Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonweath)

Một phần của tài liệu Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng (Trang 30 - 37)

Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CÓ MỘT BÊN YẾU THẾ TRÊN THẾ GIỚI 21

2.1 Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonweath)

Pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên thế giới được bắt nguồn từ học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine), vốn được khai sinh tại Anh Quốc với các án lệ kinh điển, được xem là nền tảng của sự phát triển của pháp luật về hợp đồng có một bên yếu thế trên khắp thế giới. Từ thế kỷ XX cho đến nay, Unconscionability Doctrine được áp dụng rộng rãi tại Tòa án của toàn bộ Khối Thịnh Vượng Chung (British Commonwealth). Một trong các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của việc phát triển Unconscionability Doctrine của Anh Quốc chính là nước Úc (Australia). Tuy vậy, học thuyết này không chịu sự gián đoạn như Anh Quốc39 mà được áp dụng xuyên suốt từ cuối thế kỷ XIX tại Tòa án các tiểu bang của Úc, thậm chí Tòa án Tối cao Úc đã chính thức áp dụng Unconscionability Doctrine tại ba án lệ nổi tiếng là (i) Blomley v. Ryan (1956) (giao dịch mua bán với giá trị không tương xứng và người bán có tình trạng tinh thần không tốt do nghiện rượu)40, (ii) Wilton v. Farnworth (1948) (giao dịch tặng cho mà người tặng cho có trí tuệ thấp kém, khiếm thính và người được tặng cho là con riêng của vợ với mưu đồ để cho cha dượng ký chứng từ tặng cho một cách không minh bạch)41 và (iii) Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983). Trong số ba án lệ này, án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) của Tòa án Tối cao Úc là một trong những án lệ tiêu biểu nhất của pháp luật Úc đối với vấn đề pháp luật về hợp đồng bất công thái quá, cũng như là một án lệ tiêu biểu trên thế giới về trong lĩnh vực tín dụng – được giảng dạy tại hầu hết các khoa luật cũng khoa ngân hàng trên khắp thế giới với vai trò là điển hình của vấn đề “thế chấp vô lương tâm”.

Án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983), cụ thể như sau:

39 Xem lại Tiểu Mục 1.2.1 của Luận Văn này.

40 Xem thêm án lệ Blomley v. Ryan (1956) (Tòa án Tối cao Úc) tại http://www.unistudyguides.com/wiki/Blomley_v_Ryan truy cập ngày 28/8/2018

41 Xem thêm án lệ Wilton v. Farnworth (1948) (Tòa án Tối cao Úc) tại https://jade.io/article/64549 truy cập ngày 28/8/2018.

Ông bà Amadio là người Ý, di dân sang Úc khoảng 40 năm nhưng tiếng Anh hạn chế, hoàn toàn không có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Con trai của họ Vincenzo quản lý một số công ty và có vẻ thành công, dù trên thực tế, Vincenzo đang ngập trong nợ nần. Vincenzo tiếp tục đi vay tại Ngân hàng Commercial Bank of Australia, Ngân hàng yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản thuộc sở hữu của ông bà Amadio ở Sydney. Vincenzo nói với cha mẹ là họ chỉ đảm bảo trong khoảng $50,000 với thời hạn 6 tháng nhưng sự thực là bảo đảm cho toàn bộ khoản nợ của Vicenzo tại Ngân hàng trên và không có giới hạn thời gian bảo đảm. Tại thời điểm ký kết, phía Ngân hàng nhận biết được vấn đề rằng ông bà Amadio không hiểu bản chất thực cũng như giới hạn của giao dịch thế chấp nhưng không giải thích cho họ về điều này. Các bên hoàn thành thủ tục thế chấp, giải ngân. Sau đó công ty của Vicenzo lâm vào tình trạng phá sản và Ngân hàng yêu cầu ông bà Amadio trả nợ thay, nếu không họ sẽ phát mãi tài sản thế chấp thu hồi nợ. Ông bà Amadio không đồng ý với lý do hợp đồng thế chấp là bất công thái quá và sự việc được đưa ra giải quyết tại toà án.

Ở cấp sơ thẩm phần thắng đã nghiêng về Ngân hàng, vì Vicenzo mới là người thông tin không đúng sự thật cho ông bà Amadio về phạm vi thế chấp chứ không phải đại diện Ngân hàng. Tuy nhiên ở cấp phúc thẩm, và sau đó là Toà án Tối cao Úc đều nhận định và phán quyết rằng Ngân hàng đã thực hiện hành vi vô lương tâm, giao dịch thế chấp này là một giao dịch bất công thái quá và do đó, không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia.42

Án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) được đánh giá đã thúc đẩy sự phát triển Unconscionability Doctrine tại Úc nói chung và trong lĩnh vực tín dụng – thế chấp nói riêng, đồng thời việc áp dụng án lệ này đã tạo nên sự bùng nổ như “một trận tuyết lở” tại Úc43, mà thường hay được nhắc đến như một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm (unconscientious taking advantage).

42 Xem thêm án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) (Tòa án Tối cao Úc) tại https://jade.io/article89/67047 truy cập ngày 28/8/2018.

43 Mark Sneddon, 1992. Unconscionability in Australian Law: Development and Policy Issues, Loyola of Los Angeles International and Comparative Law Review, Volume 14 (Issue 3), p.

549. Available at: http://digitalcommons.lmu.edu/ilr/vol14/iss3/7 truy cập ngày 28/8/2018.

Hơn nữa, Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) đã làm rõ các yếu tố xác định một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm, hay nói cách khác chính là giao dịch có bên yếu thế, là tồn tại một bên yếu thế với tình trạng bất lợi, và một bên mạnh thế với hành vi không chính đáng nhằm lợi dụng điểm yếu thế của bên còn lại. Cụ thể hơn, án lệ này đã nêu rõ những yếu tố thể hiện sự yếu thế và tình trạng bất lợi của ông bà Amadio đó chính là tuổi già, sự hạn chế trong việc đọc hiểu Tiếng Anh, sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh và niềm tin sai lầm của họ đối với tình hình tài chính của công ty của con trai mình; đồng thời cũng nhấn mạnh hành vi trục lợi một cách vô lương tâm của bên mạnh thế - Ngân hàng Commercial Bank of Australia – khi họ vẫn tiến hành giao dịch thế chấp dù đã biết rõ rằng ông bà Amadio đang tiến hành giao dịch mà hoàn toàn không mang về lợi ích tốt nhất cho họ. Thẩm phán Mason J (Justice Mason J) đã nhấn mạnh rằng “ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hành vi vô lương tâm, bởi vì, mặc dù người giám đốc chi nhánh ngân hàng nhận biết "khả năng hợp lý" rằng ông bà Amadio thiếu khả năng định đoạt những lợi ích tốt nhất cho họ trong một giao dịch đặc biệt bất lợi; người giám đốc này vẫn tiến hành giao dịch mà không lưu ý và cung cấp thông tin một cách đúng đắn, đồng thời không đề nghị ông bà Amadio tìm sự tư vấn độc lập về giao dịch này”44. Nhận định này của Thẩm phán Mason J (Justice Mason J) đã tạo nên một tiền lệ thực tế, rằng đối với một giao dịch có sự tham gia của một bên yếu thế vì sự hạn chế về ngôn ngữ, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, thì bên mạnh thế hơn cần có những bước thận trọng trong việc giải thích, cung cấp thông tin về giao dịch cũng như đề nghị bên yếu thế tìm sự tư vấn độc lập cho mình; và một khi bên mạnh thế trong giao dịch thực hiện đầy đủ những điều này, giao dịch sẽ được xem là cải thiện đáng kể về sự chênh lệch vị thế, và bên mạnh thế có thể thực hiện giao dịch này mà không bị xem là một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm. Ở một khía cạnh khác, các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Úc bấy giờ lại bày tỏ mạnh mẽ thái độ chỉ trích đối với phán quyết của Tòa án Tối cao Úc trong Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983), họ quan ngại rằng phán quyết này sẽ khiến các giao dịch thế chấp không còn tính chắc chắn, đồng thời áp đặt cho các ngân hàng “nghĩa vụ chăm sóc” quá mức cho các khách hàng được cho là bên

44 Xem thêm án lệ Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) (Tòa án Tối cao Úc) tại https://jade.io/article89/67047 truy cập ngày 28/8/2018.

được yếu thế theo quan điểm của Tòa án45. Tuy nhiên, các quan ngại của giới tài chính ngân hàng vẫn không thể ngăn cản việc Tòa án tiếp tục viện dẫn Commercial Bank of Australia v. Amadio (1983) vào các vụ việc tương tự, thậm chí còn ngày một nghiêm khắc hơn như trong án lệ Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991), giao dịch thế chấp giữa Ngân hàng và một người vợ bị chứng nghiện rượu, đã thực hiện thế chấp căn nhà gia đình để bảo lãnh các khoản vay cho chồng tại Ngân hàng này, tuy nhiên Ngân hàng này không tin đầy đủ cho bà về toàn bộ khoản vay của người chồng; mặc dù Ngân hàng đã thực hiện việc đề nghị người vợ tìm một tư vấn độc lập cho mình, nhưng Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales vẫn quyết định đây là một trường hợp lợi dụng một cách vô lương tâm và theo đó, giao dịch thế chấp này không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên46. Các án lệ này đã trở thành một hệ thống công cụ pháp luật vô cùng hữu hiệu để bảo vệ khách hàng trong mối quan hệ thế chấp – bảo lãnh với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tạo nên một sự ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế tài chính tín dụng Úc lúc bấy giờ47.

Bên cạnh với hệ thống án lệ, nhà làm luật Úc còn xây dựng các quy định pháp luật về các giao dịch bất công thái quá tại các văn bản pháp luật thành văn, chủ yếu xoay quanh các vấn đề như giao dịch cho vay tiền (Điều 5 Đạo luật về Cho Vay Tiền năm 1928 của tiểu bang Victoria)48, giao dịch mua bán trả góp (Điều 24 Đạo luật về Mua bán trả góp năm 1959 của tiểu bang Victoria)49. Tuy nhiên, hai đạo luật nổi bật nhất trong việc bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch bất công thái quá trong hệ thống pháp luật Úc phải kể đến: Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của tiểu bang New South Wales 1980 (The New South Wales Contract Review Act of 1980) và Điều 52D của Đạo luật Thực hành thương mại liên bang năm 1974 (The Federal Trade Practiace Acts 1974).

45 Xem Chú thích số 43, p. 551.

46 Xem thêm án lệ Guthrie v. ANZ Banking Group Ltd (1991) (Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales - Úc) tại https://nswlr.com.au/view/23-NSWLR-672 truy cập ngày 29/8/2018.

47 Janine Pascoe (2005), Guarantees, Financial Services Regulation and the role of ASIC, p.1. Available at: https://bit.ly/2zqpxLX truy cập ngày 29/8/2018.

48 Xem thêm Money Lender Act 1928 (Victoria) tại https://bit.ly/2ND18LB truy cập ngày 29/8/2018.

49 Xem thêm Hire-Purchase Act 1959 (Victoria) tại https://bit.ly/2xD37Vu truy cập ngày 29/8/2018.

Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales (The New South Wales Contract Review Act of 1980 – CRA 1980):

Đây được cho là đạo luật được lấy cảm hứng từ Điều §2-302 của Bộ luật UCC (Hoa Kỳ) và được ban hành với “mục đích xem xét tính pháp lý của các hợp đồng và quy định các biện pháp xử lý đối với các hợp đồng mang tính khắc nghiệt, áp bức, vô lương tâm hoặc bất công thái quá”50. Điểm đặc biệt của đạo luật này nằm ở việc cung cấp cho Tòa án một danh sách 12 nhân tố rất cụ thể và đáng cân nhắc để quyết định liệu rằng một hợp đồng có bất công thái quá trong những hoàn cảnh liên quan tới hợp đồng vào thời điểm tạo ra hợp đồng hay không51. Bên cạnh các yếu tố mà Điều 9 Đạo luật này đề cập, các Thẩm phán có thể cân nhắc cả những yếu tố khác mà họ cho rằng có thể khiến cho một giao dịch trở nên bất công thái quá. So sánh với quy định tương ứng tại Bộ luật UCC của Hoa Kỳ, việc quy định 12 yếu tố để Tòa án cân nhắc khi xem xét một hợp đồng của CRA 1980 rõ ràng mang tính cụ thể và rõ ràng hơn, tạo một khung pháp lý nhất định để các bên trước khi giao kết hợp đồng có sự đàm phán và soạn thảo kỹ lưỡng, tránh rơi vào trường hợp bị xem là một giao dịch bất công thái quá. Bên cạnh đó, CRA 1980 còn quy định rõ thẩm quyền của Tòa án, khi Tòa án đủ căn cứ xác định một giao dịch là bất công thái quá, Tòa án có quyền từ chối thực thi một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, và tuyên bố hợp đồng vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ, hoặc trực tiếp điều chỉnh, thay đổi hợp đồng52.

Thật vậy, trong án lệ West v. AGC Advances Ltd (1986), CRA 1980 đã lần đầu tiên được Tòa án vận dụng vào thực tế; Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales đã xét xử một vụ án giữa bà West và Công ty tài chính Australian Guarantee Corporation (AGC Advance Ltd), người chồng của bà – ông West – là nhân viên của một doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Ông West đã yêu cầu bà West thế chấp căn nhà của họ để đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp này. Bà West đã đồng ý thực hiện thế chấp dù đã được con trai của bà – một kế toán và một người bạn hành nghề luật sư can ngăn về rủi ro của giao dịch này. Tuy vậy, bà West lại không có sự tư vấn pháp lý độc lập nào. Cuối

50 Lời giới thiệu của Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales; xem thêm The New South Wales Contract Review Act of 1980 tại https://bit.ly/2NWQDCn truy cập ngày 30/8/2018.

51 Điều 9 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales.

52 Điều 7 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales

cùng, doanh nghiệp mà ông West làm việc đã không có khả năng thanh toán, ACG đã yêu cầu bà West dùng tài sản thế chấp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp trên.

Bà West sau đó đệ đơn xin miễn trừ trách nhiệm hợp đồng tại Tòa án Tiểu bang New South Wales với các căn cứ điểm là các quy định tại CRA 1980.

Tại Tòa cấp sơ thẩm cho rằng việc bà đề nghị áp dụng CRA 1980 là không phù hợp vì bà không phải là khách hàng trực tiếp đi vay ACG, do đó, đơn xin miễn trừ trách nhiệm hợp đồng của bà bị từ chối. Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales nhận định rằng CRA 1980 là một đạo luật đáng được vận dụng một cách tự do trong phạm vi của luật hợp đồng, chứ không giới hạn trong phạm vi quan hệ hợp đồng giữa hai bên mà không cân nhắc đến lợi ích chính đáng của bên thứ ba53. Theo đó, Thẩm phán Michael McHugh (Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales) đã vận dụng và phân tích quy định CRA 1980 vào vụ án, ông cho rằng “hợp đồng là bất công vì có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị giá cả của tài sản và giá trị của nó trong giao dịch, cho dù sự bất công về mặt thủ tục của giao dịch này là chưa rõ ràng”, cuối cùng, Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales đã tuyên AGC đã thực hiện một giao dịch bất công thái quá với bà West, và giao dịch này không có hiệu lực ràng buộc với các bên54.

Việc vận dụng CRA 1980 đã thực sự tạo một dấu ấn rõ rệt của nền tư pháp Úc trong việc bảo vệ bên yếu thế trong các giao dịch bất công thái quá, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ khách hàng trong giao dịch tín dụng cũng như người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên, CRA 1980 cũng có những giới hạn trong phạm vi áp dụng, cụ thể là Hoàng Gia, các cơ quan chính phủ, công ty hoặc cá nhân tham gia vào hợp đồng với mục đích thương mại, kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, trừ nghề làm nông, thì đều không được đệ đơn xin miễn trừ trách nhiệm hợp đồng lên Tòa án có thẩm quyền55.

53 Cooper.R.E, 1989. Unconscionability in Consumer Transactions: Section 52 of the Trade Practices Act, Queensland University of Technology Law Journal 1, Volumn 5, p.5.

Available at: http://classic.austlii.edu.au/au/journals/QUTLawJl/1989/1.html truy cập ngày 30/8/2018.

54 Xem thêm án lệ West v. AGC Advances Ltd (1986) (Tòa Phúc thẩm Tiểu bang New South Wales - Úc) tại https://nswlr.com.au/view/5-NSWLR-610 truy cập ngày 30/8/2018.

55 Điều 6 Đạo luật Xem xét hợp đồng năm 1980 (CRA 1980) của Tiểu bang New South Wales

Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang năm 1974, được sửa đổi bổ sung năm 1986 (the Federal Trade Practiace Acts 1986 – TPA 1986):

Điều luật đáng chú ý nhất trong lĩnh vực bảo vệ bên yếu thế của TPA 1986 chính là Điều 52A, với quy định rằng: trong mọi trường hợp, một công ty trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, khi cung cấp hoặc có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng, thì không được thực hiện các giao dịch bất công thái quá56. Theo khuôn mẫu từ Đạo luật Xem xét Hợp đồng năm 1980 của Tiểu bang New South Wales (CRA 1980), nhà làm luật đã bổ sung tại Điều 52A TPA 1986 các yếu tố mà Tòa án có thể xem xét liệu rằng một hợp đồng có bị xem là bất công thái quá57. Tuy nhiên, Điều 52A TPA 1986 có phạm vi rộng hơn khi bao trùm cả các hành vi tiền hợp đồng (như quảng cáo hàng hóa) và hành vi hậu hợp đồng (như việc thực hiện các quyền trong hợp đồng); mặt khác, Điều 52A TPA 1986 không chỉ áp dụng ở giai đoạn thiết lập hợp đồng mà còn áp dụng cả với quá trình thực thi hợp đồng, tức cho dù một hợp đồng không có điều khoản bất công thái quá, nhưng quá trình một bên thực thi quyền của mình theo hợp đồng lại có những hành vi vô lương tâm, bất công với bên còn lại thì Tòa án cũng có quyền áp dụng Điều 52A TPA 1986 để bảo vệ bên yếu thế58. Đồng thời, Điều 52A TPA 1986 cũng hạn chế phạm vi áp dụng, cụ thể là chỉ điều chỉnh các đối tượng là hàng hóa dịch vụ dùng cho tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng gia đình, tiêu dùng phổ thông, tiêu thụ nội địa và những hàng hóa không được dùng để phân phối lại hoặc sản xuất lại đưa ra thị trường59.

Chế tài của Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang đối với hành vi vi phạm Điều 52A là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho người chịu tổn thất, đồng thời với những chế tài khác như bị Tòa án từ chối việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bị Tòa án tuyên rằng hợp đồng vô hiệu, yêu cầu bồi hoàn tiền hoặc tài sản cho bên còn lại60

56 Khoản 1 Điều 52A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang.

57 Khoản 2 Điều 52A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.

58 Xem Chú thích số 43, p. 555.

59 Khoản 5, khoản 6 Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.

60 Điều 80, Điều 87A Đạo luật Thực hành thương mại Liên bang Úc.

Một phần của tài liệu Bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)