công nhận hoặc không công nhận hợp đồng; nếu hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực thì có thể xác định hiệu lực ràng buộc nghĩa vụ tiền hợp đồng và trách nhiệm dân sự tương ứng: trách nhiệm do đã từ chối giao kết hợp đồng một cách trái pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời gian chờ trả lời làm thiệt hại cho bên kia, trách nhiệm do sửa đổi hoặc rút lại đề nghị một cách trái pháp luật...

3.1.2. Qui định chung v thi đim có hiu lc ca hp đồng

Theo qui định tại Điều 405 BLDS 2005, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định là một trong ba thời điểm sau đây:

3.1.2.1. Thời điểm giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có qui định khác, thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội của hợp đồng, hay khi bên

đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ10 của bên được đề nghị. Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tuyên bố ý chí, tức dựa vào hình thức công bố ý chí thể hiện sự thỏa thuận. Cụ thể:

- Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;

- Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;

- Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;

- Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Ví dụ: theo qui định tại khoản 1 Điều 460 BLD 2005, trong hợp đồng mua tài sản sau khi dùng thử, khi hết thời hạn dùng thử mà người mua dùng thử vẫn im lặng thì coi như chấp nhận giao kết hợp đồng.

- Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử. Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, “trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu” (khoản 2 Điều 36). Theo qui định tại các Điều 18, 19, 20 của Luật Giao dịch điện tử 2005, và khoản 2 Điều 11 Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006, thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là “thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này”. Theo qui định này thì “Người nhận được coi là có thể truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử của người nhận”.

Có thể thấy, tùy theo hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mà pháp luật qui định thời điểm giao kết tương ứng. Nhìn nhận vấn đề này nhiều học giả cho

10 Theo qui định tại Điều 396 và Điều 397 BLDS 2005, có thể hiểu trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng hợp lệ nếu người được đề nghị trả lời “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” và nếu đề nghị có nêu thời hạn trả lời thì việc trả lời phải “trong thời hạn đó”.

rằng, không nên quá lệ thuộc vào yếu tố hình thức để xác định thời điểm giao kết hợp đồng vì làm như thế là trái với bản chất của hợp đồng [115, tr.15]. Tuy vậy, tác giả cho rằng không nên chỉ chú trọng vào ý chí đích thực, vì ý chí là yếu tố chủ quan của mỗi người. Ý chí sẽ không thể được biết đến, nếu không được công bố ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định. Khi ý chí của mỗi bên không được công bố thì cũng không thể tạo ra sự thống nhất ý chí của các bên. Trên thế giới, không có Bộ pháp điển về Luật Hợp đồng nào thuần túy chỉ dựa trên yếu tố ý chí hoặc hình thức biểu lộ ý chí để xác định thời điểm giao kết hợp đồng. Ngay cả với BLDS của Đức vốn được xem là chấp nhận thuyết tuyên bố ý chí và BLDS Pháp được xem là chấp nhận lý thuyết ý chí đích thực, thì các qui định về giao kết hợp đồng vẫn dựa trên cả hai lý thuyết trên [168, tr.88 – 9].

Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, vì đây là thời điểm xác định sự gặp gỡ ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên. Đây còn là cơ sở để công nhận hiệu lực của hợp đồng, và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng. Kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết, các bên phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước nhằm hoàn tất các yêu cầu pháp lý để hợp đồng có hiệu lực, như hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất, nộp thuế hoặc các khoản lệ phí theo qui định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để xác định thời điểm chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, trừ những thỏa thuận có liên quan tới lợi ích chung hoặc trật tự công cộng, do ảnh hưởng của “nguyên tắc hiệu lực luật pháp bất hồi tố” trong việc áp dụng pháp luật dân sự [169, tr.393–7]. Theo nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực dân sự, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của các điều khoản liên quan trong hợp đồng, tòa án thường căn cứ vào văn bản pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng [196, Mục 3; 195, Mục 2].

Mặt khác, thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia hợp đồng. Ngoài ra, thời điểm giao kết hợp đồng còn là mốc tính thời hiệu khởi kiện trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu [15, Điều 136].

3.1.2.2. Thời điểm do các bên thỏa thuận

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên có thể thỏa thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Qui định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tất nhiên, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với qui định của pháp luật, nhưng không được trái pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.

Trong thực tiễn, khi các bên đàm phán và soạn thảo hợp đồng, không ít trường hợp các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, khác với thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu do luật định. Ví dụ: Trong Qui tắc điều khoản sản phẩm bảo hiểm “Nhất niên gia hạn” của Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIA (Việt Nam), có nội dung như sau: “Ngày có hiệu lực của hợp đồng: nếu hồ sơ bảo hiểm được Công ty chấp thuận, ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày chủ hợp đồng hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên…”.11 Hay trong Điều 2 của Điều khoản “An khang thịnh vượng” của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) qui định như sau: “Hợp đồng phát sinh hiệu lực khi Bảo Việt nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm đầu tiên theo Hóa đơn thu phí bảo hiểm đầu tiên do Bảo Việt phát hành.”12

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết hợp đồng cũng diễn ra khá phổ biến.

Trong nhiều trường hợp, các bên loại trừ một cách có chủ ý hiệu lực của các tuyên bố giao kết hợp đồng [230, tr.123]. Ví dụ: mặc dù các bên đã giao kết xong toàn bộ nội dung của hợp đồng, nhưng lại đưa ra điều khoản xác nhận hiệu lực: “cho đến khi hợp đồng này được phê chuẩn của người có thẩm quyền của công ty, hoặc cho đến khi được lãnh đạo của hai công ty ký kết chính thức…”. Hệ quả pháp lý của việc này là hợp đồng chỉ có thể phát sinh hiệu lực vào thời điểm được xác định kể trên. Trong các bộ nguyên tắc về hợp đồng quốc tế cũng có các điều khoản để dự liệu về những trường hợp này. Ví dụ: theo Điều 2.1.13 PICC, các bên có thể xác nhận việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận về một số vấn đề liên quan đến hình thức hay nội dung của hợp đồng.

11 Được Bộ Tài chính phê chuẩn bởi Công văn số 3365 TC/TCNH ngày 18/8/2000.

12 Được Bộ Tài chính phê chuẩn bởi Công văn số 2755 TC/TCNH ngày 28/3/2001.

Một phần của tài liệu HIỆU lực của hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁT LUẬT VIỆT NAM (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)