Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ
1.2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng có một bên yếu thế
1.2.3 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng có một bên yếu thế
Bất kì bên nào khi tham gia vào một hợp đồng đều hướng đến sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đều mong muốn bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Chính vì vậy, vấn đề hiệu lực hợp đồng chính là một trong những vấn đề quan trọng mang tính bản chất của hợp đồng nói chung. Theo quan niệm truyền thống, hợp đồng luôn được coi là sự ràng buộc mang tính bất biến, nhưng ngày nay đã có nhiều hướng tiếp cận mới, hợp đồng không còn là một thứ “bất di bất dịch”, sự ràng buộc của hợp đồng cũng có thể thay đổi để bảo vệ sự công bằng về lợi ích của các bên29.
Để trả lời câu hỏi hợp đồng có một bên yếu thế có hiệu lực hay không thì trước tiên, người viết xin đề cập lại một vấn đề liên quan trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng, đó là các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng:
(i) Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng
Nguyên tắc tự do hợp đồng - được coi là nguyên lý, nguyên tắc căn bản nhất của pháp luật hợp đồng thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản, đã đươc ra đời vào cuối thế kỷ XVIII -
27Điều 2-316 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: https://www.law.cornell.edu/ucc/2/2-316 truy cập ngày 01/9/2018.
28 Điều 2-719 Bộ luật UCC. Xem thêm tại: https://www.law.cornell.edu/ucc/2/2-719 truy cập ngày 01/9/2018.
29 Phạm Duy Nghĩa, 2003. Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2003, tr.39.
đầu thế kỷ XIX trên cơ sở học thuyết về tự do ý chí30. Theo học thuyết tự do ý chí, khi tham gia quan hệ dân sự, ý chí của con người là tối thượng và tự chủ, chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí tự chủ mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó31. Chính những nội dung này của học thuyết tự do ý chí đã phản ánh hai nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng: Một là, hợp đồng phải là kết quả của sự tự do thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, là sự thể hiện ý chí đích thực của các bên; và hai là, các bên tự do quyết định việc tham gia quan hệ hợp đồng, tự do lựa chọn đối tác và tự do trong xác định nội dung và các điều khoản của hợp đồng. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được ghi nhận trong pháp luật hợp đồng của hầu hết các quốc gia cũng như các văn bản pháp luật quốc tế32.Tại Việt Nam, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng thuộc nội hàm một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”33. Vì tầm quan trọng của nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, bất kỳ việc ràng buộc cản trở tự do ý chí nào cũng sẽ vi phạm nguyên tắc cơ bản này, đồng thời là căn cứ khiến cho hợp đồng mất hiệu lực.
(ii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Tương tự với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực cũng được thừa nhận rộng rãi, trở thành nghĩa vụ bắt buộc mà pháp luật đặt ra cho bất kỳ bên nào tham gia vào hợp đồng, và cũng là kim chỉ nam cho việc giải quyết hậu quả tranh chấp hợp đồng. Trong đó, thiện chí được hiểu là “không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích lợi ích hợp pháp của người khác”34, còn trung thực theo cách hiểu thông thường là ngay thẳng, thật thà, đúng sự thật. Như vậy, theo yêu cầu của nguyên tắc này, các bên khi tham gia vào quan hệ
30 Lê Trường Sơn, Luận án tiến sĩ luật học, 2015. Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.6.
31 Phạm Hoàng Giang, 2012. Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2006, tr.28.
32 Xem Điều 1101 BLDS Pháp; Điều 4 Luật Hợp đồng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
Điều 1:102 Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng của Liên Minh Châu Âu; Điều 7 Công ước CISG.
33 Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015. Để làm rõ, trước đây BLDS 2005 quy định rõ tại Khoản 1 Điều 389: Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuy nhiên, điều luật này đã được bãi bỏ bởi BLDS 2015.
34 Điều 9 BLDS 1995.
hợp đồng cần phải hành động một cách ngay thẳng với nhau, bên cạnh theo đuổi lợi ích của mình còn phải quan tâm đến lợi ích của bên còn lại.
Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng: Hợp đồng có một bên yếu thế không đảm bảo hai nguyên tắc kể trên. Cụ thể, bên yếu thế tùy từng trường hợp không được hưởng quyền tự do ý chí khi tham gia hợp đồng, chẳng hạn như đối với hợp đồng dân sự theo mẫu thì không được tự do lựa chọn nội dung hợp đồng, còn hợp đồng sử dụng điện, nước thì người tiêu dùng không được tự do lựa chọn đối tác (do chỉ có một đối tác duy nhất là Nhà nước).
Mặt khác, đối với một số hợp đồng có bên yếu thế khác, chẳng hạn như hợp đồng mua bán nhà giả cách che dấu hợp đồng cho vay nặng lãi35, rõ ràng bên mạnh thế đã không hành động theo nguyên tắc thiện chí, trung thực khi lợi dụng yếu điểm của bên còn lại để giành lấy những lợi ích chênh lệch quá đáng kể, vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực. Như vậy, hợp đồng có một bên yếu thế đã không đảm bảo hai nguyên tắc quan trọng của hợp đồng từ đó không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên.
Tuy nhiên, dưới góc độ của một quan điểm ngược lại, khi các bên đã đặt bút ký vào hợp đồng thì phải tôn trọng và tuân thủ hợp đồng. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ bản khác của hợp đồng:
(iii) Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng (Nguyên tắc pacta sunt servanda)
Pacta sunt servanda trong tiếng La Tinh, nghĩa là: hợp đồng phải được tuân thủ, còn được dịch là “nguyên tắc bất khả xâm phạm hợp đồng”36. Theo nguyên tắc này, sau khi hợp đồng đã được giao kết, các bên sẽ bị ràng buộc bởi các thỏa thuận có hiệu lực trong hợp đồng, và hợp đồng chỉ có thể được thay đổi hoặc chấm dứt bằng sự thỏa thuận, thống nhất của cả hai bên. Nguyên tắc này cũng được pháp luật hợp đồng trên thế giới thừa nhận rộng rãi vì lẽ mục đích của pháp luật trước tiên là bảo vệ hiệu lực của hợp đồng.
Thực vậy, không nguyên tắc nào thực hiện vai trò bảo vệ này tốt hơn pacta sunt servanda.
Nguyên tắc này mang hai ý nghĩa, một là liên quan đến tính bất biến của hợp đồng và hai là hợp đồng phải được tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, hợp đồng mang tính ổn định, ràng
35 Xem thêm Tiểu Mục 3.1.3 Luận Văn này.
36 Lê Minh Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, 2010. Hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM, TP.HCM, tr.31.
buộc và bất biến; hay nói một cách khác, ở vấn đề mà ta đang nghiên cứu, bên yếu thế đã
“bút sa gà chết”, bước vào quan hệ hợp đồng thì buộc phải tuân thủ nghiêm túc hợp đồng.
Tuy nhiên, sẽ là không công bằng khi pháp luật chỉ ghi nhận pacta sunt servanda vì thực tiễn luôn xuất hiện những trường hợp pacta sunt servanda trở nên quá cực đoan và cứng nhắc; chính vì vậy, pháp luật hợp đồng quốc tế cũng như các quốc gia đã tiếp nhận thêm:
(iv) Nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (Nguyên tắc rebus sic stantibus) Nguyên tắc này được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản đã được đề cập trước là nguyên tắc thiện chí, trung thực. Nguyên tắc này giúp cho pháp luật điều chỉnh các hợp đồng đã được xác lập một cách bất công, xâm phạm quyền lợi của bên yếu thế, làm cơ sở để Tòa án can thiệp vào hiệu lực hợp đồng, đảm bảo lợi ích của các bên được cân bằng, tái lập sự công bằng tương đối cho giao dịch37.
Việc đối lập về nội hàm của hai nguyên tắc kể trên chính là minh chứng cho mối quan hệ biện chứng, giữa rebus sic stantibus và pacta sunt servanda. Học giả người Ý Ugo Draetta đã nhận định rằng: “Đây là hai nguyên tắc thay thế cho nhau, luôn cùng tồn tại, và không một nguyên tắc nào trội hơn nguyên tắc nào”38. Rebus sic stantibus dù đối lập nhưng có ý nghĩa bổ sung cho pacta sunt servanda như là một trường hợp ngoại lệ, giúp cho hợp đồng không bị bảo vệ một cách quá cực đoan. Rebus sic stantibus còn là một giải pháp linh hoạt để hợp đồng được điều chỉnh một cách hợp lý, tái lập sự cân bằng lợi ích giữa các bên, nhằm bảo vệ kẻ yếu thế, bảo vệ sự an toàn pháp lý của các bên trong các hoàn cảnh có sự lạm dụng lợi thế của kẻ mạnh thế.
Như vậy, hợp đồng có một bên yếu thế là loại hợp đồng chứa đựng những điều khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm trọng của bên yếu thế, rõ ràng đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (rebus sic stantibus) như phân tích trên;
thêm vào đó, hợp đồng có một bên yếu thế còn trái với hai nguyên tắc cơ bản của hợp đồng khác, đó là (1) nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, (2) nguyên tắc thiện chí, trung thực.
37 Chú thích số 36, tr.33.
38 UgoDretta, 2004. Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về hardship trong hợp đồng quốc tế, Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà pháp luật Việt – Pháp, tr.181- 190.
Đây chính là cơ sở lý luận khẳng định rằng hợp đồng có một bên yếu thế rõ ràng không có hiệu lực pháp luật, hơn nữa, pháp luật cần có những công cụ thích hợp để điều chỉnh, cân bằng lợi ích các bên và bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng.
Kết luận Chương 1
Hợp đồng có một bên yếu thế mang bản chất của một hợp đồng, đó chính là một sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này lại có những đặc trưng nhất định, đó là chứa đựng những điều khoản không công bằng, tồn tại tình trạng bất lợi nghiêm trọng của bên yếu thế và sự trục lợi bằng những hành động không phù hợp của bên mạnh thế.
Hợp đồng có một bên yếu thế tùy hệ thống pháp luật mà được ghi nhận với cái tên khác nhau, chẳng hạn như tại các nước Common Law gọi hợp đồng này là các “giao dịch không công bằng” hay “giao dịch bất công thái quá”, dù là tên gọi thế nào đều toát lên bản chất một thỏa thuận có sự không công bằng, không cân bằng giữa hai bên về một khía cạnh nào đó. Cơ sở lý luận nguồn cội cũng của hợp đồng có một bên yếu thế là Học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine) ra đời tại các Tòa án Anh Quốc.
Về vấn đề hiệu lực, hợp đồng có một bên yếu thế, đã không đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng như nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích (rebus sic stantibus), nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực, do đó hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật.